HSG VĂN 6
Chia sẻ bởi Nguyễn Duy Ưng |
Ngày 17/10/2018 |
49
Chia sẻ tài liệu: HSG VĂN 6 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI CHỌN HS GIỎI
Môn: Ngữ văn lớp 6
Đề bài:
Câu 1: Thế nào là kết thúc có hậu trong chuyện cổ tích? Vì sao nhân dân lao động lại thích kết thúc có hậu? (2 điểm)
Câu 2: Viết hai đoạn văn trình bày những suy nghĩ của em về hai chi tiết: tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh. (2 điểm)
Câu 3: Bốn truyện truyền thuyết về thời đại Hùng Vương được học trong chương trình Ngữ văn 6- kì I đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước thời các vua Hùng.
Em hãy kể một câu chuyện tổng hợp về thời các vua Hùng bằng cách xâu chuỗi các sự việc chính trong bốn truyện truyền thuyết ấy? (6 điểm)
HƯỚNG DẪN chấm
Câu 1: (2 điểm)
- Truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu , trong đó kết thúc bao giờ cũng là kết thúc có hậu: cái thiện chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiêu trừ hoặc bị chế giễu…
- Nhân dân thích kết thúc có hậu vì nó thể hiện quan niệm “ ở hiền gặp lành ’’, “gieo gió gặt bão”… của nhân dân ta. Chỉ có kết thúc như vậy mới thỏa mãn ước mơ, niềm tin của nhân dân: những người bất hạnh cuối cùng cũng được hưởng hạnh phúc, kẻ xấu, kẻ ác cuối cùng cũng bị trừng trị thích đáng…
Câu 2: (2 điểm): Câu trả lời phải đạt được 2 ý cơ bản sau:
- Tiếng đàn kì diệu ẩn chứa nhiều ý nghĩa. Trước hết đó là tiếng đàn tượng trưng cho tình yêu. Nhờ tiếng đàn mà công chúa khỏi câm và nhận ra ân nhân của mình. Tiếng đàn thần ấy còn là đại diện cho công lí: Thạch Sanh được giải oan. Lí thông bị vạch tội. Không chỉ vậy, đó còn là tiếng đàn nhân đạo, yêu chuộng hòa bình. Tiếng đàn đó có thể cảm hóa con người, đẩy lùi chiến tranh. Tiếng đàn khẳng định tài năng, tâm hồn, tình cảm của chàng dũng sĩ có tâm hồn nghệ sĩ.
- Niêu cơm thần cũng là một chi tiết tưởng tượng giàu ý nghĩa. Niêu cơm có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy làm quân sĩ 18 nước chư hầu lúc coi thường, chế giễu,nhưng sau đó phải ngạc nhiên, khâm phục. Cùng với tếng đàn kì diệu, niêu cơm thần đã cảm hóa hoàn toàn kẻ thù và để lại lòng khâm phục trong lòng họ. Vì thế niêu cơm thần tượng trưng cho tình thương, lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết, và tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân ta. Ngoài ra, hình ảnh đó còn mang ước mơ lãng mạn về sự no đủ của cư dân nông nghiệp Việt Nam. Nếu có được niêu cơm “ăn hết lại đầy” thì lao động của con người sẽ đỡ vất vả hơn, mọi nười sẽ đều được no đủ, hạnh phúc.
Câu 3: (6 điểm)* Lưu ý: Đây là kiểu bài tổng hợp kể lại các truyện đã học bằng cách xâu chuỗi các sự việc chính theo trình tự thời gian. Như vậy các sự kiện mới nối tiếp nhau một cách tự nhiên.- Yêu cầu: HS xác định đúng bốn truyện truyền thuyết về thời đại Hùng Vương đã học: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh.
+ Sắp xếp thứ tự kể các sự việc chính ở truyện theo trình tự thời gian: Con Rồng cháu Tiên-> Thánh Gióng-> Bánh chưng bánh giầy-> Sơn Tinh, Thủy Tinh.
+ Các sự việc chính cần kể được ở mỗi truyện:
1. LLQ và Âu Cơ kết duyên vợ chồng đẻ ra bọc trăm trứng, nở trăm con, chia con cai quản địa phương, lập ra nước Văn Lang bắt đầu các thời Vua Hùng. Người Việt Nam tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ, cao quý “Con Rồng cháu Tiên”.
2. Đến thời Vua Hùng thứ 6, giặc Ân xâm lược, cậu bé làng Gióng ra đời, lớn lên kì lạ… vươn vai thành tráng sĩ… đánh tan giặc rồi bay về trời… Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương… đó là Thánh Gióng- người anh hùng chống giặc ngoại xâm trong mơ ước của nhân dân.
3. Sang đời Hùng Vương thứ 7, vua chọn người con nối ngôi. Lang Liêu làm bánh chưng, bánh giầy… Được truyền ngôi. Chàng là người anh hùng sáng tạo văn hóa- phong tục tập quán tốt đẹp ấy còn được gìn giữ và lưu truyền đến muôn đời.
