HSG VLOP 1
Chia sẻ bởi Phạm Mai Hiên |
Ngày 08/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: HSG VLOP 1 thuộc Toán học 1
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học: 2010- 2011
Môn: Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: (4.0 điểm)
Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ như thế nào?
Câu 2: (4.0 điểm)
“Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời (1). Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch (2). Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương (3). Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề (4). Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ (5)...”
(Theo Vũ Tú Nam, Biển đẹp)
a- Tìm câu ghép trong đoạn trích trên.
b- Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép.
c- Có thể tách mỗi vế câu trong các câu ghép trên thành một câu đơn không? Vì sao?
Câu 3: (13.0 điểm)
Bằng hiểu biết của mình, em hãy viết bài văn giới thiệu về tập thơ Nhật kí trong tù và bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh.
(Riêng tập thơ “Nhật kí trong tù” nên giới thiệu những nét chính về hoàn cảnh sáng tác, nội dung và nghệ thuật...).
---------------- Hết ---------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học: 2010- 2011
Môn: Ngữ văn lớp 8
Câu 1: (4.0 điểm)
HS có thể viết dưới dạng đoạn văn, cần thể hiện được hai ý cơ bản sau:
- Cuộc đời: Họ đều là những người nông dân cơ cực, nghèo khổ, số phận đáng thương, tình cảnh bế tắc... (2.0 điểm)
- Tính cách: Ở đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là sức mạnh của tình thương, của tiềm năng phản kháng; ở truyện ngắn “Lão Hạc” là ý thức về nhân cách, là lòng tự trọng dù nghèo khổ... Họ là những người nông dân có vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng tận tụy hi sinh vì người thân. (2.0 điểm)
Câu 2: (3.0 điểm)
Mỗi ý cho 1.0 điểm. Cụ thể:
a- HS xác định đúng các câu ghép: 2, 3, 4, 5; mỗi câu cho 0.25 điểm.
b- Quan hệ giữa các vế câu ở cả 4 câu ghép đều là quan hệ điều kiện: Vế đầu chỉ điều kiện, vế sau chỉ kết quả.
c- Không nên tách mỗi vế câu trong các câu ghép trên thành câu đơn. Vì mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu rất chặt chẽ: ý được nêu của vế câu này là điều kiện của ý được nêu trong vế câu kia.
Câu 3: (13.0 điểm)
1-Yêu cầu chung:
- HS viết được bài văn thuyết minh giới thiệu về tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh và bài thơ “Ngắm trăng” được trích trong tập thơ ấy.
- Giới thiệu những nét chính về tập thơ “Nhật kí trong tù” và sử dụng các phương pháp thuyết minh: phân tích, trình bày, đánh giá để giới thiệu nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Ngắm trăng”.
2- Yêu cầu cụ thể:
a- Mở bài: (1.0 điểm)
Giới thiệu khái quát về Hồ Chí Minh và tập thơ “Nhật kí trong tù”, trong đó phải kể đến bài thơ “Ngắm trăng”
b- Thân bài: (11.0 điểm)
* Giới thiệu về tập thơ “Nhật kí trong tù”: (4.0 điểm)
- Tháng 8/1942, trong chuyến đi công tác sang Trung Quốc, không may Hồ Chí Minh bị chính quyền địa phương (gần thị trấn Túc Vinh, Trung Quốc) bắt giữ, rồi bị giải tới, giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa cực khổ hơn một năm trời. Trong những ngày đó Người đã viết “Nhật kí trong tù”:
Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng ngồi trong ngục biết làm chi đây?
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do. (1.0 điểm)
- “Nhật kí trong tù” là tập thơ viết bằng chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt.
Đặng Thai Mai đã nói một cách hóm hỉnh về tập thơ “Nhật kí trong tù”
Năm học: 2010- 2011
Môn: Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: (4.0 điểm)
Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ như thế nào?
Câu 2: (4.0 điểm)
“Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời (1). Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch (2). Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương (3). Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề (4). Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ (5)...”
(Theo Vũ Tú Nam, Biển đẹp)
a- Tìm câu ghép trong đoạn trích trên.
b- Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép.
c- Có thể tách mỗi vế câu trong các câu ghép trên thành một câu đơn không? Vì sao?
Câu 3: (13.0 điểm)
Bằng hiểu biết của mình, em hãy viết bài văn giới thiệu về tập thơ Nhật kí trong tù và bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh.
(Riêng tập thơ “Nhật kí trong tù” nên giới thiệu những nét chính về hoàn cảnh sáng tác, nội dung và nghệ thuật...).
---------------- Hết ---------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học: 2010- 2011
Môn: Ngữ văn lớp 8
Câu 1: (4.0 điểm)
HS có thể viết dưới dạng đoạn văn, cần thể hiện được hai ý cơ bản sau:
- Cuộc đời: Họ đều là những người nông dân cơ cực, nghèo khổ, số phận đáng thương, tình cảnh bế tắc... (2.0 điểm)
- Tính cách: Ở đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là sức mạnh của tình thương, của tiềm năng phản kháng; ở truyện ngắn “Lão Hạc” là ý thức về nhân cách, là lòng tự trọng dù nghèo khổ... Họ là những người nông dân có vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng tận tụy hi sinh vì người thân. (2.0 điểm)
Câu 2: (3.0 điểm)
Mỗi ý cho 1.0 điểm. Cụ thể:
a- HS xác định đúng các câu ghép: 2, 3, 4, 5; mỗi câu cho 0.25 điểm.
b- Quan hệ giữa các vế câu ở cả 4 câu ghép đều là quan hệ điều kiện: Vế đầu chỉ điều kiện, vế sau chỉ kết quả.
c- Không nên tách mỗi vế câu trong các câu ghép trên thành câu đơn. Vì mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu rất chặt chẽ: ý được nêu của vế câu này là điều kiện của ý được nêu trong vế câu kia.
Câu 3: (13.0 điểm)
1-Yêu cầu chung:
- HS viết được bài văn thuyết minh giới thiệu về tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh và bài thơ “Ngắm trăng” được trích trong tập thơ ấy.
- Giới thiệu những nét chính về tập thơ “Nhật kí trong tù” và sử dụng các phương pháp thuyết minh: phân tích, trình bày, đánh giá để giới thiệu nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Ngắm trăng”.
2- Yêu cầu cụ thể:
a- Mở bài: (1.0 điểm)
Giới thiệu khái quát về Hồ Chí Minh và tập thơ “Nhật kí trong tù”, trong đó phải kể đến bài thơ “Ngắm trăng”
b- Thân bài: (11.0 điểm)
* Giới thiệu về tập thơ “Nhật kí trong tù”: (4.0 điểm)
- Tháng 8/1942, trong chuyến đi công tác sang Trung Quốc, không may Hồ Chí Minh bị chính quyền địa phương (gần thị trấn Túc Vinh, Trung Quốc) bắt giữ, rồi bị giải tới, giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa cực khổ hơn một năm trời. Trong những ngày đó Người đã viết “Nhật kí trong tù”:
Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng ngồi trong ngục biết làm chi đây?
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do. (1.0 điểm)
- “Nhật kí trong tù” là tập thơ viết bằng chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt.
Đặng Thai Mai đã nói một cách hóm hỉnh về tập thơ “Nhật kí trong tù”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Mai Hiên
Dung lượng: 39,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)