Hướng dẫn an toàn sinh học

Chia sẻ bởi Trương Lê Lệ Chi | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: hướng dẫn an toàn sinh học thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Báo cáo môn học:
AN TOÀN SINH HỌC

LUẬT BẢN QUYỀN
Đề tài
BIOSAFETY GUIDELINES –
THE CARTAGENA PROTOCOL
ON BIOSAFETY
GVHD: HUỲNH VĂN BIẾT

Sinh viên thực hiện:
HUỲNH THANH TRÚC 10126194
HÀ THU THỦY 10126176
NGÔ HÒA NHÃ UYÊN 10126210
TRƯƠNG LÊ LỆ CHI 10126012
1. Đặt vấn đề

2. Hướng dẫn an toàn sinh học
2.1. Nguyên lí chung
2.2.An toàn sinh học trong phòng thí nghiệm cấp độ 1 và 2 – phòng thí nghiệm cơ bản
2.3. An toàn sinh học trong phòng thí nghiệm cấp độ 3 – phòng thí nghiệm cách ly
2.4. An toàn sinh học trong phòng thí nghiệm cấp độ 4

3. Nghị định thư Cartagena
NỘI DUNG
1. Đặt vấn đề
An toàn sinh học (biosaety) là sự phát triển và thực hiện những chính sách về quản lý hành chính, các quy trình làm việc, thiết kế tiện nghi và những trang thiết bị an toàn để ngăn chặn sự lan truyền các tác nhân sinh học tới các nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm, những người xung quanh và môi trường.
2.Hướng dẫn an toàn sinh học
Gồm 4 nhóm
-Nhóm nguy cơ 1: Một vi sinh vật không có khả năng gây bệnh cho người và động vật.
-Nhóm nguy cơ 2: Một tác nhân có thể gây bệnh cho người và động vật nhưng khó có thể là mối đe doạ nghiêm trọng đến các nhân viên phòng thí nghiệm, cộng đồng, vật nuôi hay môi trường.
-Nhóm nguy cơ 3: Một tác nhân thường gây bệnh nấm cho người và động vật nhưng không truyền từ một cá thể nhiễm bệnh sang cá thể khác.
-Nhóm nguy cơ 4: Một tác nhân thường gây bệnh cho người và động vật và có thể dễ dàng truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ cá thể này sang cá thể khác.
2.1.Nguyên lí chung:
2.1.1. Phân loại các sinh vật truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ

Thứ bậc về cấp độ an toàn sinh học có thể dựa trên phối hợp các đối tượng, công cụ ngăn chặn trang thiết bị, phương pháp tiến hành khi làm việc với các tác nhân.

Mối liên quan giữa nhóm nguy cơ vi sinh vật và cấp độ an toàn sinh học của phòng thí nghiệm được thể hiện trong bảng sau:
2.1.2.Cấp độ an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm:

Những yếu tố cần được quan tâm là:
Khả năng gây bệnh của một tác nhân và liều lượng lây nhiễm.

Tác động tiềm năng khi xuất hiện.

Con đường truyền nhiễm tự nhiên.

Con đường truyền nhiễm khác.
2.1.4.Đánh giá mức độ nguy hiểm của vi sinh vật

Sự ổn định của tác nhân trong môi trường.

Nồng độ của tác nhân và thể tích của nguyên liệu trong thao tác bằng tay.

Sự có mặt của vật chủ thích hợp.

Thông tin sẵn có.
2.1.4.Đánh giá mức độ nguy hiểm của vi sinh vật

Lên kế hoạch cho hoạt động trong phòng thí nghiệm.

Các thao tác di truyền học của sinh vật làm mở rộng chuỗi vật chủ của tác nhân, hoặc làm thay đổi sự nhạy cảm của tác nhân.

Điều kiện thuận lợi sẵn có ở địa phương về việc phòng hoặc chữa bệnh có hiệu quả.
2.1.4.Đánh giá mức độ nguy hiểm của vi sinh vật

Trong những trường hợp thông tin không đầy đủ để đánh giá mức độ nguy hiểm thì cần phải thận trọng khi thao tác bằng tay với mẫu vật.

2.1.4.Đánh giá mức độ nguy hiểm của vi sinh vật

Những phòng ngừa tiêu chuẩn cần được theo dõi, các dụng cụ bảo vệ cần được sử dụng với bất kì mẫu vật nào được thu từ người bị nhiễm bệnh.

Chính sách ngăn chặn cơ bản, những thủ tục và cách tiến hành theo yêu cầu tối thiểu cho từng mẫu vật.

