Hot hot hot

Chia sẻ bởi Đào Thị Lan Anh | Ngày 29/04/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: hot hot hot thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các bạn và các thầy cô đến với bộ sưu tầm của tập thể tổ 1 với chủ đề:
"các vị vua thời Trần &
thăng long thời trần"
Phần 1: bối cảnh ra đời của thời trần
Uy thế họ Trần bắt đầu được đề cao từ khi hoàng tử Sảm lên ngôi vào năm 1211, tức là vua Lý Huệ Tông. Ông cho đón vợ là Trần Thị Dung về cung lập làm nguyên phi. Lúc này, Tô Trung Từ được phong Thái uý phụ chính.
Huệ Tông là người yếu đuối, lại bị Thái hậu họ Đàm khống chế, nên mọi việc đều phó thác cho Đàm Dĩ Mông, người chức cao, quyền lớn nhưng "không có học thức, không có mưu thuật, lại nhu nhược không quyết đoán, chính sự ngày một đổ nát". Lợi dụng tình hình đó, Đoàn Thượng làm phản, tụ tập bè đảng ở Hồng Châu thả sức cướp bóc, khiến triều đình không chế ngự nổi. Năm 1216, trước tình thế bức bách của Đàm thái hậu, Lý Huệ Tông đã bí mật rời bỏ hoàng cung, cùng với Trần thị Dung trốn đến nơi đóng quân của Trần Tự Khánh. Từ đó, vua Lý hoàn toàn phụ thuộc vào thế lực anh em họ Trần.
Năm 1223, Trần Tự Khánh chết, mọi việc đều uỷ quyền cho Trần Thủ Độ (em họ Trần Thừa và Tự Khánh) khi ấy là chỉ huy sứ, quản lĩnh cấm quân.
Là người cơ mưu, quyết đoán, Trần Thủ Độ đã sắp xếp để vua Huệ Tông nhường ngôi cho công chúa Chiêu Thánh, rồi cắt tóc đi tu ở chùa Chân Giáo. Liền sau đó, Trần Thủ Độ lại thu xếp cho Lý Chiêu Hoàng lên 7 tuổi lấy con trai thứ của Trần Thừa là Trần Cảnh lên 6 tuổi. Một năm sau, vào tháng 12 âm lịch năm 1225, Trần Thủ Độ ép Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng, nhà Trần bắt đầu nắm quyền cai trị.
Khi lên ngôi, Trần Cảnh (Trần Thái Tông) còn nhỏ, mọi việc triều chính đều trong tay Thái sư Trần Thủ Độ và cha là Nhiếp chính Trần Thừa.
1.Trần Thái Tông (1218 –1277) là nhà vua đầu tiên của nhà Trần, ở ngôi hơn 32 năm (1225 - 1258), làm Thái thượng hoàng 19 năm.
Trần Cảnh là con thứ của Trần Thừa. Khi ông sinh ra, họ Trần đã nắm quyền thao túng triều chính nhà Lý. Do sự sắp đặt của người chú họ là Trần Thủ Độ - quyền thần đương thời - ông lấy nữ hoàng đầu tiên và là vua cuối cùng của nhà Lý là Lý Chiêu Hoàng khi mới lên 7 tuổi.
Khi đó Trần Thủ Độ là Điện tiền chỉ huy sứ trong triều Lý. Bố của Trần Cảnh là Trần Thừa, cũng là một viên quan của triều Lý như Trần Thủ Độ (Ông từng làm Nội thị khán thủ, một chức quan đứng đầu các quan hầu cận của vua nhà Lý). Cuối năm 1225, Trần Thủ Độ ép nữ hoàng nhà Lý mới lên 6 tuổi nhường ngôi cho ông.
Trong thời gian ở ngôi, Trần Thái Tông đã 3 lần đổi niên hiệu: Kiến Trung (1225-1232), Thiên Ứng Chính Bình (1232-1250) và Nguyên Phong (1251-1258).
Trước khi truyền ngôi cho con trai là Thái tử Trần Hoảng (sau là vua Trần Thánh Tông), Trần Thái Tông đã lãnh đạo nhân dân Đại Việt chống lại thành công cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Nguyên Mông.
phần 2: vài nét về các vị vua thời trần
2. Trần Thánh Tông (1240 – 1290); tên thật là Trần Hoảng, là vị vua thứ hai của nhà Trần (sau vua cha Trần Thái Tông và trước vua con Trần Nhân Tông), ở ngôi từ năm 1258 đến 1278 và làm Thái thượng hoàng từ 1278 đến khi qua đời. Trong thời gian làm Thái thượng hoàng, ông đã cùng với Trần Nhân Tông lãnh đạo đất nước giành chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông
Vua Thánh Tông ở ngôi 21 năm, đất nước được yên trị. Việc học hành được mở mang: Trần Ích Tắc (em trai Thánh Tông) nổi tiếng là một người hay chữ trong nước nên được cử ra mở trường dạy học để các văn sĩ học tập. Danh nho Mạc Đĩnh Chi, trạng nguyên đời Trần Anh Tông cũng học ở trường ấy.
