HSG

Chia sẻ bởi Phan Duy Nghĩa | Ngày 10/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: HSG thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 5
MÔN : TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài : 60 phút (không kể giao đề)
============================================

Câu 1 :
Phân biệt nghĩa các từ in đậm trong đoạn văn sau :
“ Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng, những màu vàng rất khác nhau... Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe... Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi... Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt ”.
(Tô Hoài)
Câu 2 :
Đọc đoạn văn sau :
“ Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống... Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ ”.
(Bà tôi - Mác-xim Go-rơ-ki)
Tìm, gọi tên và xếp các từ loại đã học có trong đoạn văn vào chung một nhóm (mỗi nhóm một từ loại) ?

Câu 3 :
Với mỗi nòng cốt câu (chủ ngữ và vị ngữ) sau : “ Bé ngoan ”, “ Mẹ về ”, hãy viết thành các câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến ?

Câu 4 :
Trong bài thơ “ Ngày em vào Đội ” của Xuân Quỳnh có đoạn :
“ Nắng vườn trưa mênh mông
Bướm bay như lời hát
Con tàu là đất nước
Đưa ta tới bến xa ”.
Hãy chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết đoạn thơ trên hay ở chỗ nào ?

Câu 5 :
Ở gia đình em (hoặc một gia đình mà em quen biết) có một em bé đang tuổi tập nói, tập đi. Hãy tả lại hình dáng và cảnh em bé tập nói, tập đi.

==============================
KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 5 HUYỆN - NĂM HỌC : 2006 - 2007
ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT
===============================================

Câu 1 : ( 1,5 điểm )
Phân biệt nghĩa đúng mỗi từ cho 0,25đ.
- Vàng xuộm : vàng đậm và đều khắp.
- Vàng hoe : vàng nhạt nhưng tươi và ánh lên.
- Vàng ối : vàng đậm và tươi.
- Vàng tươi : vàng một cách tươi tắn.
- Vàng giòn : vàng khô, già nắng.
- Vàng mượt : vàng một cách mượt mà.
Câu 2 : ( 3 điểm )
Gọi tên và sắp xếp các từ loại đã học vào chung một nhóm :
- Danh từ : giọng, bà, tiếng chuông, trí nhớ, đoá hoa, nhựa sống, má, nếp nhăn, khuôn mặt.
- Tính từ : trầm bổng, ngân nga, sâu, dễ dàng, dịu dàng, rực rỡ, đầy, trên, ngăm ngăm, nhiều, tươi trẻ.
- Động từ : khắc, có.
- Đại từ : nó, tôi.
Tổng số 24 từ, cứ đúng 8 từ cho 1đ, đúng 4 từ cho 0,5đ, đúng 2 từ cho 0,25đ
(phần lẻ không tính). Yêu cầu là phải đúng các nhóm từ loại.
Câu 3 : ( 4 điểm )
+ Ví dụ về các kiểu câu của nòng cốt câu “ Bé ngoan ” :
Bé rất ngoan. Bé có ngoan không ? Bé ngoan đi nào ! Bé ngoan quá !
+ Ví dụ về các kiểu câu của nòng cốt câu “ Mẹ về ” :
Mẹ về rồi. Mẹ đã về chưa ? Mẹ về đi, mẹ ! A, mẹ đã về !
Đúng mỗi câu (kể cả dấu chấm câu) cho 0,5đ.
Câu 4 : ( 3,5 điểm )
HS phải nêu được 2 ý :
a) Chỉ được các biện pháp nghệ thuật :
- So sánh thứ nhất dùng từ “ như ” : Bướm bay như lời hát. (0,5đ)
- So sánh thứ hai dùng từ “ là ” có ý nghĩa khẳng định :
Con tàu là đất nước. (0.5đ)
b) Cảm nhận của HS về đoạn thơ :
- Cả hai hình ảnh so sánh đều nhằm nói lên những mơ ước, khát vọng về tương lai của đất nước. (0,5đ)
- “ Bướm bay ”, “ con tàu ” đều là những hình ảnh sống động, khoáng đãng, rực rỡ. (0,75đ)
- “ Lời hát
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Duy Nghĩa
Dung lượng: 43,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)