Sự vận chuyển các mẫu vật phải tuân theo những quy tắc, luật lệ của quốc gia và quốc tế.
2.1.4.Đánh giá mức độ nguy hiểm của vi sinh vật

Một số thông tin cần thiết để trợ giúp cho việc xác định độ nguy hiểm của những mẫu vật là:

Dữ liệu và y học đối với bệnh nhân.

Dữ liệu về bệnh dịch.

Những thông tin về nguồn gốc địa lý của mẫu vật.
2.1.4.Đánh giá mức độ nguy hiểm của vi sinh vật

Trong trường hợp các bệnh xảy ra chưa rõ nguyên nhân, những hướng dẫn chưa thích hợp, có thể cần sự trợ giúp của các chuyên gia giỏi trong nước và tổ chức Y tế thế giới trong mạng lưới quốc tế, những mẫu vật này nên được gởi đi để phân tích mức độ an toàn sinh học của chúng.
2.1.4.Đánh giá mức độ nguy hiểm của vi sinh vật

Mỗi phòng thí nghiệm nên có những quy tắc về hoạt động an toàn thường xuyên để nhận ra được những nguy hiểm tiềm tàng hay những nguy hiểm đã biết.

Những kĩ thuật về an toàn vi sinh cần thiết (GMT) đặt nền tảng cho sự an toàn trong phòng thí nghiệm.
2.2.An toàn sinh học trong phòng thí nghiệm cấp độ 1 và 2 - phòng thí nghiệm cơ bản
2.2.1.Quy tắc thực hành



Những kí hiệu và biểu tượng quốc tế cảnh báo sự nguy hiểm sinh học phải được thể hiện trên những cánh cửa phòng thí nghiệm.

Chỉ những chuyên gia mới được cho vào những nơi làm việc trong phòng thí nghiệm.

Cửa phòng thí nghiệm cần đóng kín.
Lối vào

Không nên cho trẻ em vào những nơi làm việc trong phòng thí nghiệm.

Con đường tới các nhà nuôi động vật cần được kiểm soát đặc biệt.

Không một động vật nào được đưa vào nếu không có liên quan đến công việc của phòng thí nghiệm.

Cần có thẻ vào cổng dành cho nhân viên.
Lối vào


Đồng phục bảo vệ phải được mặc trong suốt thời gian làm việc trong phòng thí nghiệm.

Đeo găng tay khi thí nghiệm. Sau khi sử dụng, găng tay cần được vứt bỏ và rửa tay cẩn thận.

Rửa tay sau khi tiếp xúc với những động vật, tác nhân lây nhiễm và trước khi rời khỏi phòng thí nghiệm.
Bảo vệ cá nhân

Sử dụng kính an toàn, tấm che chắn mặt hoặc các thiết bị bảo vệ.

Nghiêm cấm việc mặc quần áo bảo vệ ra ngoài phòng thí nghiệm.

Đi dép trong phòng thí nghiệm.

Bảo vệ cá nhân

Cấm ăn uống, hút thuốc, trang điểm và dùng kính áp tròng trong phòng thí nghiệm.

Cấm để thức ăn, đồ uống trong phòng thí nghiệm.

Trong phòng thí nghiệm phải sử dụng quần áo bảo vệ, không được để trong cùng tủ có khóa hay tủ có nhiều ngăn có quần áo đi làm.
Bảo vệ cá nhân

Nghiêm cấm hút pippet bằng miệng.

Không được giữ các vật liệu bằng miệng, không liếm các nhãn.

Tất cả các kĩ thuật tiến hành cần được giảm thiểu nhất về rơi vãi.

Hạn chế việc sử dụng kim tiêm và xiranh.
Nguyên tắc

Ghi chép lại tất cả việc đánh đổ chất nguy hiểm hay các chất lây nhiễm tiềm cho người quản lí phòng thí nghiệm.

Thủ tục ghi chép cho việc làm sạch tất cả các vết tràn phải được thực hiện và theo dõi.

Chất lỏng ô nhiễm phải được khử trùng (vật lý hay hóa học) trước khi thải ra cống rãnh.
Nguyên tắc

Phòng thí nghiệm cần giữ sạch sẽ, gọn gàng và các vật liệu cần đặt đúng chỗ quy định.
Bề mặt nơi làm việc cần được khử trùng sau khi chất có tiềm năng gây nguy hiểm bị tràn ra và cuối ngày làm việc.
Tất cả các vật liệu gây ô nhiễm, mẫu vật và dụng cụ cấy vi khuẩn phải được khử trùng trước khi bỏ đi hay làm sạch trước khi sử dụng lại.
Những túi, dụng cụ vận chuyển phải được sử dụng theo tiêu chuẩn quốc gia hay quốc tế.
Khi mở cửa sổ, nên có màn che chắn côn trùng.
Khu vực làm việc trong phòng thí nghiệm

Người quản lí an toàn phòng thí nghiệm:

Cần phải có trách nhiệm.

