Hướng dẫn chấm đề thi HSG môn Địa lí tỉnh Nam Định

Chia sẻ bởi Phạm Thị D­Ư­ | Ngày 26/04/2019 | 103

Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn chấm đề thi HSG môn Địa lí tỉnh Nam Định thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
NĂM HỌC: 2011-2012
HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN: ĐỊA LÝ



Câu
Nội dung
Điểm

Câu 1
(4,5đ)
a, Chứng minh tài nguyên sinh vật nước ta có tính đa dạng cao nhưng đang có sự suy giảm.
* Tài nguyên sinh vật nước ta có tính đa dạng cao: thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm.
- Về thành phần loài: cả nước có 14500 loài thực vật, 300 loài thú, 830 loài chim...
- Các kiểu hệ sinh thái:
+ Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
+ Rừng nhiệt đới gió mùa
+ Rừng trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt
+ Các loại rừng khác
- Có nhiều nguồn gen quý hiếm.
* Sự suy giảm
- Suy giảm tài nguyên rừng:
+ Mặc dù tổng diện tích rừng đang tăng dần lên sau năm 1983 nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
+ Năm 1943 rừng giàu có diện tích khoảng 10 triệu ha (chiếm 70% diện tích rừng) với độ che phủ 43%. Đến nay tuy đã có gần 40% diện tích đất có rừng che phủ nhưng phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trồng chưa khai thác được.
- Suy giảm đa dạng sinh học:
+ Số lượng loài thực, động vật bị mất dần (500).
+ Số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng (100).
b, Biện pháp bảo vệ.
* Đối với tài nguyên rừng:
- Quy hoạch và thực hiện chiến lược phát triển rừng, nâng độ che phủ rừng lên 45 – 50%, vùng núi dốc phải đạt 70 – 80%.
- Ban hành và triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng
+ Quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng và phát triển đối với 3 loại rừng : rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất
+ Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.
- Giáo dục ý thức cho mọi tầng lớp nhân dân.
* Đối với sự đa dạng sinh học:
- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn Quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Ban hành "Sách đỏ Việt Nam" để bảo vệ nguồn gen động thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
- Quy định khai thác để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước, Nhà nước đã ban hành các quy định trong khai thác: cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng non; cấm gây cháy rừng . . .




0,25



0,25
0,25
0,25
0,25
0,25



0,25

0,25



0,25
0,25


0,25

0,25

0,25
0,25
0,25

0,25

0,25


0,25

Câu 2
(5,5đ)
a. Đặc điểm chung về địa hình nước ta:
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
+ Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chiếm 1/4 DT
+ Địa hình dưới 1000m chiếm 85% diện tích lãnh thổ, địa hình trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:
+ Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân hoá rõ rệt theo độ cao, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phân hoá đa dạng
+ Cấu trúc địa hình gồm hai hướng chính:
Hướng tây bắc - đông nam thể hiện rõ ở khu vực từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ.
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Ở vùng đồi núi có hiện tượng xâm thực, có các địa hình núi đá vôi, hang động, vào mùa lũ có hiện tượng sạt lở đất.
+ Ở đồng bằng có quá trình bồi đắp phù sa, nên diện tích hàng năm của đồng bằng được mở rộng, mỗi năm lấn ra biển từ vài chục đến vài trăm mét.
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
Trong quá trình phát triển kinh tế, con người đã làm biến đổi địa hình, như xây dựng đường giao thông, xây dựng hệ thống đê, đập nước…. làm biến đổi địa hình tự nhiên.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị D­Ư­
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)