Hướng dẫn biên soạn đề KT có ma trận

Chia sẻ bởi Phạm Thị Hồng Hạnh | Ngày 22/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Hướng dẫn biên soạn đề KT có ma trận thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Tập huấn
Bồi dưỡng cán bộ quản lí
và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập
Môn vật lý
cấp trung học cơ sở
Phần I
định hướng chỉ đạo về đổi mới kiểm tra đánh giá
Phần ii
Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra và ví dụ tham khảo
Phần iii
Hướng dẫn xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập
PHầN THứ NHất
địNH HướNG Chỉ Dạo về đổi mới KIểm TRA, đáNH giá
- Ki?m tra dỏnh giỏ k?t qu? h?c t?p c?a h?c sinh nh?m theo dừi quỏ trỡnh h?c t?p c?a h?c sinh, dua ra cỏc gi?i phỏp k?p th?i di?u ch?nh phuong phỏp d?y c?a th?y, phuong phỏp h?c c?a trũ, giỳp h?c sinh ti?n b? v� d?t du?c m?c tiờu giỏo d?c.
- Ki?m tra du?c hi?u l�: Xem xột tỡnh hỡnh th?c t? d? dỏnh giỏ, nh?n xột. Nhu v?y, vi?c ki?m tra s? cung c?p nh?ng d? ki?n, nh?ng thụng tin c?n thi?t l�m co s? cho vi?c dỏnh giỏ h?c sinh.
Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã đưa ra trong các chuẩn hay kết quả học tập
Đánh giḠthực hiện đồng thời 2 chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi về quá trình dạy học, vừa góp phần điều chỉnh hoạt động này.
Việc đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây:
1. Đảm bảo tính khách quan, chính xác
Phản ánh chính xác kết quả như nó tồn tại trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đề ra, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đánh giá.
2. Đảm bảo tính toàn diện
Đầy đủ các khía cạnh, các mặt cần đánh giá theo yêu cầu và mục đích.
3. Đảm bảo tính khoa học, hệ thống
Tiến hành liên tục và đều đặn theo kế hoạch nhất định, đánh giá thường xuyên, có hệ thống sẽ thu được những thông tin đầy đủ, rõ ràng và tạo cơ sở để đánh giá một cách toàn diện.
4. Đảm bảo tính công khai và tính công bằng
Đánh giá được tiến hành công khai, kết quả được công bố kịp thời,
Đảm bảo rằng những học sinh thực hiện các hoạt động học tập với cùng một mức độ và thể hiện cùng một nỗ lực sẽ nhận được kết quả đánh giá như nhau.
5. Đảm bảo tính phát triển
Đánh giá giúp nhằm động viên, khuyến khích HS tích cực học hỏi phấn đấu hơn nữa tạo ra động lực để thúc đẩy đối tượng được đánh giá mong muốn vươn lên, có tác dụng thúc đẩy các mặt tốt, hạn chế mặt xấu.

. Vai trò của việc KT- ĐG
- KTĐG là công cụ quan trọng, chủ yếu xác định năng lực nhận thức của người học, điều chỉnh quá trình dạy và học, là động lực để đổi mới PPDH góp phần cải thiện nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục.
- Thông qua KTĐG tạo điều kiện cho GV :
+ Nắm được sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS yếu và bồi dưỡng HS giỏi; có cơ sở thực tế để điều chỉnh và hoàn thiện quá trình dạy học.
+ Giúp cho HS : biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra và với yêu cầu của chương trình; tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động của mình; phát triển kĩ năng tự đánh giá.
+ Giúp cho cha mẹ HS và cộng đồng biết được kết quả dạy học
+ Giúp cho cán bộ quản lí giáo dục nắm được các thông tin cơ bản về thực trạng dạy và học ở đơn vị để có sự chỉ đạo kịp thời, đúng hướng.
Thực trạng KTĐG ở giáo dục phổ thông
Thực trạng :
-Trong thực tế hiện nay việc KT môn học còn thiên về kiểm tra học thuộc lòng, kiểm tra trí nhớ một cách máy móc, đơn điệu, vụn vặt. Người ra đề ít hoặc không chú ý đến các mức độ của đề ra nhằm mục đích cụ thể: Kiểm tra trí nhớ, hay kiếm tra trình độ hiểu, trình độ vận dụng kiến thức của HS...
-KTĐG thiên về tái hiện kiến thức, xem nhẹ kĩ năng. Kết quả là HS ít động não, phân tích suy luận vào một lĩnh vực mà không thấy được lĩnh vực liên quan, nguyên nhân hoặc kết quả của nó.
