HUẾ XƯA!

Chia sẻ bởi Võ Văn Chi | Ngày 27/04/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: HUẾ XƯA! thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Sông Phủ cam
Một gia đình quan chức
Sông Gia Hội
Cầu Trường Tiền
Cầu dài 403 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, do Pháp xây dựng năm 1905 tại vị trí cầu Thành Thái cũ (cầu gỗ xây dựng 1897-1899, bị đổ năm 1904), lúc đầu cầu mang tên Clê-măng-xô (cầu Clemenceau). Năm 1945 chính phủ Trần Trọng Kim đổi tên là cầu Nguyễn Hoàng. Tuy nhiên nhân dân vẫn gọi là cầu Trường Tiền, do cầu nằm cạnh xưởng đúc tiền cũ sát bờ sông Hương.
Trong chiến tranh năm 1968, trụ 3 và nhịp 7 bị phá huỷ, sau đã được sửa chữa lại.
Cầu Trường Tiền cách đây 50 năm

Phố cổ Bao Vinh - 1926
Kinh thành Huế năm 1875
Người khởi đầu cho sự nghiệp của nhà Nguyễn là Nguyễn Kim (1468-1545). Khi nhà Hậu Lê bị nhà Mạc cướp ngôi vào năm 1527, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa để chống lại nhà Mạc. Sau đó Nguyễn Kim còn kiếm được một người con của vua Lê cũ để nối tiếp nhà Lê, đây là Lê Trang Tông. Nhờ công này, Nguyễn Kim được vua phong chức Quốc công, trông coi tất cả quân đội. Nguyễn Kim sau bị người nhà Mạc dùng thuốc độc giết. Nguyễn Kim có hai người con trai là: Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng, cả hai đều được phong chức Quận công, nhưng binh quyền lọt vào tay người anh rể là Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm nắm quyền chỉ huy quân đội, trông coi tất cả mọi việc trong triều đình. Để giảm bớt quyền lực của họ Nguyễn, Trịnh Kiểm giết Nguyễn Uông. Lo sợ cho chính mình, Nguyễn Hoàng xin vào trấn đất Thuận Hóa, tức là miền nam của Việt Nam lúc đó (phần đất thuộc các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam bây giờ), vào năm 1558 để tránh xa Chúa Trịnh. Từ đó Nguyễn Hoàng lập nên căn cứ của mình tại phương nam, mở rộng ranh giới bằng cách xâm chiếm Chiêm Thành, Lào, Chân Lạp, gây sức ép với các vua của Đế quốc Khmer để họ nhường đất của xứ Phù Nam cũ (tức là miền Nam Việt Nam bây giờ). Tuy nhiên, các chúa Nguyễn lúc đó về hình thức vẫn thần phục vua Lê và cũng chỉ xưng "Chúa" (Chúa Nguyễn), với Nguyễn Hoàng là người đầu tiên xưng là Chúa Tiên, và đặt tên cho vùng đất cai trị của mình là Đàng Trong.
Con của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên, hay Chúa Sãi, lên ngôi chúa năm 1613, là người đầu tiên mang họ Nguyễn Phúc. Từ đó con cháu trong giòng họ này đều mang họ này.
Sáu đời sau Nguyễn Phúc Khoát, lên ngôi vào năm 1738, là người đầu tiên xưng "vương" vì Chúa Trịnh tại phương bắc cũng đã xưng vương – vua Lê chỉ còn hư vị. Nguyễn Phúc Khoát xưng mình là Võ Vương.


Sau khi Vũ Vương chết, theo di chúc người nối ngôi phải là Nguyễn Phúc Luân nhưng một vị quan trong triều là Trương Phúc Loan lập Nguyễn Phúc Thuần, mới 12 tuổi, lên ngôi để nắm quyền. Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi năm 1765, xưng là Định Vương.
Trương Phúc Loan là một người độc ác, tàn bạo nên dân chúng nổi lên khởi nghĩa, trong số đó là anh em nhà Tây Sơn. Nhà Tây Sơn được lòng dân nên thế lực rất mạnh. Họ đánh bại quân nhà Nguyễn, bắt giết Định Vương và rất nhiều người trong họ Nguyễn Phúc. (Một người cháu, gọi Định Vương là chú, tên Nguyễn Phúc Dương lên nối ngôi nhưng cũng phải đầu hàng sau một năm.) Nhà Tây Sơn cũng đánh bại quân nhà Trịnh và chiếm cả Thăng Long, nhưng họ lại giao trả đất phía bắc (Đàng Ngoài) lại cho vua Lê và rút quân về lo việc cai trị Đàng Trong.
Kể từ khi Nguyễn Hoàng lên ngôi chúa năm 1558 đến khi Nguyễn Phúc Dương đầu hàng vào năm 1777, các chúa Nguyễn đã cai trị Đàng Trong hơn 200 năm và mở mang biên giới về phía nam cho đến tận vịnh Thái Lan.
Phú Xuân rơi vào tay họ Trịnh, chúa Nguyễn Phúc Thuần cùng với Tân chính Vương Nguyễn Phúc Dương và gia quyến chạy vào Quảng Nam, trong số đó có một người con của Nguyễn Phúc Luân là Nguyễn Phúc Ánh, lúc bấy giờ mới 13 tuổi. Sau khi củng cố lực lượng năm Canh Tý (1780) Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi Vương ở Gia Định. Trong 24 năm Nguyễn Phúc Ánh đã tham chiến nhiều lần với quân của nhà Tây Sơn, thường là bị thất bại và phải chạy trốn. Sau nhờ sự ủng hộ, nhất là về các vũ khí, của các nhà truyền giáo người Pháp (đặc biệt là sự giúp đỡ của ông Pigneau de Béhaine) đồng thời lúc đó vua Quang Trung đã mất, anh em nhà Tây Sơn cũng đang trong cảnh "cốt nhục tương tàn", Nguyễn Phúc Ánh đã đánh bại nhà Tây Sơn, chiếm hẳn đất phía bắc của vua Lê, thống nhất quốc gia và mở đầu cho triều đại nhà Nguyễn.
Để trả thù, Nguyễn Phúc Ánh cũng giết rất nhiều người của nhà Tây Sơn
(ST)
Cửu đỉnh

