Hsg

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Nghị | Ngày 17/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: hsg thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD – ĐT HỒNG NGỰ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS THƯỜNG THỚI HẬU A Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ THAM KHẢOTHI HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG – NĂM HỌC 2009 – 2010
MÔN : LỊCH SỬ 8
THỜI GIAN : 150 PHÚT (không kể thời gian phát đề )
GV ra đề : Phạm Thị Tú Trinh
ĐỀ BÀI:
Câu 1: (5 điểm)
Em hãy trình bày, những nội dung cơ bản của điều ước Nhâm Tuất (5/6/1862)?
( SGK Lịch sử 8 , trang 116 )
Câu 2: (4 điểm)
Em hãy cho biết, cuộc khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
( SGK Lịch sử 8 , trang 133 )
Câu 3:(3 điểm)
Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được?
( SGK Lịch sử 8 , trang 136 )
Câu 4: (4 điểm)
Em hãy cho biết, nhân dân ta đã anh dũng kháng chiến chống Pháp xâm lược như thế nào?
( SGK Lịch sử 8 , trang 117 )
Câu 5: (4 điểm)
Em hãy hoàn thành bảng thống kê sau:
STT
THỜI GIAN
SỰ KIỆN CHÍNH

1
1-9-1858


2
17-2-1859


3

Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa

4
10-12-1861


5
5-6-1862


6

Quân Pháp nổ sung đánh thành Hà Nội, Nguyễn Tri Phương hi sinh

7
21-12-1783


8

Hiệp ước Giáp Tuất


………………………..HẾT…………………………
(Đề này có 1 trang) ĐÁP ÁN

CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM

Câu 1
5-6-1862, triều đình Huế đã kí với pháp Hiệp ước Nhâm Tuất với những nội dung cơ bản sau:
- Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.
- Mở 3 cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.
- Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
- Bồi thường cho Pháp một khoảng chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc dân chúng ngừng kháng chiến….




(1 điểm)
(1 điểm)

(1 điểm)
(1 điểm)

(1 điểm)

Câu 2
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời đó là:
Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có thời gian kéo dài nhất
Có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỉ XX
Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của phong trào “Cần Vương”
Đây là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng.
Nghĩa quân đã chiến đấu rất quyết liệt, buộc kẻ thù phải hai lần giảng hòa và nhượng bộ một số quyền lợi có lợi cho ta.
Đặc biệt trong thời kì đình chiến lần thứ hai, nghĩa quân còn liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.


(0,5 điểm)

(0,5 điểm)
(0,5 điểm)

(0,5 điểm)

(1 điểm)

(1điểm)

Câu 3
Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì:
Các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong.
Chưa động chạm đến những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, không muốn thay đổi hiện trạng của đất nước.
Triều đình Huế bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh, nên không chấp nhận thay đổi và từ chối mọi sự cải cách kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện.
Điều này đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới, khiến xã hội chỉ luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến.

(0,5 điểm)


(1 điểm)

(0,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Nghị
Dung lượng: 25,77KB| Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)