Hướng dẫn biên soạn đề và ma trận theo hướng phát triển năngluwcjc học sinh

Chia sẻ bởi Bùi Ngọc Tuyên | Ngày 19/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn biên soạn đề và ma trận theo hướng phát triển năngluwcjc học sinh thuộc Vật lý 12

Nội dung tài liệu:

HƯỚNG DẪN
BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Vụ Giáo dục Trung học
QUY TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA
Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong:
Một chủ đề
Một chương
Một học kì
Một lớp
Một cấp học
Biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
Các hình thức:
Đề kiểm tra tự luận;
Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.
Cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra.
Nếu kết hợp hai hình thức thì nên cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận.
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra
Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra
B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra;
B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...);
B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %;
B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi, nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định; mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm.
Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau: Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra; Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể; Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh; Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức; Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh.
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm
Nội dung: khoa học và chính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để học sinh có thể tự đánh giá được bài làm của mình (kĩ thuật Rubric).
Tính điểm bài trắc nghiệm: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi/Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm.
Tính điểm bài trắc nghiệm kết hợp tự luận: Phân phối điểm cho mỗi phần TL, TNKQ theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau.
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.
Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? (giáo viên tự làm bài kiểm tra, thời gian làm bài của giáo viên bằng khoảng 70% thời gian dự kiến cho học sinh làm bài là phù hợp).
Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện, hiện nay đã có một số phần mềm hỗ trợ cho việc này, giáo viên có thể tham khảo).
Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
KĨ THUẬT BIÊN SOẠN CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
1. Mô tả 4 mức độ yêu cầu của câu hỏi (CV4325)
1. Nhận biết: nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học;
2. Thông hiểu: diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập;
3. Vận dụng: kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học;
4. Vận dụng cao: vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.
2. Yêu cầu
1. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ và từng khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao.
2. Kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn; tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất nước đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.
Trải nghiệm
Các thầy, cô hãy:
1. Phân chia các câu hỏi trong đề minh họa thành các mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) và giải thích về sự phân chia đó.
2. Bổ sung, hoàn thiện, cụ thể hóa bảng mô tả nói trên về 4 mức độ yêu cầu của câu hỏi kiểm tra, đánh giá đối với mỗi môn học:
- Lịch sử
- Địa lí
- Giáo dục Công dân
- Tiếng Anh
KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
1. Yêu cầu chung
1. Yêu cầu chung
1. Yêu cầu chung
1. Yêu cầu chung
1. Yêu cầu chung
1. Yêu cầu chung
1. Yêu cầu chung
1. Yêu cầu chung
1. Yêu cầu chung
1. Yêu cầu chung
2. Kỹ thuật viết phần dẫn
Câu nên xác định rõ ràng ý nghĩa muốn biểu đạt, từ dùng trong câu phải rõ ràng, chính xác, không có sai sót và không được lẫn lộn.
Ví dụ: Đoạn hát (recitative) là
A* một hình thức biểu hiện âm nhạc. 
b.phần nói của một vở opera. 
c.giới thiệu một tác phẩm âm nhạc. 
d.đồng nghĩa với libretto.  
Phần dẫn này không cung cấp định hướng hoặc ý tưởng về những gì tác giả tiểu mục muốn biết. 
Nên sửa thành: Trong opera, mục đích của đoạn hát là những gì?
1. Đảm bảo rằng các hướng dẫn trong phần dẫn là rõ ràng và việc sử dụng từ ngữ cho phép thí sinh biết chính xác họ được yêu cầu làm cái gì
2. Kỹ thuật viết phần dẫn
Định dạng câu hỏi có hiệu quả hơn trong việc nhấn mạnh kiến thức đạt được thay vì đọc hiểu. 
Ví dụ: Định dạng câu hỏi
Đối với các tiểu mục nhiều lựa chọn, định dạng nào được khuyến khích sử dụng? 
A. * Câu hỏi 
B. Hoàn thành 
C. Nhiều lựa chọn phức tạp 
D. Nhiều lựa chọn đa chiều
- Định dạng hoàn chỉnh câu:
Đối với việc trắc nghiệm nhiều lựa chọn, phải sử dụng dạng nào dưới đây?
A.* Câu hỏi
B. Hoàn chỉnh câu
C. Câu đa tuyển phức tạp
D. Câu lựa chọn đa chiều
2. Để nhấn mạnh vào kiến thức thu được nên trình bày câu dẫn theo định dạng câu hỏi thay vì định dạng hoàn chỉnh câu
2. Kỹ thuật viết phần dẫn
- Các định dạng này gây khó khăn cho thí sinh khi đọc.
Ví dụ: Các định dạng _______________ là cách tốt nhất để định dạng một tiểu mục có nhiều lựa chọn. 
hoàn thành 
* câu hỏi 
nhiều lựa chọn phức tạp
nhiều lựa chọn  đa chiều
3. Nếu phần dẫn có định dạng hoàn chỉnh câu, không nên tạo một chỗ trống ở giữa hay ở bắt đầu của phần câu dẫn
2. Kỹ thuật viết phần dẫn