Cửu Đỉnh là một tập hợp gồm 9 cái đỉnh bằng đồng đặt ở trước Hiển Lâm Các đối diện với Thế Miếu, phía tây nam Hoàng Thành tại thành phố Huế. Cửu Đỉnh là công trình nghệ thuật có giá trị nhất tại Huế, Việt Nam.
Chín cái đỉnh, mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một vị hoàng đế của triều Nguyễn, chúng có trọng lượng khác nhau và hình chạm khắc bên ngoài đỉnh cũng khác nhau. 9 đỉnh đó là:
*Cao Đỉnh: tương ứng với Thế Tổ Cao Hoàng Đế, vua đầu tiên của triều Nguyễn có niên hiệu là Gia Long.
* Nhân Đỉnh: tương ứng với Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế, niên hiệu Minh Mạng
* Chương Đỉnh: tương ứng với Hiến Tổ Chương Hoàng đế, niên hiệu Thiệu Trị
* Anh Đỉnh: tương ứng với Dực Tông Anh Hoàng đế, niên hiệu Tự Đức
* Nghị Đỉnh: tương ứng với Giản Tông Nghị Hoàng đế, niên hiệu Kiến Phúc
* Thuần Đỉnh: tương ứng với Cảnh Tông Thuần Hoàng đế,niên hiệu Đồng Khánh
* Tuyên Đỉnh: tương ứng với Hoằng Tông Tuyên Hoàng đế, niên hiệu Khải Định
* Dụ Đỉnh* Huyền Đỉnh
Hai đỉnh Dụ và Huyền chưa được tương ứng với vị vua nào thì triều Nguyễn đã chấm dứt. Mặc dù còn 6 vị vua khác là Dục Đức, Hiệp Hòa, Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, Bảo Đại nhưng không được tương ứng với các đỉnh.
Trên mỗi đỉnh có ghép 17 tấm đồng chạm khắc các phong cảnh như sông núi..., sản vật như lúa ngô... của đất nước. Tổng cộng có 153 tấm chạm khắc. Các còn đỉnh khác nhau về hình dáng quai, hình dáng chân. Đỉnh lớn nhất là Cao Đỉnh, cao 2,5m nặng 2601kg; nhỏ nhất là Huyền Đỉnh, cao 2,21m nặng 1935kg.Tất cả đều được đúc ở Huế vào cuối năm 1835,hoàn thành vào đầu năm 1837,dùng làm biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước và ước mơ triều đại mãi vững bền
Vị trí: Cửu vị thần công được đặt gần cửa Thể Nhơn và cửa Quảng Ðức bên trong kinh thành Huế, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Đặc điểm: Cửu vị thần công là chín khẩu súng thờ, tượng trưng cho những vị thần linh bảo vệ kinh thành.
Ngày 31/01/1803, Gia Long hạ lệnh thu hết tất cả đồ dùng bằng đồng của triều đại Tây Sơn đúc thành 9 khẩu súng. Ðến cuối tháng Giêng năm 1804 thì công việc đúc hoàn thành. Người ta lấy tên bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Ðông và ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ để đặt tên cho 9 khẩu súng. Tất cả chín khẩu đều được phong "Thần Oai vô địch thượng tướng quân". Mỗi khẩu dài 5,1m, nặng trên 10 tấn.
Trọng lượng của từng khẩu (tính theo cân ta):
Súng thứ 1: Xuân, nặng 17.700 cân
Súng thứ 2: Hạ, nặng 17.200 cân
Súng thứ 3: Thu, nặng 18.400 cân
Súng thứ 4: Ðông, nặng 17.800 cân
Súng thứ 5: Mộc, nặng 17.000 cân
Súng thứ 6: Hoả, nặng 17.200 cân
Súng thứ 7: Thổ, nặng 18.800 cân
Súng thứ 8: Kim, nặng 17.600 cân
Súng thứ 9: Thủy, nặng 17.200 cân
Thân súng chạm trổ tỉ mỉ, khắc danh hiệu, vị thứ, trọng lượng, cách dùng súng, bài ký về việc tranh chấp với Tây Sơn cùng việc thu đồng đúc súng.
Chín khẩu súng này chưa hề dùng trong trận mạc, chúng chỉ có tính cách tượng trưng, xem như những vị thần linh bảo vệ kinh thành.
Lúc mới đúc xong, Cửu vị thần công được đặt dưới chân Hoàng Thành, trước cửa Ngọ Môn. Ðến đời Khải Ðịnh mới dời ra vị trí như ta thấy hiện nay.
Binh lính thời nhà Nguyễn năm 1875
Cửa Hiển nhơn
Hoàng Thành và Tử Cấm Thành được gọi chung là Đại Nội. Hoàng Thành có 4 cửa:
1. Cửa Ngọ Môn (phía Nam, trông ra đường 23 tháng 8 )
2. Cửa Hòa Bình (Bắc, trước dành cho vua đi chơi, trông ra đường Đặng Thái Thân)
3. Cửa Chương Đức (Tây, trước dành cho phái nữ, trông ra đường Lê Huân)
4. Cửa Hiển Nhơn (Đông, trước dành cho phái nam, trông ra đường Đoàn Thị Điểm)
Ngọ môn xưa