Phải đảm bảo sự an toàn sinh học của phòng.

Cần tổ chức khóa đào tạo thường xuyên về an toàn phòng thí nghiệm.
Quản lí an toàn sinh học:

Đảm bảo tất cả các nhân viên đều hiểu biết an toàn.

Có chương trình kiểm soát các động vật chân đốt và gặm nhấm.

Nắm được sức khỏe, giám sát và cách xử lí phù hợp cho các nhân viên trong trường hợp cần thiết và duy trì những báo cáo đầy đủ về sức khỏe.
Quản lí an toàn sinh học:

Theo tiêu chuẩn của an toàn sinh học cấp độ 1 và 2.
2.2.2.Thiết kế phòng thí nghiệm và các thiết bị:
Thiết kế:

Nguyên tắc chọn lựa chung:

Thiết kế để ngăn chặn hoặc hạn chế mối liên quan giữa thao tác và vật chất lây nhiễm.

Kết cấu vật liệu phải đáp ứng yêu cầu không thấm chất lỏng, chống ăn mòn.

Đồ án, kết cấu và cài đặt cho các thiết bị hoạt động đơn giản và luôn được duy trì hoạt động, làm sạch, khử trùng và kiểm tra giấy chứng nhận. Nên tránh những đồ bằng thuỷ tinh và những vật dụng dễ vỡ khác.
Thiết bị phòng thí nghiệm

Các thiết bị an toàn sinh học cần thiết

pipet
T ủ cấy an toàn sinh học
2.2.3.Giám sát y tế và sức khỏe:
Trải qua một kì kiểm tra về sức khỏe, cần được duy trì kĩ thuật vi sinh vật cần thiết (GMT).

2.2.4.Huấn luyện:
Nhân viên được huấn luyện để biết thông tin và các phương pháp an toàn về chất nguy hiểm cao thường gặp.
Khử trùng:
Phương pháp thông dụng nhất là khử trùng bằng nồi hơi.
Xử lí vất bỏ những vật liệu ô nhiễm và rác thải:
Cần có 1 hệ thống nhận biết và phân loại các vật liệu lây nhiễm và dụng cụ chứa chúng được công nhận theo nguyên tắc quốc gia và quốc tế.
2.2.5.Xử lí rác thải:


Biểu tượng và dấu hiệu cảnh báo quốc tế về nguy hiểm sinh học.

Quần áo bảo hộ trong phòng thí nghiệm.

Thao tác của tất cả các vật có nguy cơ lây nhiễm.

Thiết bị bảo vệ đường hô hấp.
2.3. An toàn sinh học trong phòng thí nghiệm cấp độ 3 - phòng thí nghiệm cách ly:
2.3.1. Qui tắc thực hành:

2.3.2.1.Thiết kế:
Theo tiêu chuẩn của an toàn sinh học cấp độ 3.

2.3.2.2.Thiết bị:
Tương tự như các phòng thí nghiệm cơ bản – An toàn sinh học cấp độ 2.

Tuy nhiên, thao tác với các vật liệu có tiềm năng lây nhiễm phải được thực hiện trong tủ an toàn sinh học hay các thiết bị an toàn cơ bản khác.
2.3.2.Thiết kế và thiết bị:

Bắt buộc kiểm tra sức khỏe cho các nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm.

Sau khi đánh giá bệnh lâm sàng, người bệnh được cung cấp thẻ giao dịch.

Phòng thí nghiệm được cách ly toàn bộ từ lưu lượng di chuyển và lối vào đi qua phòng.
2.3.4. Giám sát y tế và sức khỏe

Có hai người làm việc ở phòng thí nghiệm.

Thay đổi hoàn toàn quần áo và giày dép khi ra vào phòng thí nghiệm.

Huấn luyện nhân viên trong trường hợp khẩn cấp

Thiết lập giao dịch công cộng giữa nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm cấp độ 4 và nhân viên cung cấp ngoài phòng thí nghiệm.
2.4. An toàn sinh học trong phòng thí nghiệm cấp độ 4
2.4.1. Quy tắc thực hành

Đáp ứng đủ các tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp độ 4.
2.4.2. Thiết kế phòng thí nghiệm và các thiết bị

Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học

Nghị định Cartagena về an toàn sinh học là một nghị định pháp lý có tính bắt buộc cho công ước về đa dạng sinh học (CBD).