Một số tiểu mục chứa các từ, cụm từ, hoặc câu hoàn toàn không có gì liên quan với trọng tâm của tiểu mục. Một lý do cho việc này là để làm cho các tiểu mục nhìn thực tế hơn. Dạng thức như vậy sẽ thích hợp trong trường hợp người làm bài trắc nghiệm phải lựa chọn, nhận biết sự kiện chính trong chuỗi thông tin nhằm giải quyết vấn đề.
4. Tránh sự dài dòng trong phần dẫn:
2. Kỹ thuật viết phần dẫn
Khi dạng phủ định được sử dụng, từ phủ định cần phải được nhấn mạnh hoặc nhấn mạnh bằng cách đặt in đậm, hoặc gạch chân, hoặc tất cả các. 
Ví dụ: Âm thanh KHÔNG thể truyền trong môi trường nào dưới đây?
A. Khoảng chân không
B. Tường bê tông
C. Nước biển
D. Tầng khí quyển bao quanh trái đất
5. Nên trình bày phần dẫn ở thể khẳng định
3. Kỹ thuật viết các phương án lựa chọn
1. Phải chắc chắn có và chỉ có một phương án đúng hoặc đúng nhất
Học sinh đủ 16 tuổi được phép lái loại xe có dung tích xi - lanh bằng bao nhiêu?
A. Từ 40 - dưới 50 cm3
B. Dưới 50 cm3
C. 90 cm3
D. Trên 90cm3
Đáp án đúng là B. Tuy nhiên, phương án A trong trường hợp này cũng đúng.
3. Kỹ thuật viết các phương án lựa chọn
Câu trả lời nên được sắp xếp tăng dần hoặc giảm dần theo thứ tự bảng chữ cái, độ lớn...
Ví dụ: Phương trình A có bao nhiêu nghiệm?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
2. Nên sắp xếp các phương án theo một thứ tự nào đó
3. Kỹ thuật viết các phương án lựa chọn
Khi chỉ có hai câu trả lời có ý nghĩa trái ngược nhau trong các phương án lựa chọn thì học sinh có xu hướng dự đoán 1 trong 2 phương án đó là phương án đúng và tập trung và 2 phương án đó. Để khắc phục, nên xây dựng các cặp phương án có ý nghĩa trái ngược nhau đôi một.
3. Cần cân nhắc khi sử dụng những phương án có hình thức hay ý nghĩa trái ngược nhau hoặc phủ định nhau
3. Kỹ thuật viết các phương án lựa chọn
Học sinh sẽ có khuynh hướng sẽ lựa chọn câu không giống như những lựa chọn khác. Tất nhiên, nếu như một trong các lựa chọn đồng nhất là đúng, câu trắc nghiệm đó có thể là một câu mẹo, có tính đánh lừa.
Ví dụ: Cái gì làm cho salsa nóng nhất?
Thêm ớt đỏ vào
Thêm ớt xanh vào
Thêm hành và ớt xanh vào
* Thêm ớt jalapeno vào
Ba lựa chọn A, B, C là giống nhau và lựa chọn D khác với những cái kia.
4. Các phương án lựa chọn phải đồng nhất theo nội dung, ý nghĩa
3. Kỹ thuật viết các phương án lựa chọn
Không nên để các câu trả lời đúng có những khuynh hướng ngắn hơn hoặc dài hơn các phương án khác.
Tính đồng nhất có thể dựa trên căn bản ý nghĩa, âm thanh, độ dài, loại từ.
5. Các phương án lựa chọn nên đồng nhất về mặt hình thức (độ dài, từ ngữ,…)
3. Kỹ thuật viết các phương án lựa chọn
6. Tránh lặp lại một từ ngữ/thuật ngữ nhiều lần trong câu hỏi
3. Kỹ thuật viết các phương án lựa chọn
- Giống như phần dẫn, các lựa chọn phải được viết ở thể khẳng định, có nghĩa là, cần tránh các phủ định dạng KHÔNG và TRỪ.
- Thỉnh thoảng, các từ này không thể tránh được trong nội dung của một câu trắc nghiệm. Trong các trường hợp này, các từ này cần phải được đánh dấu như làm đậm, viết in, hay gạch dưới.
7. Viết các lựa chọn ở thể khẳng định
3. Kỹ thuật viết các phương án lựa chọn
Nếu như thí sinh có thông tin một phần (biết rằng 2 hoặc 3 lựa chọn cho là đúng/sai), thông tin đó có thể gợi ý thí sinh việc chọn lựa phương án tất cả những phương án trên hoặc Không có phương án nào
8. Tránh sử dụng cụm từ “tất cả những phương án trên”, “không có phương án nào”
3. Kỹ thuật viết các phương án lựa chọn
Các từ hạn định cụ thể thường ở mức độ quá mức và do đó chúng ít khi nào làm nên câu trả lời đúng
Ví dụ: Lý do chủ yếu gây nên tính kém tin cậy của một bài trắc nghiệm trong lớp học?
Hoàn toàn thiếu các hướng dẫn có hiệu quả.
Toàn bộ các câu hỏi thiếu hiệu quả.
* Có quá ít các câu trắc nghiệm.
Dạng thức của tất cả các câu hỏi còn mới lạ với học sinh
9. Tránh các thuật ngữ mơ hồ, không có xác định cụ thể về mức độ như “thông thường”, “phần lớn”, “hầu hết”,... hoặc các từ hạn định cụ thể như “luôn luôn”, “không bao giờ”, “tuyệt đối”…
3. Kỹ thuật viết các phương án lựa chọn
Nên chia gần đều số lần xuất hiện cho các phương án A, B, C, D. Không nên để cho phương án đúng xuất hiện ở cùng 1 vị trí liên tục ở nhiều câu cạnh nhau
10. Câu trả lời đúng phải được thiết lập ở các vị trí khác nhau với tỉ lệ từ 10-25%
Lưu ý đối với phương án nhiễu
1. Phương án nhiễu không nên “sai” một cách quá lộ liễu;
Ví dụ: Hà Tiên thuộc tỉnh:
A. An Giang
B. Hậu Giang
C. * Kiên Giang
D. Hà Giang
Thí sinh sẽ dễ dàng loại được tỉnh Hà Giang.
Lưu ý đối với phương án nhiễu
2. Tránh dùng các cụm từ kỹ thuật có khuynh hướng hấp dẫn thí sinh thiếu kiến thức và đang tìm câu trả lời có tính thuyết phục để đoán mò;
Mỗi phương án nhiễu có thể được viết bằng một ngôn ngữ đơn giản, nhưng chúng có vẻ như sai rõ ràng hơn.
Ví dụ: Khi thiết kế bài trắc nghiệm, việc gì phải luôn luôn được làm trước?
A. Xác định kích cỡ của dữ liệu và xác định đối tượng chọn mẫu
B. Đảm bảo rằng phạm vi và các đặc điểm kỹ thuật được dựa vào lý thuyết.
C.* Định rõ việc sử dụng cách chấm điểm hoặc việc giải thích.
D. Lựa chọn mô hình phản hồi theo số lượng các tham số mong muốn.
Lưu ý đối với phương án nhiễu
3. Tránh sử dụng các cụm từ chưa đúng (sai ngữ pháp, kiến thức…): Hãy viết các phương án nhiễu là các phát biểu đúng, nhưng không trả lời cho câu hỏi.
Ví dụ:
Điều gì nói chung là đúng về mối quan hệ giữa chất lượng và độ tin cậy của câu trắc nghiệm?
A. Không thể có được tính giá trị mà thiếu độ tin cậy.
B. * Các câu trắc nghiệm kém có khuynh hướng làm tăng lỗi đo lường.
C. Việc thể hiện câu trắc nghiệm có thể được thể hiện trong việc dạy kém.
D. Một phạm vi hạn chế của các điểm trắc nghiệm có thể làm giảm độ tin cậy ước lượng.
Lưu ý đối với phương án nhiễu
_____________________________________________________