Ông còn cho Lê Văn Hưu tiếp tục biên soạn sách Đại Việt sử ký. Lê Văn Hưu đã làm được bộ sử sách gồm 30 quyển, chép từ đời Triệu Vũ Vương đến Lý Chiêu Hoàng. Việc biên tập bộ sử này được khởi đầu từ đời vua Thái Tông, đến năm Nhâm Thân (1271) đời Thánh Tông mới xong.
3. Trần Nhân Tông (1258 – 1308), tên thật là Trần Khâm, là vị vua thứ ba của nhà Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh Tông), ở ngôi 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng Hoàng 15 năm. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam.
Bấy giờ nhà Nguyên sai sứ sang hạch điều này, trách điều nọ, triều đình cũng có nhiều việc bối rối. Nhưng nhờ có Thượng hoàng Thánh Tông còn coi mọi việc và các quan trong triều nhiều người có tài trí, Nhân Tông lại là một vị vua thông minh và quả quyết, mà trong nước từ vua quan đến dân chúng đều một lòng cả, nên từ năm 1285 đến 1287, Nguyên Mông hai lần sang đánh Đại Việt nhưng bị đập tan.
Ngoài ra, quân Ai Lao thường hay quấy nhiễu biên giới, bởi vậy năm 1290 nhà vua phải thân chinh đi đánh dẹp.
Các niên hiệu trong thời gian vua Trần Nhân Tông trị vì là Thiệu Bảo, Trùng Hưng.
4. Trần Anh Tông (1276-1320), tên thật là Trần Thuyên là nhà vua thứ tư của nhà Trần (sau vua cha Trần Nhân Tông và trước Trần Minh Tông), ở ngôi 21 năm (1293-1314) và làm Thái thượng hoàng 6 năm.
Trong triều lại có những người tài giỏi hết lòng giúp việc nước. Về văn có Trương Hán Siêu; võ có Phạm Ngũ Lão, Lê Trung Hiển đều là những ngưòi tài giỏi.
Thời bấy giờ vua hiền, tôi trung, phép tắc nghiêm trang, thưởng phạt phân minh, chính trị không có điều gì hồ đồ. Việc học hành mở mang rộng rãi, cho nên những người có tài văn học như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn đều được thi đỗ, ra làm quan giúp việc triều đình
5. Trần Minh Tông (1300-1357) (tên thật là Trần Mạnh) là nhà vua thứ năm của nhà Trần (sau Trần Anh Tông và trước Trần Hiến Tông), ở ngôi 15 năm (1314-1329) và làm thái thượng hoàng 28 năm.
Trần Mạnh là người con thứ tư của vua Trần Anh Tông và Chiêu Hiến hoàng thái hậu Trần thị (con gái Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng). Ông sinh ngày 21 tháng 8 âm lịch năm 1300, một ngày sau khi Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất (20 tháng 8 âm lịch năm 1300). Trần Minh Tông Là vị vua mà có tới 4 người con trai làm vua trần lần lượt sau ông: Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, Trần Duệ Tông, Trần Nghệ Tông.
6. Trần Hiến Tông (1319 – 1341) tên húy là Trần Vượng , là vua thứ sáu của nhà Trần, lên ngôi ngày 15 tháng 2 âm lịch năm Kỷ Tị 1329, đặt niên hiệu là Khai Hựu.
Hiến Tông trị vì nhưng việc điều khiển triều chính, kể cả việc dẹp loạn Ngưu Hống ở Đà Giang, đánh quân Ai Lao xâm phạm bờ cõi đều do Thái thượng hoàng Trần Minh Tông, cha ông đảm nhận. Ông làm vua đến năm Tân Tị 1341 thì mất sớm, thọ 23 tuổi, sau khi ở ngôi được 13 năm. Táng tại lăng Xương An ở An Sinh (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh)
Trong thời gian trị vì của mình Ông không tổ chức khoa thi nào để chọn nhân tài. Vào năm Đinh Sửu (1337) có xuống chiếu cho các quan trong triều cũng như ngoài các lộ, hàng năm xét những thuộc viên do mình quản lý, người nào siêng năng cẩn thận thì giữ lại, còn người nào không làm được thì truất bỏ.