* Chính giữa là Ngọ Môn, dành cho vua
* Tiếp theo là Giáp Môn, dành cho quan lại
* "Hai cửa quanh" là Dịch Môn, dành cho voi, ngựa và binh lính
* "Chín lầu" chỉ lầu Ngũ Phụng (nằm phía trên Ngọ Môn), gồm 2 tầng nhưng có 9 mái. "Lầu vàng" nằm giữa, cao nhất, lợp ngói hoàng lưu ly (men vàng). "Tám lầu xanh" thấp hơn, lợp ngói thanh lưu ly (men xanh).
Ngọ Môn năm cửa chín lầu
Một lầu vàng, tám lầu xanh
Ba cửa thẳng, hai cửa quanh
Ngọ môn xưa
Đại Nội xưa

Miếu thờ:
* Triệu Miếu: thờ Nguyễn Kim [1]
* Thái Miếu: thờ chín chúa Nguyễn
* Hưng Miếu: thờ Nguyễn Phúc Luân, thân phụ vua Gia Long
* Thế Miếu: thờ các vua Nguyễn
* Điện Phụng Tiên: thờ các vua Nguyễn, dành cho phái nữ đến lễ vì họ không được phép vào Thế Miếu
Tên của các miếu đặt theo miếu hiệu của các vua và chúa Nguyễn: Nguyễn Kim được truy tôn là Triệu Tổ, Nguyễn Hoàng là Thái Tổ, Nguyễn Phúc Luân là Hưng Tổ, vua Gia Long là Thế Tổ.
Đại Nội còn có các công trình nổi tiếng sau:
* Điện Thái Hòa: nơi cử hành các nghi lễ quan trọng của triều đình
* Cung Diên Thọ: nơi ở của hoàng thái hậu (mẹ của vua)
* Cung Trường Sanh: nơi ở của thái hoàng thái hậu (bà nội của vua)
* Vườn Cơ Hạ, điện Khâm Văn: nơi các hoàng tử học tập và chơi đùa
* Hiển Lâm Các: nơi tưởng nhớ công lao của vua quan nhà Nguyễn

Ga xe lửa Huế (Ga Trường súng)
Đây là đầu mối giao thông quan trọng, là địa điểm liên lạc các tổ chức yêu nước qua các thời kỳ chống thực dân Pháp liên lạc các tổ chức yêu nước qua các thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ở Trung Kỳ và thành phố Huế. Đến năm 1945, Ga Huế được mang tên ga Trần Cao Vân, nơi đưa tiễn hàng vạn thanh niên yêu nước lên đường Nam tiến, chiến đấu chống giặc Pháp và kẻ thù cướp nước khác. Bấy giờ thuộc Đệ Cửu, nay thuộc phường Phường Đúc, thành phố Huế.
Nhà ga lớn ở Huế lập vào năm 1906 nằm trên tuyến đường sắt xuyên Việt.
Cảnh toàn thành của cố đô Huế khi xưa
Cảnh toàn thành của cố đô Huế khi xưa
Cảnh toàn thành của cố đô Huế khi xưa
Cảnh toàn thành của cố đô Huế khi xưa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Văn Chi
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)