4. Luu ý d?n cỏc di?m liờn h? v? van ph?m c?a phuong ỏn nhi?u cú th? giỳp h?c sinh nh?n bi?t cõu tr? l?i.
Thớ d? 9: (Toỏn)
N?u m?t du?ng th?ng t?o th�nh m?t gúc vuụng v?i m?t du?ng
th?ng khỏc, du?ng th?ng ?y du?c g?i l�:
A. Song song B. Th?ng h�ng C. Th?ng gúc
D. B?ng E. K?... v?i du?ng th?ng th? hai.

Trong thớ d? n�y, ch? "b?ng" ? cõu D khụng thớch h?p v?i cỏc ch? sau cựng c?a cõu h?i nờn h?c sinh cú th? lo?i b? phuong ỏn D d? ch? cũn b?n phuong ỏn ch?n l?a thay vỡ nam.
Lưu ý đối với phương án nhiễu
_____________________________________________________________

5. Khụng nờn s? d?ng phuong ỏn nhi?u, cho s?n cú hỡnh th?c hay ý nghia v?i cõu tr? l?i dỳng nh?t.

Do dú, n?u s? d?ng, chỳng ta cú th? b?n cõu tr? l?i cho s?n cú ý nghia d?i nhau t?ng dụi m?t.
6. V?i cỏc phuong ỏn nhi?u c?n cú d? d�i tuong duong nhau cung cú th? t?o c?p tuong t?.
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
45
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Ngọc Tuyên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)