- Việc KTĐG kết quả học tập còn chưa có tác dụng mạnh mẽ kích thích, động viên HS, hoặc ra đề quá khó làm cho những HS có học lực trung bình trở lên thấy quá khó, từ đó sinh ra tâm lí chán nản, hoặc quá dễ sẽ dẫn đến HS chủ quan, tâm lí thoả mãn, không đánh giá đúng trình độ của mình. Phần lớn lời phê, sửa lỗi bài làm của HS còn chung chung, ít khai thác lỗi để rèn kĩ năng tư duy cho HS...một số lời phê của GV thiếu thân thiện gây chán nản cho HS.
- Các kiến thức được KTĐG chủ yếu là kiến thức lí thuyết. Số câu hỏi về kĩ năng ít được các quan tâm và cũng chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu đề kiểm tra, đề thi. Vì vậy khó đánh giá được mức độ hiểu và nắm vững các kiến thức cần thiết.
- Các dạng đề kiểm tra, hình thức KT- ĐG còn đơn điệu chưa thể hiện được sự thân thiện, tích cực trong KT-ĐG và học tập của HS; chưa coi trọng việc đánh giá giúp đỡ HS học tập thông qua kiểm tra mà chỉ tập trung chú ý vào việc cho điểm bài kiểm tra. Một số GV lạm dụng kiểm tra trắc nghiệm.
- Trong KT- ĐG mới chỉ tập trung vào việc GV đánh giá HS, ít tạo điều kiện cho HS đánh giá lẫn nhau, HS tự đánh giá kết quả học tập của mình. Việc đánh giá còn mang nặng tính chủ quan do chưa có chuẩn chung quy định rõ mức độ cần đạt được trong toàn quốc nên kết quả đánh giá giữa các GV, giữa các trường và các tỉnh thường khác nhau.
- Cách đánh giá như hiện nay dẫn đến việc học tủ, học vẹt của HS. Kết quả đánh giá chủ yếu nêu lên mức độ ghi nhớ bài của HS, khó đánh giá được trình độ tư duy, khả năng phát triển trí tuệ cùng như năng lực vận dụng tri thức, kĩ năng của HS. Cách đánh giá này gắn liền với PPDH thông báo, minh hoạ, với loại “sách giáo khoa kín” chỉ nhằm cung cấp thông tin một chiều từ thầy đến trò.
- Một bộ phận GV coi nhẹ KTĐG, do vậy trong các kì KT như bài cũ, 15 phút, 1 tiết việc ra đề còn qua loa, nhiều GV ra đề kiểm tra, thi với mục đích dễ chấm, chấm nhanh nên kết quả đánh giá chưa khách quan. Phần lớn GV chưa quan tâm đến qui trinh soạn đề KT nên các bài KT còn mang nặng tính chủ quan của người dạy.
. Nguyên nhân của những tồn tại trên :
- Việc KTĐG chưa tuân theo một qui trinh chặt chẽ mà chủ yếu được tiến hành theo kinh nghiệm của GV và thường không đảm bảo xuất phát từ mục tiêu dạy học, chưa bao quát được yêu cầu về nội dung và phương pháp đặc trưng của môn học; mặt khác do mục tiêu dạy học bộ môn nói chung và của từng bài nói riêng cũng thường thiên về kiến thức và thường thiếu cụ thể; phương pháp và công cụ đánh giá chưa đa dạng, thiếu sự phối hợp giữa kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận;
- Thói quen dạy học thụ động và nặng với đối phó thi cử; một bộ phận GV trình độ công nghệ thông tin còn yếu.
- Một bộ phận GV chưa biết dấu hiệu và nguyên tắc của đổi mới KTĐG, coi nhẹ việc KTĐG. Bệnh chạy theo thành tích, nâng tỉ lệ khá giỏi lên lớp của lớp mình, khâu coi thi, KT còn chưa làm tròn trách nhiệm, HS quay cóp, chép bài của nhau còn khá phổ biến,...
