Hướng dẫn cách học và làm bài địa
Chia sẻ bởi Trần Thị Nhâm |
Ngày 26/04/2019 |
133
Chia sẻ tài liệu: hướng dẫn cách học và làm bài địa thuộc Địa lý 11
Nội dung tài liệu:
Phần hai
HƯỚNG DẪN CÁCH HỌC VÀ LÀM BÀI THI HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ
A. MỘT SỐ YÊU CẦU TRONG HỌC TẬP ĐỐI VỚI HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ
Điểm khác của học sinh (HS) giỏi với học sinh bình thường là ở chỗ HS giỏi nắm kiến thức cơ bản địa lí vững chắc và toàn diện hơn, có kĩ năng địa lí hoàn thiện hơn và đặc biệt, có tư duy địa lí linh hoạt và sâu sắc hơn. Ở mức độ cao hơn nữa, HS giỏi là những người có khả năng sáng tạo, nghĩa là khả năng tìm ra cái mới, cách giải quyết mới.
Như vậy, để trở thành HS giỏi nói chung và HS giỏi địa lí nói riêng, cần phải rèn luyện trên cả ba phương diện : kiến thức, kĩ năng địa lí và kĩ năng tư duy.
1. Kiến thức
a) Kiến thức địa lí phổ thông hiện hành gồm cả địa lí đại cương (tự nhiên, kinh tế - xã hội), địa lí thế giới (tự nhiên, kinh tế - xã hội), địa lí Việt Nam (tự nhiên, kinh tế - xã hội). Chương trình địa lí THPT yêu cầu HS phải nắm vững một số kiến thức phổ thông, cơ bản, mang tính hệ thống, thiết thực về :
- Trái Đất - môi trường sống của con người (các thành phần cấu tạo và tác động qua lại giữa chúng, một số quy luật của môi trường tự nhiên trên Trái Đất ; dân cư và các hoạt động của dân cư trên Trái Đất ; mối quan hệ giữa dân cư, hoạt động sản xuất và môi trường).
- Đặc điểm của nền kinh tế thế giới đương đại. Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của một số khu vực, quốc gia trên thế giới.
- Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế và những vấn đề đặt ra đối với tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của đất nước, của các vùng và địa phương nơi HS đang sinh sống.
b) Trong mỗi lĩnh vực, những kiến thức cơ bản mà HS cần hiểu sâu, nhớ lâu, vận dụng được là các khái niệm, mối liên hệ nhân quả địa lí, quy luật địa lí, các học thuyết, quan điểm địa lí. Những loại kiến thức này làm rõ bản chất tri thức địa lí.
- Các khái niệm địa lí nhằm phản ánh bản chất của sự vật, hiện tượng địa lí và mối quan hệ giữa chúng với nhau. Trong chương trình địa lí THPT, chúng có thể được trình bày theo nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc vào nội dung khái niệm. Có những khái niệm được trình bày một cách khái quát, ngắn gọn, chẳng hạn như : "Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì", hay "Nội lực là lực phát sinh ở bên trong Trái Đất",... Tuy nhiên, do nội dung phức tạp của nhiều sự vật, hiện tượng địa lí, nên một số khái niệm được trình bày theo lối diễn dịch, liên quan đến nhiều kiến thức địa lí khác. Ví dụ, khái niệm về chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời, về hiện tượng mùa và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa, về gió mùa,... Việc hiểu một khái niệm địa lí thường phải dựa trên ít nhất một khái niệm khác đã học có liên quan ; có nhiều khái niệm mà để hiểu được phải dựa trên cơ sở của nhiều khái niệm khác, ví dụ : giờ trên Trái Đất, quy luật địa đới, tính đai cao, ...
- Các mối liên hệ nhân quả là loại kiến thức phổ biến trong địa lí. Việc giải thích các hiện tượng địa lí phần lớn phải dựa vào các mối liên hệ này. Các mối liên hệ nhân quả có nhiều loại khác nhau. Có những mối liên hệ đơn giản (chỉ có một nguyên nhân và một kết quả), ví dụ : mối liên hệ giữa độ cao địa hình và nhiệt độ không khí, nhiệt độ và khí áp, độ ẩm và khí áp, cấu tạo của đá và nước ngầm, chế độ mưa và nhiệt với chế độ nước sông, dòng biển với lượng mưa ven bờ đại dương, đá mẹ và thổ nhưỡng, khí hậu và sự phân bố sinh vật,... Có những mối liên hệ nhân quả phức tạp (một nguyên nhân gây ra nhiều kết quả, hay nhiều nguyên nhân gây ra một kết quả), ví dụ : vận động tự quay quanh trục của Trái Đất đã gây ra các hệ quả như sự luân phiên ngày đêm, chuyển động biểu kiến hằng ngày của các thiên thể, giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể ; sự phân bố nhiệt độ trên Trái Đất chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, như : hình dạng và vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời, sự phân bố lục địa và biển, các dòng biển nóng và lạnh,.... Các nguyên nhân và kết quả liên
HƯỚNG DẪN CÁCH HỌC VÀ LÀM BÀI THI HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ
A. MỘT SỐ YÊU CẦU TRONG HỌC TẬP ĐỐI VỚI HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ
Điểm khác của học sinh (HS) giỏi với học sinh bình thường là ở chỗ HS giỏi nắm kiến thức cơ bản địa lí vững chắc và toàn diện hơn, có kĩ năng địa lí hoàn thiện hơn và đặc biệt, có tư duy địa lí linh hoạt và sâu sắc hơn. Ở mức độ cao hơn nữa, HS giỏi là những người có khả năng sáng tạo, nghĩa là khả năng tìm ra cái mới, cách giải quyết mới.
