HSG9
Chia sẻ bởi Trịnh Thu Hằng |
Ngày 26/04/2019 |
78
Chia sẻ tài liệu: HSG9 thuộc Sinh học 11
Nội dung tài liệu:
Sở Giáo Dục & Đào Tạo NGhệ an
Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 THCS
năm học 2010 - 2011
Môn thi: sinh học - bảng a
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3,0 điểm).
a) Nếu trong quần thể cây giao phấn và quần thể cây tự thụ phấn đều có gen đột biến lặn xuất hiện ở giao tử với tần số như nhau thì thể đột biến được phát hiện sớm hơn ở quần thể nào? Giải thích.
b) Ở đậu Hà Lan, tính trạng hạt trơn (B) trội hoàn toàn so với tính trạng hạt nhăn (b). Cho cây đậu hạt trơn F1 (có kiểu gen Bb) tự thụ phấn liên tiếp qua một số thế hệ. Xác định tỷ lệ tính trạng hình dạng hạt đậu Hà Lan ở trên cây F2. Biết quá trình thụ phấn, thụ tinh diễn ra bình thường, tỷ lệ sống sót của các cá thể ngang nhau.
Câu 2 (3,0 điểm).
a) Ở một loài động vật, giả sử có một tinh bào bậc 1 chứa hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng Bb và Cc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại tinh trùng? Vì sao?
b) Ở một loài động vật khác, giả sử có một noãn bào bậc 1 chứa ba cặp nhiễm sắc thể AaBbCc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại trứng? Vì sao?
c) Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12, nêu cơ chế hình thành thể tứ bội (4n = 24) do nguyên phân và giảm phân không bình thường.
Câu 3 (2,0 điểm).
a) Giải thích vì sao hai phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống phân tử ADN mẹ.
b) Nguồn gốc chung của sinh giới và tính đa dạng của các loài sinh vật được giải thích như thế nào trên cơ sở cấu tạo của ADN.
Câu 4 (5,0 điểm).
a) Nêu sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kỳ tế bào. Sự biến đổi đó có ý nghĩa gì?
b) Trình bày ý nghĩa và mối liên quan giữa nguyên phân, giảm phân, thụ tinh trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền ở sinh vật sinh sản hữu tính.
Câu 5 (2,0 điểm).
Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 6 (5,0 điểm).
Ở một loài sinh vật, tổng số nhiễm sắc thể của 1/1000 số giao tử đực tham gia một đợt thụ tinh có 70000 nhiễm sắc thể, trong đó chỉ có 0,1% số giao tử đực trực tiếp thụ tinh của nhóm này. Biết rằng bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n của loài có 14 nhiễm sắc thể.
a) Xác định số hợp tử được tạo thành.
b) Một hợp tử của nhóm trên khi nguyên phân liên tiếp 4 đợt đã tạo ra ở thế hệ tế bào cuối cùng có 208 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định số lượng nhiễm sắc thể của hợp tử và cơ chế tạo thành nó.
c) Một hợp tử khác của nhóm trên nguyên phân liên tiếp 4 đợt đã tạo thế hệ tế bào cuối cùng có 336 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định số lượng nhiễm sắc thể của hợp tử và cơ chế tạo thành nó.
Biết rằng các trường hợp trên có sự thay đổi của vật chất di truyền trong quá trình phát sinh giao tử cái.
- - - Hết - - -
Họ và tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: ............................
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1
3.0
a)- Trong quần thể giao phấn chéo, gen lặn tồn tại ở thể dị hợp tử và phải qua nhiều thế hệ tần số của nó mới tăng dần lên. Khi đó, gen đột biến lặn mới có nhiều cơ hội tổ hợp thành đồng hợp tử. Vì thế, thể đột biến xuất hiện muộn.
- Trong quần thể cây tự thụ phấn, gen đột biến lặn thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử và khi cây dị hợp tử tự thụ phấn sẽ cho ra ngay thể đột biến. Như vậy, thể đột biến được phát hiện sớm hơn so với trường hợp quần thể cây giao phấn chéo.
0.75
0.75
b) Hạt ở trên cây F2 thuộc thế hệ F3.
Do đó hình dạng hạt ở F3 có tỷ lệ như sau: 5 hạt trơn: 3 hạt nhăn.