Nghị định được đặt tên như vậy để tỏ lòng tôn trọng đối với Cartagena, một vùng thuộc Colombia, nơi các cuộc đàm phán đã kết thúc vào ngày 29 tháng 1 năm 2000.
Nghị định an toàn sinh học là gì?
Mục tiêu của nó là bảo vệ sự đa dạng sinh học khỏi các nguy cơ tiềm ẩn của các vật sinh biến đổi gen sống (LMOS) được tạo ra nhờ công nghệ sinh học hiện đại.

Đối tượng của nghị định
Hoạt động, quá cảnh, tiêu thụ và sử dụng xuyên quốc gia tất cả các sinh vật biến đổi gen sống mà có ảnh hưởng bất lợi cho việc sử dụng lâu dài và bền vững tính đa dạng sinh học, có tính đến các nguy cơ đối với sức khoẻ con người”.

Nghị định không bao gồm:
• Các sản phẩm có nguồn gốc từ LMOs ( như giấy từ cây trồng biến đổi gen). 
• LMOs làm dược phẩm được các tổ chức và các hiệp ước quốc tế khác có liên quan gửi đến.


Nghị định bao gồm những gì?

Giúp đỡ các nước đang phát triển trong việc quản lý công nghệ sinh học hiện đại. 

Tạo ra thủ tục hợp tác thông tin tiến bộ (AIA).

Thành lập một "Ngân hàng an toàn sinh học " trên mạng.

Làm rõ mục đích của các bên mà bản hiệp ước không được thay đổi quyền và nghĩa vụ của các chính phủ thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hay các bản hiệp ước quốc tế đang tồn tại.

Nghị định an toàn sinh học có vai trò gì?
Cơ cấu chủ yếu của Nghị định là thủ tục Hiệp ước thông tin tiến bộ (AIA).

Nước xuất khẩu phải cung cấp cho nước nhập khẩu bản báo cáo thông tin chi tiết về LMO, mức thuế của LMO và tình hình kiểm soát tại các nước xuất khẩu.

Nước nhập khẩu phải tiếp cận thông tin trong vòng 90 ngày và hoặc là người thông báo phải tuân theo hệ thống quy chế của nước đó hoặc là tuân theo các thủ tục của Nghị định.
Các điểm mấu chốt của Nghị định
Hiệp ước thông tin tiến bộ (AIA)
Các chuyến hàng liên tiếp nhau

Các sinh vật biến đổi gen sống không nhằm mục đích đưa ra ngoài môi trường
Đâu không phải là đối tượng của AIA?
Đánh giá mức độ nguy hiểm theo một cách khoa học dựa trên các kỹ thuật đã đựơc công nhận, tính đến cả hướng dẫn và tin tức của các tổ chức quốc tế có liên quan. 

Thiếu kiến thức khoa học hay sự liên ứng khoa học cần phải được hiểu là phải chỉ rõ một mức độ ngoại lệ hoặc mối nguy hiểm, một mối nguy hiểm đã biến mất hoặc một mối nguy hiểm có thể chấp nhận được.

Đánh giá mức độ nguy hiểm
Khuyến khích các chính phủ thành viên giúp đỡ về đào tạo khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy chuyển giao về kỹ thuật, kiến thức và các nguồn tài chính

Chính phủ cũng có nhiệm vụ tạo điệu kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân.
Quyền hạn của Nghị định 
Các chính phủ thành viên phải cam kết nâng cao trình độ dân trí, đảm bảo người dân sẽ được tiếp cận với nguồn thông tin và kiến thức phổ thông.
Các biện pháp quốc gia có vai trò quan trọng trong việc hiệu lực hoá các thủ tục hành chính.
Các nước này phải áp dụng một số biện pháp nhằm ngăn chặn việc vận chuyển bất hợp pháp và làm thoát các sinh vật biến đổi gen sống.
Ghi chú về Sinh vật biến đổi gen sống  (LMO). Bất kỳ sinh vật sống nào đã qua quá trình kết hợp nguyên liệu gen thu được nhờ công nghệ sinh học hiện đại.
Trình độ dân trí
Nguyễn Văn Mùi. “An toàn sinh học” (2009).
www.nihe.org.vn
antoansinhhoc.vn
garnetslifeadventures.blogspot.com
www.us-asean.org
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁM ƠN THẦY VÀ
CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Lê Lệ Chi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)