Như vậy, để trở thành HS giỏi nói chung và HS giỏi địa lí nói riêng, cần phải rèn luyện trên cả ba phương diện : kiến thức, kĩ năng địa lí và kĩ năng tư duy.
1. Kiến thức
a) Kiến thức địa lí phổ thông hiện hành gồm cả địa lí đại cương (tự nhiên, kinh tế - xã hội), địa lí thế giới (tự nhiên, kinh tế - xã hội), địa lí Việt Nam (tự nhiên, kinh tế - xã hội). Chương trình địa lí THPT yêu cầu HS phải nắm vững một số kiến thức phổ thông, cơ bản, mang tính hệ thống, thiết thực về :
- Trái Đất - môi trường sống của con người (các thành phần cấu tạo và tác động qua lại giữa chúng, một số quy luật của môi trường tự nhiên trên Trái Đất ; dân cư và các hoạt động của dân cư trên Trái Đất ; mối quan hệ giữa dân cư, hoạt động sản xuất và môi trường).
- Đặc điểm của nền kinh tế thế giới đương đại. Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của một số khu vực, quốc gia trên thế giới.
- Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế và những vấn đề đặt ra đối với tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của đất nước, của các vùng và địa phương nơi HS đang sinh sống.
b) Trong mỗi lĩnh vực, những kiến thức cơ bản mà HS cần hiểu sâu, nhớ lâu, vận dụng được là các khái niệm, mối liên hệ nhân quả địa lí, quy luật địa lí, các học thuyết, quan điểm địa lí. Những loại kiến thức này làm rõ bản chất tri thức địa lí.
- Các khái niệm địa lí nhằm phản ánh bản chất của sự vật, hiện tượng địa lí và mối quan hệ giữa chúng với nhau. Trong chương trình địa lí THPT, chúng có thể được trình bày theo nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc vào nội dung khái niệm. Có những khái niệm được trình bày một cách khái quát, ngắn gọn, chẳng hạn như : "Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì", hay "Nội lực là lực phát sinh ở bên trong Trái Đất",... Tuy nhiên, do nội dung phức tạp của nhiều sự vật, hiện tượng địa lí, nên một số khái niệm được trình bày theo lối diễn dịch, liên quan đến nhiều kiến thức địa lí khác. Ví dụ, khái niệm về chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời, về hiện tượng mùa và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa, về gió mùa,... Việc hiểu một khái niệm địa lí thường phải dựa trên ít nhất một khái niệm khác đã học có liên quan ; có nhiều khái niệm mà để hiểu được phải dựa trên cơ sở của nhiều khái niệm khác, ví dụ : giờ trên Trái Đất, quy luật địa đới, tính đai cao, ...
- Các mối liên hệ nhân quả là loại kiến thức phổ biến trong địa lí. Việc giải thích các hiện tượng địa lí phần lớn phải dựa vào các mối liên hệ này. Các mối liên hệ nhân quả có nhiều loại khác nhau. Có những mối liên hệ đơn giản (chỉ có một nguyên nhân và một kết quả), ví dụ : mối liên hệ giữa độ cao địa hình và nhiệt độ không khí, nhiệt độ và khí áp, độ ẩm và khí áp, cấu tạo của đá và nước ngầm, chế độ mưa và nhiệt với chế độ nước sông, dòng biển với lượng mưa ven bờ đại dương, đá mẹ và thổ nhưỡng, khí hậu và sự phân bố sinh vật,... Có những mối liên hệ nhân quả phức tạp (một nguyên nhân gây ra nhiều kết quả, hay nhiều nguyên nhân gây ra một kết quả), ví dụ : vận động tự quay quanh trục của Trái Đất đã gây ra các hệ quả như sự luân phiên ngày đêm, chuyển động biểu kiến hằng ngày của các thiên thể, giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể ; sự phân bố nhiệt độ trên Trái Đất chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, như : hình dạng và vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời, sự phân bố lục địa và biển, các dòng biển nóng và lạnh,.... Các nguyên nhân và kết quả liên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Nhâm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)