HSG THAM KHẢO
Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình |
Ngày 26/04/2019 |
81
Chia sẻ tài liệu: HSG THAM KHẢO thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ ĐỀ XUẤT
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
(Dành cho học sinh THPT không chuyên)
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1 (3,0 điểm).
Suy nghĩ của anh (chị) về câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Câu 2 (7,0 điểm).
Nét độc đáo trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du qua các tác phẩm đã được học.
-------------Hết-----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh………..…….…….….….; Số báo danh……………………
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014
ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN
(Dành cho học sinh THPT không chuyên)
Câu 1 (3,0 điểm).
I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
a. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:
- Đi một ngày đàng: Gắn bó với đời sống thực tế, trải nghiệm qua thực tế.
- Học: Tiếp thu tri thức, hình thành các kĩ năng.
- Một sàng khôn: Những hiểu biết để con người trở nên khôn ngoan, tiến bộ.
Nội dung câu tục ngữ: gắn bó với thực tế dù trong thời gian ngắn (một ngày đàng) nhưng con người sẽ thu lượm được khối lượng kiến thức rất lớn (một sàng khôn), những kiến thức, những trải nghiệm thực tế ấy sẽ giúp con người trưởng thành lên. Câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của kiến thức thực tế đối với con người.
b. Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Câu tục ngữ hoàn toàn đúng đắn bởi thực tiễn đời sống là một trường học lớn, bao gồm những sự vật, sự việc, con người với tất cả tính cụ thể, sinh động và phức tạp của nó; những quan hệ, biến cố, những gì đang tồn tại và diễn ra trong tự nhiên và xã hội có quan hệ với đời sống con người. Khi gắn bó với thực tế, con người có những cảm nhận về cuộc sống một cách cụ thể, trực tiếp và chân thực nhất, đồng thời có cơ hội được trải nghiệm, kiểm nghiệm năng lực sống, rèn luyện những kĩ năng sống cần thiết để vững vàng đối mặt với thực tế vô cùng phức tạp, đa dạng. Thực tiễn đời sống chính là môi trường để con người được rèn luyện, nâng cao kiến thức và bản lĩnh để trở nên hiểu biết và vững vàng hơn.
- Khẳng định vai trò quan trọng của việc học trong thực tế không có nghĩa là phủ nhận vai trò của việc học trong sách vở. Biết kết hợp tốt hai phương thức đó sẽ là con đường dẫn tới thành công.
- Phê phán những người chưa thấy được tầm quan trọng của việc học trong thực tế.
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Con người muốn tiến bộ, trưởng thành thì ngoài kiến thức thu nhận được từ sách vở cần phải tích cực thâm nhập thực tế đời sống, tìm tòi kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành.
- Biết lấy kiến thức từ sách vở để soi chiếu vào thực tế, xử lý các vấn đề của thực tế.
Lưu ý: Trong quá trình bàn luận, thí sinh cần phân tích được những dẫn chứng cụ thể để chứng minh.
III. Biểu điểm:
- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Hành văn trong sáng, mạch lạc. Dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục.
- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1,0: Chưa nắm chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
Câu 2 (7,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng,
ĐỀ ĐỀ XUẤT
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
(Dành cho học sinh THPT không chuyên)
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1 (3,0 điểm).
Suy nghĩ của anh (chị) về câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Câu 2 (7,0 điểm).
Nét độc đáo trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du qua các tác phẩm đã được học.
-------------Hết-----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh………..…….…….….….; Số báo danh……………………
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014
ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN
(Dành cho học sinh THPT không chuyên)
Câu 1 (3,0 điểm).
I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
a. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:
- Đi một ngày đàng: Gắn bó với đời sống thực tế, trải nghiệm qua thực tế.
- Học: Tiếp thu tri thức, hình thành các kĩ năng.
- Một sàng khôn: Những hiểu biết để con người trở nên khôn ngoan, tiến bộ.
Nội dung câu tục ngữ: gắn bó với thực tế dù trong thời gian ngắn (một ngày đàng) nhưng con người sẽ thu lượm được khối lượng kiến thức rất lớn (một sàng khôn), những kiến thức, những trải nghiệm thực tế ấy sẽ giúp con người trưởng thành lên. Câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của kiến thức thực tế đối với con người.
b. Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Câu tục ngữ hoàn toàn đúng đắn bởi thực tiễn đời sống là một trường học lớn, bao gồm những sự vật, sự việc, con người với tất cả tính cụ thể, sinh động và phức tạp của nó; những quan hệ, biến cố, những gì đang tồn tại và diễn ra trong tự nhiên và xã hội có quan hệ với đời sống con người. Khi gắn bó với thực tế, con người có những cảm nhận về cuộc sống một cách cụ thể, trực tiếp và chân thực nhất, đồng thời có cơ hội được trải nghiệm, kiểm nghiệm năng lực sống, rèn luyện những kĩ năng sống cần thiết để vững vàng đối mặt với thực tế vô cùng phức tạp, đa dạng. Thực tiễn đời sống chính là môi trường để con người được rèn luyện, nâng cao kiến thức và bản lĩnh để trở nên hiểu biết và vững vàng hơn.
- Khẳng định vai trò quan trọng của việc học trong thực tế không có nghĩa là phủ nhận vai trò của việc học trong sách vở. Biết kết hợp tốt hai phương thức đó sẽ là con đường dẫn tới thành công.
- Phê phán những người chưa thấy được tầm quan trọng của việc học trong thực tế.
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Con người muốn tiến bộ, trưởng thành thì ngoài kiến thức thu nhận được từ sách vở cần phải tích cực thâm nhập thực tế đời sống, tìm tòi kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành.
- Biết lấy kiến thức từ sách vở để soi chiếu vào thực tế, xử lý các vấn đề của thực tế.
Lưu ý: Trong quá trình bàn luận, thí sinh cần phân tích được những dẫn chứng cụ thể để chứng minh.
III. Biểu điểm:
- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Hành văn trong sáng, mạch lạc. Dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục.
- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1,0: Chưa nắm chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
Câu 2 (7,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)