1. Định hướng chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá
1.1. Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp QLGD
1.2. Phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, nhất là GV cùng bộ môn
1.3. Cần lấy ý kiến xây dựng của HS để hoàn thiện PPDH và KT-ĐG
1.4. Đổi mới KT-ĐG phải đồng bộ với các khâu liên quan và nâng cao các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy học
1.5. Phát huy vai trò thúc đẩy của đổi mới KT-ĐG đối với đổi mới PPDH
1.6. Phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới KT-ĐG vào trọng tâm cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
2. Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá
2.1. Các công việc cần tổ chức thực hiện
a) Các cấp quản lý GD và các trường PT cần có kế hoạch chỉ đạo đổi mới PPDH,
b) Để làm rõ căn cứ khoa học của việc KT-ĐG, cần tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GV cốt cán và toàn thể GV nắm vững CTGDPT ,chuẩn KT-KN,
c) Nâng cao nhận thức , coi trọng đổi mới trong hoạt động KT-ĐG của từng GV,
Từ năm học 2010-2011, các Sở GDĐT cần chỉ đạo các trường PT triển khai một số chuyên đề sinh hoạt chuyên môn sau đây:
- Về nghiên cứu Chương trình GDPT:.
- Về PPDH tích cực:
- Về đổi mới KT-ĐG:
- Về kỹ thuật ra đề kiểm tra, đề thi:
- Về sử dụng SGK:
- Về ứng dụng CNTT:
- Về hướng dẫn HS đổi mới PPHT,
d) Về chỉ đạo của các cơ quan quản lý GD và các trường
2.2. Phương pháp tổ chức thực hiện
a) Công tác đổi mới KT-ĐG là nhiệm vụ quan trọng lâu dài nhưng phải có biện pháp chỉ đạo cụ thể có chiều sâu cho mỗi năm học,
- Trước hết, phải yêu cầu và tạo điều kiện cho từng GV nắm vững chuẩn KT-KN vì đây là căn cứ pháp lý khách quan để tiến hành KT-ĐG;
- Phải nâng cao nhận thức về mục tiêu, vai trò và tầm quan trọng của KT-ĐG,
- Phải trang bị các kiến thức và kỹ năng tối cần thiết có tính kỹ thuật về KT-ĐG
- Phải chỉ đạo đổi mới KT-ĐG theo chuyên đề có chiều sâu cần thiết, coi trọng phổ biến kinh nghiệm tốt
b) Các cấp quản lý phải coi trọng sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, nhân điển hình tập thể, cá nhân tiên tiến trong đổi mới KT-ĐG.
c) Trong mỗi năm học, các cấp quản lý tổ chức các đợt kiểm tra, thanh tra chuyên đề để đánh giá hiệu quả đổi mới KT-ĐG ở các trường PT, các tổ chuyên môn và từng GV. Thông qua đó, rút ra kinh nghiệm chỉ đạo, biểu dương khen thưởng các đơn vị, cá nhân làm tốt, uốn nắn các biểu hiện bảo thủ ngại đổi mới hoặc thiếu trách nhiệm, bàng quan thờ ơ.
2.3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
a) Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo:
b) Trách nhiệm của nhà trường, tổ chuyên môn và GV:- Trách nhiệm của nhà trường;
+ Tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của GV và HS về chất lượng giảng dạy, + Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng GV: .
+ Tổ chức diễn đàn về đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG của GV,
+ Kiểm tra các tổ chuyên môn và đánh giá hoạt động sư phạm của GV:
+ Khai thác CNTT trong công tác chỉ đạo đổi mới PPDH, KT-ĐG:
- Trách nhiệm của Tổ chuyên môn:
+ Tổ chức cho GV nghiên cứu nắm vững chuẩn KT-KN
+ Yêu cầu GV thực hiện đổi mới hình thức KT – ĐG
c)- Trách nhiệm của GV:
+ nắm vững nội dung chương trình, đổi mới PPDH và KT-ĐG,;
+ Thực hiện đổi mới PPDH
+ Tham gia tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ; dự giờ của đồng nghiệp,.
PHầN THứ HAI
HướNG dẫN BIêN Soạn đề KIểM TRA V� V� Dụ THAM KHao
BIêN SoạN đề KIểM TRA
Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra có các hình thức sau:
1) Đề kiểm tra tự luận;
2) Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
3) Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.
Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận.
B­íc 3: X©y dùng ma trËn ®Ò
Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra:
B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra;
B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...);
B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %;
B6. Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình
b. Tính số câu hỏi và điểm số chủ đề kiểm tra ở các cấp độ
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm; số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề quy định.
Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau: (ở đây trình bày 2 loại câu hỏi thường dùng nhiều trong các đề kiểm tra)
a. Các yêu cầu đối với câu hỏi có nhiều lựa chọn
1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;
2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;
4) Không trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;
5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;
6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức;
7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh;
8) Phương án đúng của câu hỏi này phải độc lập với phương án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;
9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;
10) Mỗi câu hỏi chỉ có một phương án đúng, chính xác nhất;
11) Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.
b. Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận
1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;
2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
3) Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;
4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;
6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;
7) Yêu cầu học sinh phải am hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;
8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến học sinh;
9) Câu hỏi nên nêu rõ các vấn đề: Độ dài của bài luận; Mục đích bài luận; Thời gian để viết bài luận; Các tiêu chí cần đạt.
10) Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:
- Nội dung: khoa học và chính xác;
- Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu;
- Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Cách tính điểm
a. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
Cách 1: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi.
Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thì mỗi câu hỏi được 0,25 điểm.
Cách 2: Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm.
Sau đó qui điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức:
b. Đề kiểm tra kết hợp hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan
Cách 1: Điểm toàn bài là 10 điểm. Phân phối điểm cho mỗi phần TL, TNKQ theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau.
Ví dụ: Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và 70% thời gian dành cho TL thì điểm cho từng phần lần lượt là 3 điểm và 7 điểm. Nếu có 12 câu TNKQ thì mỗi câu trả lời đúng sẽ được điểm.
Cách 2: Điểm toàn bài bằng tổng điểm của hai phần. Phân phối điểm cho mỗi phần theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm.
c. Đề kiểm tra tự luận
Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ B3 đến B7 phần Thiết lập ma trận đề kiểm tra.
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:
1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.
2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?
3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện).
4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
PHầN THứ BA
HướNG dẫN X�Y DựNG THU VIệN C�U Hỏi V� B�I Tập
1. Về dạng câu hỏi
Nên biên soạn cả 2 loại câu hỏi, câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan (nhiều lựa chọn, điền khuyết, đúng sai, ghép đôi..). Ngoài các câu hỏi đóng (chiếm đa số) còn có các câu hỏi mở (dành cho loại hình tự luận), có một số câu hỏi để đánh giá kết quả của các hoạt động thực hành, thí nghiệm.
2. Về số lượng câu hỏi
Số câu hỏi của một chủ đề của chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tương ứng với một chương trong SGK, bằng số tiết của chương đó theo khung phân phối chương trình nhân với tối thiểu 5 câu/1 tiết. Hàng năm tiếp tục bổ sung để số lượng câu hỏi và bài tập ngày càng nhiều hơn.
Đối với từng môn tỷ lệ % của từng loại câu hỏi so với tổng số câu hỏi, do các bộ môn bàn bạc và quyết định, nên ưu tiên cho loại câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn và câu hỏi tự luận.
Đối với các cấp độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng) thì tuỳ theo mục tiêu của từng chủ đề để quy định tỉ lệ phù hợp đối với số câu hỏi cho từng cấp độ, nhưng cần có một tỉ lệ thích đáng cho các câu hỏi vận dụng, đặc biệt là vận dụng vào thực tế.
Việc xác định chủ đề, số lượng và loại hình câu hỏi nên được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với khung phân phối chương trình, các chương, mục trong sách giáo khoa, quy định về kiểm tra định kì và thường xuyên.
Số lượng câu hỏi tuỳ thuộc vào số lượng của các chủ đề, yêu cầu về chuẩn KT, KN của mỗi chủ đề trong chương trình GDPT.
Mỗi môn cần thảo luận để đi đến thống nhất về số lượng câu hỏi cho mỗi chủ đề.
3. Yêu cầu về câu hỏi
Câu hỏi, bài tập phải dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình GDPT do Bộ GDĐT ban hành, đáp ứng được yêu cầu về: lí thuyết, thực hành, kĩ năng của một môn học hoặc tích hợp nhiều môn học. Các câu hỏi đảm bảo được các tiêu chí đã nêu ở Phần thứ nhất.
Thể hiện rõ đặc trưng môn học, cấp học, thuộc khối lớp và chủ đề nào của môn học.
Nội dung trình bày cụ thể, câu chữ rõ ràng, trong sáng, dễ hiểu.
Đảm bảo đánh giá được học sinh về cả ba tiêu chí: kiến thức, kỹ năng và thái độ.
4. Định dạng văn bản
Câu hỏi và bài tập cần biên tập dưới dạng file và in ra giấy để thẩm định, lưu giữ. Về font chữ, cỡ chữ thì nên sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14.
Mỗi một câu hỏi, bài tập có thể biên soạn theo mẫu:
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi :.......
MÔN HỌC: ..........
Thông tin chung
* Lớp: .... Học kỳ:...
* Chủ đề: ......
* Chuẩn cần đánh giá:......

KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI HOẶC KẾT QUẢ
5. Các bước tiến hành biên soạn câu hỏi của mỗi môn học
Bước 1: Phân tích các chuẩn kiến thức, kĩ năng với từng môn học, theo khối lớp và theo từng chủ đề, để chọn các nội dung và các chuẩn cần đánh giá.
Bước 2: Xây dựng “ma trận số câu hỏi” của từng chủ đề, cụ thể số câu cho mỗi chủ đề nhỏ, số câu TNKQ, số câu tự luận ở mỗi chuẩn cần đánh giá, mỗi cấp độ nhận thức (tối thiểu 2 câu hỏi cho mỗi chuẩn cần đánh giá).
Xây dựng một hệ thống mã hoá phù hợp với cơ cấu nội dung đã được xây dựng trong bước I.
Bước 3: Biên soạn các câu hỏi theo ma trận đã xây dựng.
Bước 4: Tổ chức thẩm định và đánh giá câu hỏi. Nếu có điều kiện thì tiến hành thử nghiệm câu hỏi trên thực tế một mẫu đại diện các học sinh.
Bước 5: Điều chỉnh các câu hỏi hoàn chỉnh hệ thống câu hỏi.
- Thiết kế một hệ thống thư viện câu hỏi trên máy tính
- Cách thức bảo mật thư viện câu hỏi
- Cách thức lưu trữ và truy xuất câu hỏi
- Cách thức xây dựng đề kiểm tra
- Chuẩn bị sổ tay hướng dẫn người sử dụng
- Tập huấn sử dụng thư viện câu hỏi
6. Sử dụng câu hỏi của mỗi môn học trong thư viện câu hỏi
Đối với giáo viên: tham khảo các câu hỏi, xem xét mức độ của câu hỏi so với chuẩn cần kiểm tra để xây dựng các đề kiểm tra hoặc sử dụng để ôn tập, hệ thống kiến thức cho học sinh phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông.
Đối với học sinh: truy xuất các câu hỏi, tự làm và tự đánh giá khả năng của mình đối với các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong học tập và định hướng việc học tập cho bản thân.
Đối với phụ huynh học sinh: truy xuất các câu hỏi sao cho phù hợp với chương trình các em đang học và mục tiêu các em đang vươn tới, giao cho các em làm và tự đánh giá khả năng của các em đối với yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, từ đó có thể chỉ ra những kinh nghiệm trong học tập và định hướng việc học tập cho các em.
THƯ VIệN CÂU HỏI Và BàI TậP
Cõu 1.
Mó nh?n di?n cõu h?i : 8.1.2
MễN H?C: V?T L�
* L?p: 8 H?c k?: 1
* Ch? d?: Chuy?n d?ng co
* Chu?n c?n dỏnh giỏ: Nờu du?c vớ d? v? tớnh tuong d?i c?a chuy?n d?ng co.
M?t chi?c thuy?n chuy?n d?ng trờn sụng, cõu nh?n xột khụng dỳng l�
A. Thuy?n chuy?n d?ng so v?i ngu?i lỏi thuy?n.
B. Thuy?n chuy?n d?ng so v?i b? sụng.
C. Thuy?n d?ng yờn so v?i ngu?i lỏi thuy?n.
D. Thuy?n chuy?n d?ng so v?i cõy c?i trờn b?
.Hu?ng d?n: D?a v�o tớnh tuong d?i c?a chuy?n d?ng co:
M?t v?t thay d?i v? trớ so v?i v?t khỏc thỡ ta núi v?t chuy?n d?ng so v?i v?t ?y, ngu?c l?i v?t khụng thay d?i v? trớ so v?i v?t khỏc thỡ v?t d?ng yờn so v?i v?t ?y.
- M?t v?t cú th? chuy?n d?ng so v?i v?t n�y nhung l?i d?ng yờn so v?i v?t khỏc
.Dỏp ỏn: A
Cấu trúc của giáo án kiểm tra
Ngày soạn:...
Ngày thực hiện:.
Tiết:..
Bài kiểm tra..
I.Mục tiêu:
Phạm vi kiến thức:
b. Mục tiêu:
Đối với học sinh:
+) kiến thức
+) Thái độ
+) Kĩ năng
Đối với giáo viên
II. Hình thức đề kiểm tra
III.Ma trận đề kiểm tra
Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình
2. Tính số câu hỏi và số điểm cho mỗi chủ đề kiểm tra ở mỗi cấp độ
3. Thiết lập ma trận đề
IV. Nội dung đề
V. Đáp án và biểu điểm
Ngày.tháng.năm.
Duyệt của ban giám hiệu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Hồng Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)