(HS có thể lập bảng hoặc dùng công thức để tính tỷ lệ F3
Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 THCS
năm học 2010 - 2011
Môn thi: sinh học - bảng a
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3,0 điểm).
a) Nếu trong quần thể cây giao phấn và quần thể cây tự thụ phấn đều có gen đột biến lặn xuất hiện ở giao tử với tần số như nhau thì thể đột biến được phát hiện sớm hơn ở quần thể nào? Giải thích.
b) Ở đậu Hà Lan, tính trạng hạt trơn (B) trội hoàn toàn so với tính trạng hạt nhăn (b). Cho cây đậu hạt trơn F1 (có kiểu gen Bb) tự thụ phấn liên tiếp qua một số thế hệ. Xác định tỷ lệ tính trạng hình dạng hạt đậu Hà Lan ở trên cây F2. Biết quá trình thụ phấn, thụ tinh diễn ra bình thường, tỷ lệ sống sót của các cá thể ngang nhau.
Câu 2 (3,0 điểm).
a) Ở một loài động vật, giả sử có một tinh bào bậc 1 chứa hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng Bb và Cc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại tinh trùng? Vì sao?
b) Ở một loài động vật khác, giả sử có một noãn bào bậc 1 chứa ba cặp nhiễm sắc thể AaBbCc khi giảm phân sẽ cho ra mấy loại trứng? Vì sao?
c) Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12, nêu cơ chế hình thành thể tứ bội (4n = 24) do nguyên phân và giảm phân không bình thường.
Câu 3 (2,0 điểm).
a) Giải thích vì sao hai phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống phân tử ADN mẹ.
b) Nguồn gốc chung của sinh giới và tính đa dạng của các loài sinh vật được giải thích như thế nào trên cơ sở cấu tạo của ADN.
Câu 4 (5,0 điểm).
a) Nêu sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kỳ tế bào. Sự biến đổi đó có ý nghĩa gì?
b) Trình bày ý nghĩa và mối liên quan giữa nguyên phân, giảm phân, thụ tinh trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền ở sinh vật sinh sản hữu tính.
Câu 5 (2,0 điểm).
Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 6 (5,0 điểm).
Ở một loài sinh vật, tổng số nhiễm sắc thể của 1/1000 số giao tử đực tham gia một đợt thụ tinh có 70000 nhiễm sắc thể, trong đó chỉ có 0,1% số giao tử đực trực tiếp thụ tinh của nhóm này. Biết rằng bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n của loài có 14 nhiễm sắc thể.
a) Xác định số hợp tử được tạo thành.
b) Một hợp tử của nhóm trên khi nguyên phân liên tiếp 4 đợt đã tạo ra ở thế hệ tế bào cuối cùng có 208 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định số lượng nhiễm sắc thể của hợp tử và cơ chế tạo thành nó.
c) Một hợp tử khác của nhóm trên nguyên phân liên tiếp 4 đợt đã tạo thế hệ tế bào cuối cùng có 336 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định số lượng nhiễm sắc thể của hợp tử và cơ chế tạo thành nó.
Biết rằng các trường hợp trên có sự thay đổi của vật chất di truyền trong quá trình phát sinh giao tử cái.
- - - Hết - - -
Họ và tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: ............................
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1
3.0
a)- Trong quần thể giao phấn chéo, gen lặn tồn tại ở thể dị hợp tử và phải qua nhiều thế hệ tần số của nó mới tăng dần lên. Khi đó, gen đột biến lặn mới có nhiều cơ hội tổ hợp thành đồng hợp tử. Vì thế, thể đột biến xuất hiện muộn.
- Trong quần thể cây tự thụ phấn, gen đột biến lặn thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử và khi cây dị hợp tử tự thụ phấn sẽ cho ra ngay thể đột biến. Như vậy, thể đột biến được phát hiện sớm hơn so với trường hợp quần thể cây giao phấn chéo.
0.75
0.75
b) Hạt ở trên cây F2 thuộc thế hệ F3.
Do đó hình dạng hạt ở F3 có tỷ lệ như sau: 5 hạt trơn: 3 hạt nhăn.
(HS có thể lập bảng hoặc dùng công thức để tính tỷ lệ F3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trịnh Thu Hằng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)