Từ năm Quý Dậu (1333) đến năm Mậu Dần (1338) chỉ trong vòng 6 năm, đã có nhiều thiên tai lớn xảy ra như lụt lội, bão gió, động đất. Vì vậy Trần Hiến Tông hạ lệnh cho các nơi lập kho lượng chứa thóc thuế để kịp thời cấp cho dân đói.
7. Trần Dụ Tông (1336–1369), tên thật là Trần Hạo là vị vua thứ bảy của nhà Trần (sau anh là Trần Hiến Tông ), sinh tại kinh đô Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam. Ông cai trị từ năm 1341 đến 1369.
Những năm đầu những quyền binh đều do Thượng hoàng Minh Tông điều khiển. Bởi thế, dù có mất mùa dân đói nhưng việc chính trị vẫn còn nền nếp. Từ năm 1358 trở đi, Thượng hoàng mất, các cựu thần như Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn cũng không còn, triều đình bắt đầu rối loạn. Bọn gian thần kéo bè kết đảng lũng đoạn triều chính. Chu Văn An dâng Thất trảm sớ xin chém 7 gian thần nhưng vua không nghe, ông liền bỏ quan về dạy học. Vua Dụ Tông ham chơi bời rượu chè khiến triều đình rối nát loạn nổi lên như ong. Nhân dân cực khổ trăm bề. Vua Chiêm là Chế Bồng Nga mấy lần đem quân đánh phá kinh thành Thăng Long khiến triều Trần nhiều phen khốn đốn.
8. Trần Nghệ Tông (1321 – 1394) là vị vua thứ 8 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, tên thật là Trần Phủ, sinh tại kinh đô Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam
Sau khi lên ngôi, thấy chính sự thời Dụ Tông suy sụp, Nghệ Tông muốn khôi phục nề nếp công việc đều theo lệ cũ đời Minh Tông.
Năm 1371, Nghệ Tông lấy người họ ngoại là Lê Quý Ly làm khu mật viện đại sứ. Quý Ly vốn có hai bà cô đều là cung nhân của vua Trần Minh Tông. Bà Minh Từ sinh ra Nghệ Tông, bà Đôn Từ sinh ra Duệ Tông, vì vậy Nghệ Tông từ khi mới lên ngôi rất tín nhiệm Quý Ly. Sau đó Nghệ Tông lại đem em gái mới góa chồng là công chúa Huy Ninh gả cho Quý Ly.
Năm 1372, Nghệ Tông còn cất nhắc Đỗ Tử Bình làm Hành khiển, tham mưu quân sự. Hai người này về sau đều làm hại cơ nghiệp nhà Trần.
Noi gương đời trước của nhà Trần thường giữ chế độ vua và thái thượng hoàng cùng trị nước, tháng 11 năm 1372, Nghệ Tông nhường ngôi cho Trần Kính lên làm thượng hoàng
9.Trần Duệ Tông (1337 – 1377) là vua thứ 9 nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, tên thật là Trần Kính, sinh tại kinh đô Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam.
Noi gương đời trước của nhà Trần thường giữ chế độ vua và thái thượng hoàng cùng trị nước, năm 1372, Nghệ Tông nhường ngôi cho ông lên làm thượng hoàng. Đây là trường hợp đầu tiên thượng hoàng chỉ là anh của vua trong lịch sử Việt Nam. Trần Kính lên ngôi, tức là Trần Duệ Tông.
Trần Duệ Tông tiếp tục đường lối của cha ông, liên tục tuyển chọn nhân tài cho quốc gia. Sử cũ chép: “Ất Mão (năm 1375),... xuống chiếu chọn các quan viên, người nào có tài năng, luyện tập nghề võ, thông hiểu thao lược, thì không cứ là tôn thất đều làm tướng coi quân, đồng thời cho ra khỏi quân ngũ những người lính già cả, ốm yếu, bệnh tật..."
Ông đã tổ chức thi Đình tuyển chọn nhân tài cho quốc gia. Những nho sĩ thời đó như Đào Sư Tích (Trạng nguyên), Lê Hiến Phủ (Bảng nhãn), Trần Đình Thám (Thám hoa)... đều xuất thân từ bình dân, không trong hàng ngũ hoàng tộc. Vua rất coi trọng nho sỹ, coi đó là đại diện văn hiến nước nhà, nên cho ăn yến, áo xấp, tước phẩm...
