HSG SU8-2011 Huyen Yen Lac
Chia sẻ bởi TrUong Quang Khanh |
Ngày 17/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: HSG SU8-2011 Huyen Yen Lac thuộc Lịch sử 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC
ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học 2010-2011
Môn : LỊCH SỬ
Thời gian: 120 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Đề chính thức
A. Lịch sử thế giới ( 6 điểm)
Câu 1 ( 3 điểm) Trình bày hoàn cảnh, nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868.
Câu 2 ( 3 điểm) Trình bày tình hình chung về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong những năm 1918-1939.
B. Lịch sử Việt Nam ( 4 điểm)
Câu 3 : (2 điểm): Thực dân Pháp đã thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào trong những năm 1858-1859? Em có nhận xét gì về thái độ chống giặc của triều đình Huế ?
Câu 4 ( 2 điểm) : Chọn và trình bày nét chính về cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương.
……………HẾT……………
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học 2010-2011
Môn : LỊCH SỬ
( Đáp án này có 03 trang )
A. Lịch sử thế giới ( 6 điểm)
Câu 1 ( 3 điểm) : Trình bày hoàn cảnh, nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868.
Đáp án
Điểm
a. Hoàn cảnh
0,5
- Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng; trong khi đó các nước tư bản phương Tây ( Mĩ, Anh, Pháp…) ngày càng tăng cường can thiệp, tìm cách xâm nhập vào Nhật Bản…
0,25
- Tháng 1.1868, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy tân Minh Trị, được tiến hành trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị,…
0,25
b. Nội dung
2,0
* Về kinh tế:- Thi hành nhiều cải cách như thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng…
0,5
* Về chính trị, xã hội:- Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
0,5
* Về giáo dục : - Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kỹ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.
0,5
* Về quân sự: - Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.
0,5
c. Ý nghĩa:
0,5
- Đưa Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp
0,25
- Cuộc Duy tân Minh Trị có tính chất là một cuộc cách mạng tư sản
0,25
Câu 2 ( 3 điểm) : Trình bày tình hình chung về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong những năm 1918-1939.
Đáp án
Điểm
Tình hình chung về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong những năm 1918-1939:
3
- Đầu thế kỷ XX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Chỉ có Xiêm ( Thái Lan) tương đối tự chủ…
0,25
- Sau thất bại của những cuộc khởi nghĩa dưới ngọn cờ “ phò vua cứu nước”, tầng lớp trí thức mới ở nhiều nước Đông Nam Á đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường dân chủ tư sản.
0,25
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống đế quốc dâng cao mạnh mẽ. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga cũng ảnh hưởng đến khu vực này.
0,5
- Bắt đầu từ những năm 20, trong phong trào đấu tranh giành độc lập xuất hiện một nét mới: Giai cấp vô sản ở Đông Nam Á từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng…( xuất hiện một số Đảng Cộng sản ở khu vực: Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a tháng 5.1920; Đảng
ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học 2010-2011
Môn : LỊCH SỬ
Thời gian: 120 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Đề chính thức
A. Lịch sử thế giới ( 6 điểm)
Câu 1 ( 3 điểm) Trình bày hoàn cảnh, nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868.
Câu 2 ( 3 điểm) Trình bày tình hình chung về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong những năm 1918-1939.
B. Lịch sử Việt Nam ( 4 điểm)
Câu 3 : (2 điểm): Thực dân Pháp đã thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào trong những năm 1858-1859? Em có nhận xét gì về thái độ chống giặc của triều đình Huế ?
Câu 4 ( 2 điểm) : Chọn và trình bày nét chính về cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương.
……………HẾT……………
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học 2010-2011
Môn : LỊCH SỬ
( Đáp án này có 03 trang )
A. Lịch sử thế giới ( 6 điểm)
Câu 1 ( 3 điểm) : Trình bày hoàn cảnh, nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868.
Đáp án
Điểm
a. Hoàn cảnh
0,5
- Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng; trong khi đó các nước tư bản phương Tây ( Mĩ, Anh, Pháp…) ngày càng tăng cường can thiệp, tìm cách xâm nhập vào Nhật Bản…
0,25
- Tháng 1.1868, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy tân Minh Trị, được tiến hành trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị,…
0,25
b. Nội dung
2,0
* Về kinh tế:- Thi hành nhiều cải cách như thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng…
0,5
* Về chính trị, xã hội:- Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
0,5
* Về giáo dục : - Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kỹ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.
0,5
* Về quân sự: - Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.
0,5
c. Ý nghĩa:
0,5
- Đưa Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp
0,25
- Cuộc Duy tân Minh Trị có tính chất là một cuộc cách mạng tư sản
0,25
Câu 2 ( 3 điểm) : Trình bày tình hình chung về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong những năm 1918-1939.
Đáp án
Điểm
Tình hình chung về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong những năm 1918-1939:
3
- Đầu thế kỷ XX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Chỉ có Xiêm ( Thái Lan) tương đối tự chủ…
0,25
- Sau thất bại của những cuộc khởi nghĩa dưới ngọn cờ “ phò vua cứu nước”, tầng lớp trí thức mới ở nhiều nước Đông Nam Á đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường dân chủ tư sản.
0,25
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống đế quốc dâng cao mạnh mẽ. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga cũng ảnh hưởng đến khu vực này.
0,5
- Bắt đầu từ những năm 20, trong phong trào đấu tranh giành độc lập xuất hiện một nét mới: Giai cấp vô sản ở Đông Nam Á từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng…( xuất hiện một số Đảng Cộng sản ở khu vực: Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a tháng 5.1920; Đảng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: TrUong Quang Khanh
Dung lượng: 83,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)