4. Tới đời Hùng Vương thứ 18, Sơn Tinh, Thủy Tinh đều muốn lấy được Mị Nương làm vợ. Trận giao tranh của họ diễn ra ác liệt. Son Tinh chiến thắng, Thủy Tinh hàng năm dâng nước đánh ghen nhưng đều thất bại. Son Tinh là biểu tượng của người anh hùng
Môn: Ngữ văn lớp 6
Đề bài:
Câu 1: Thế nào là kết thúc có hậu trong chuyện cổ tích? Vì sao nhân dân lao động lại thích kết thúc có hậu? (2 điểm)
Câu 2: Viết hai đoạn văn trình bày những suy nghĩ của em về hai chi tiết: tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh. (2 điểm)
Câu 3: Bốn truyện truyền thuyết về thời đại Hùng Vương được học trong chương trình Ngữ văn 6- kì I đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước thời các vua Hùng.
Em hãy kể một câu chuyện tổng hợp về thời các vua Hùng bằng cách xâu chuỗi các sự việc chính trong bốn truyện truyền thuyết ấy? (6 điểm)
HƯỚNG DẪN chấm
Câu 1: (2 điểm)
- Truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu , trong đó kết thúc bao giờ cũng là kết thúc có hậu: cái thiện chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiêu trừ hoặc bị chế giễu…
- Nhân dân thích kết thúc có hậu vì nó thể hiện quan niệm “ ở hiền gặp lành ’’, “gieo gió gặt bão”… của nhân dân ta. Chỉ có kết thúc như vậy mới thỏa mãn ước mơ, niềm tin của nhân dân: những người bất hạnh cuối cùng cũng được hưởng hạnh phúc, kẻ xấu, kẻ ác cuối cùng cũng bị trừng trị thích đáng…
Câu 2: (2 điểm): Câu trả lời phải đạt được 2 ý cơ bản sau:
- Tiếng đàn kì diệu ẩn chứa nhiều ý nghĩa. Trước hết đó là tiếng đàn tượng trưng cho tình yêu. Nhờ tiếng đàn mà công chúa khỏi câm và nhận ra ân nhân của mình. Tiếng đàn thần ấy còn là đại diện cho công lí: Thạch Sanh được giải oan. Lí thông bị vạch tội. Không chỉ vậy, đó còn là tiếng đàn nhân đạo, yêu chuộng hòa bình. Tiếng đàn đó có thể cảm hóa con người, đẩy lùi chiến tranh. Tiếng đàn khẳng định tài năng, tâm hồn, tình cảm của chàng dũng sĩ có tâm hồn nghệ sĩ.
- Niêu cơm thần cũng là một chi tiết tưởng tượng giàu ý nghĩa. Niêu cơm có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy làm quân sĩ 18 nước chư hầu lúc coi thường, chế giễu,nhưng sau đó phải ngạc nhiên, khâm phục. Cùng với tếng đàn kì diệu, niêu cơm thần đã cảm hóa hoàn toàn kẻ thù và để lại lòng khâm phục trong lòng họ. Vì thế niêu cơm thần tượng trưng cho tình thương, lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết, và tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân ta. Ngoài ra, hình ảnh đó còn mang ước mơ lãng mạn về sự no đủ của cư dân nông nghiệp Việt Nam. Nếu có được niêu cơm “ăn hết lại đầy” thì lao động của con người sẽ đỡ vất vả hơn, mọi nười sẽ đều được no đủ, hạnh phúc.
Câu 3: (6 điểm)* Lưu ý: Đây là kiểu bài tổng hợp kể lại các truyện đã học bằng cách xâu chuỗi các sự việc chính theo trình tự thời gian. Như vậy các sự kiện mới nối tiếp nhau một cách tự nhiên.- Yêu cầu: HS xác định đúng bốn truyện truyền thuyết về thời đại Hùng Vương đã học: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh.
+ Sắp xếp thứ tự kể các sự việc chính ở truyện theo trình tự thời gian: Con Rồng cháu Tiên-> Thánh Gióng-> Bánh chưng bánh giầy-> Sơn Tinh, Thủy Tinh.
+ Các sự việc chính cần kể được ở mỗi truyện:
1. LLQ và Âu Cơ kết duyên vợ chồng đẻ ra bọc trăm trứng, nở trăm con, chia con cai quản địa phương, lập ra nước Văn Lang bắt đầu các thời Vua Hùng. Người Việt Nam tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ, cao quý “Con Rồng cháu Tiên”.
2. Đến thời Vua Hùng thứ 6, giặc Ân xâm lược, cậu bé làng Gióng ra đời, lớn lên kì lạ… vươn vai thành tráng sĩ… đánh tan giặc rồi bay về trời… Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương… đó là Thánh Gióng- người anh hùng chống giặc ngoại xâm trong mơ ước của nhân dân.
3. Sang đời Hùng Vương thứ 7, vua chọn người con nối ngôi. Lang Liêu làm bánh chưng, bánh giầy… Được truyền ngôi. Chàng là người anh hùng sáng tạo văn hóa- phong tục tập quán tốt đẹp ấy còn được gìn giữ và lưu truyền đến muôn đời.
4. Tới đời Hùng Vương thứ 18, Sơn Tinh, Thủy Tinh đều muốn lấy được Mị Nương làm vợ. Trận giao tranh của họ diễn ra ác liệt. Son Tinh chiến thắng, Thủy Tinh hàng năm dâng nước đánh ghen nhưng đều thất bại. Son Tinh là biểu tượng của người anh hùng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Duy Ưng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)