Trần Duệ Tông còn rất chú trọng đề cao ý thức dân tộc. Ông hạ lệnh cho quân dân không được mặc áo kiểu người phương Bắc và không được bắt chước tiếng nói của các nước Chiêm – Lào. Vừa bảo vệ được thuần phong mỹ tục, vừa biểu hiện ý thức tự lập, tự cường, ông còn quy định về mẫu mã các loại thuyền, xe, kiệu, tán, nghi, trượng và y phục.
10. Trần Phế Đế (1361 – 1388) là vị vua (1377-1388) thứ mười của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, tên thật là Trần Hiện, sinh tại kinh đô Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam.
Vua nước Chiêm Thành là Chế Bồng Nga nhân đà thắng lợi liên tục tiến đánh và cướp phá Đại Việt. Năm Mậu Ngọ (1378), Chế Bồng Nga lại sang đánh Nghệ An, rồi theo sông Đại Hoàng cướp phá Thăng Long một lần nữa.
Đến năm Canh Thân(1380) rồi năm Nhâm Tuất (1382) quân Chiêm lại tiến quân vào Đại Việt song bị đánh lui. Đến tháng 6 năm Quý Hợi (1383), Chiêm Thành lại đem quân đánh Đại Việt.
Năm Tân Dậu (1381) Phế Đế mở khoa thi thái học sinh, song từ đó lại lựa chọn những người khỏe mạn để gia nhập quân đội, việc làm kì quặc này không chỉ đi ngược với tiền triều mà còn làm mất lòng dân, nản lòng binh sĩ.
11. Trần Thuận Tông (1378 – 1398) là vua thứ 11 nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, tên thật là Trần Ngung, sinh tại kinh đô Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam.
Thuận Tông là con út của thượng hoàng Trần Nghệ Tông, khi còn nhỏ được phong là Chiêu Định Vương, lên làm vua khi mới 11 tuổi, lập con gái trưởng của Hồ Quý Ly là Thánh Ngâu làm hoàng hậu.
12. Trần Thiếu Đế là vua thứ 12 và là vua cuối cùng của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, tên húy là An sinh tại kinh đô Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam.
Trần Thiếu Đế là con trưởng của vua Trần Thuận Tông, mẹ là Khâm Thánh hoàng hậu Thánh Ngâu (con gái lớn của Hồ Quý Ly). Trần Thiếu Đế sinh năm 1396, lên ngôi tháng 3 năm Mậu Dần (1398) lúc mới chỉ có 2 tuôi, thậm chí còn chưa biết lạy.
Hồ Quý Ly thao túng triều đình nhà Trần, sau khi phế truất Thuận Tông, đưa Thiếu Đế lên ngôi nhằm từng bước đoạt ngôi của nhà Trần. Thiếu Đế tuy gọi là vua nhưng chỉ là hư vị.
1.Kinh tế-xã hội
Về mặt nông nghiệp: để tránh nạn ngập lụt, vua Thái Tông sai đắp đê hai bên bờ sông và cử quan đặc trách trông coi việc đê gọi là hà đê sứ. Mỗi năm sau vụ mùa, triều đình còn ra lệnh cho quân sĩ đắp đê hay đào lạch, hào, giúp đỡ dân chúng.
Triều đình cũng cho phép các vương, hầu có quyền chiêu tập những người nghèo khó, lưu lạc đi khai khẩn đất hoang để mở mang thêm ruộng nương.
Về mặt thuế má: Có 2 loại thuế là thuế thân và thuế điền. Thuế thân được đóng bằng tiền và ít nhiều tuỳ theo số ruộng có. Ai có dưới một mẫu ruộng thì được miễn thuế. Thuế điền thì đóng bằng thóc. Ngoài ra còn có thuế trầu cau, rau quả, tôm cá v.v. Về mặt tiền tệ, để tiện việc tiêu dùng - vàng, bạc được đúc thành phân, lượng và có hiệu của nhà vua.
Đời nhà Trần, Việt Nam chia ra làm 12 lộ
PHẦN 3: NHÀ TRẦN ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
2. Văn hóa
Ngoài Quốc Tử Giám có tại kinh đô từ đời nhà Lý, nhà Trần cho lập thêm Quốc Học Viện để giảng Tứ Thư và Ngũ Kinh. Tại các lộ cũng cho mở trường học để dạy cho dân chúng.
Đời nhà Trần đã đào tạo được khá nhiều học giả nổi tiếng như Lê Văn Hưu soạn bộ Đại Việt Sử Ký và đây là bộ sử đầu tiên của Việt Nam. Mạc Đĩnh Chi nổi tiếng là một ông trạng rất mực thanh liêm, đức độ và có tài ứng đối đã làm cho vua quan nhà Nguyên phải kính phục. Chu Văn An là một bậc cao hiền nêu gương thanh khiết, cương trực. Các vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông đều là những người giỏi văn chương và có soạn Ngự tập và danh tướng Trần Quốc Tuấn có làm những tác phẩm giá trị như Hịch tướng sĩ.
Trước kia dưới triều nhà Lý, có mở những khoa thi tam trường để lấy cử nhân, nhưng các khoa thi chỉ được mở ra khi nào triều đình cần người tài giỏi ra giúp nước chứ chưa có mở định kỳ. Năm 1232, vua Trần Thái Tông cho mở khoa thi thái học sinh để lấy tiến sĩ theo định kỳ cứ 7 năm thì có một kỳ thi. Năm 1247, nhà vua lại cho đặt ra khảo thi tam khôi để lấy trạng nguyên, bảng nhãn và thám hoa. Lê Văn Hưu là người đầu tiên đậu bảng nhãn
3.Quân đội
Đất nước được chia thành nhiều lộ, thời Trần, có các chức An phủ sứ cai quản. Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương, xã. Các chức đứng đầu xã được gọi là xã quan. Kinh đô Thăng Long được chia thành hai khu vực: kinh thành của vua quan và phố phường của nhân dân, có chức Lưu thủ (thời Lý) hay Đại doãn (thời Trần) trông coi.

        Quân đội được tổ chức quy củ. Cấm binh bảo vệ nhà vua và kinh thành. Lộ binh ở các địa phương, được tuyển chọn theo chế độ “ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông – nghĩa là đến phiên thì tập trung luyện tập và canh gác, hết phiên thì về quê sản xuất). Những lúc có chiến tranh, các vương hầu, quý tộc đều được quyền mộ quân, góp sức cùng nhà nước  đánh giặc, nhân dân cũng được phép tổ chức dân binh để bảo vệ quê nhà.

4.Thăng Long thời Trần
       Thăng Long thời Trần vẫn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá lớn nhất của Đại Việt bấy giờ. Cuộc chuyển giao triều chính diễn ra một cách hoà bình đã không làm cho Thăng Long thay đổi nhiều. Về kiến trúc vẫn như thời Lý, nhiều cung điện trong Hoàng thành và Cấm thành vẫn giữ nguyên. Nhà Trần ngoài việc trùng tu các công trình cũ còn xây dựng một số công trình kiến trúc mới ở Thăng Long: lập Viện quốc học, Giảng võ đường... Kinh thành chia làm 61 phường, bao gồm cả phường buôn, phường thợ và phường làm nông nghiệp. Một số tên phường trong thời kỳ này còn thấy lác đác ghi trong sử sách cũ như: Thái Hoà, Báo Thiên, Phủng Nhật, Cơ Xá, Bố Cái, Hạc Kiều, Thịnh Quang, Toán Viên...  
bài hát về thăng long

Thang Long Mựa Xuõn D?i Th?ng
Sỏng tỏc: Nguy?n Van Hiờn
Trựng di?p trựng do�n quõn di trong búng t?i.
Dờm ba muoi v?n d?n bu?c chõn xụng pha.
Ti?n ! Quy?t ti?n ! Quy?t ti?n ra sa tru?ng.
Bang bang lao nhanh du?i c? d�o quang vinh.
Vu?t d?m tru?ng, vu?t gian lao di chi?n d?u
Mang trong tim m?i h?n oỏn quõn xõm lang
Ti?n ! Quy?t ti?n ! Quy?t ti?n ra sa tru?ng.
Bang bang lao nhanh du?i c? d�o quang vinh.
Vua Quang Trung d?i phỏ quõn Thanh.
C?u nu?c nh� vu?t qua giụng t?.
Bu?c chõn th?n t?c r?n vang h?i tr?ng tr?n
ễi t? h�o ngu?i ỏo v?i Tõy Son.
V? Thang Long dỏnh tan t�nh quõn cu?p nu?c.
Phỏ tan Ng?c H?i vang l?ng chi?n th?ng D?ng Da.
Cựng ti?n lờn dỏnh tan quõn xõm lu?c.
Giuong cao c? d�o d?i th?ng mựa xuõn.
Kính chúc các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt!!!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Thị Lan Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)