Hormon Glucagon
Chia sẻ bởi Võ Phương Thảo |
Ngày 23/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: Hormon Glucagon thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
SV: TRẦN QUỐC TUẤN
LỚP: NH30
GVHD: VÕ VĂN TOÀN
Nội dung trình bày:
Nguồn gốc của hormon Glucagon
Cấu tạo hóa học của Glucagon
Cấu trúc phân tử của Glucagon
Cơ chế tác dụng của Glucagon
Vai trò tác dụng của Glucagon
Ứng dụng của Glucagon trong đời sống
1. Vài nét về tuyến tụy và đảo Langerhans
Tụy là một tuyến mềm, hồng có dạng hình tam giác, dài khoảng 6 inch (15cm).
Nó nằm bên dưới dạ dày, trải dài từ khúc uốn của tá tràng (phần đầu tiên của ruột non) đến lách.
Vai trò chính của tụy là một cơ quan tiêu hóa, nó chế tiết dịch tụy vào tá tràng qua ống tụy.
Những enzyme tiêu hóa trong dịch tụy giúp phân giải các carbonhydrate, chất béo và protein trong ruột non
Tuyến tụy
1. Vài nét về tuyến tụy và đảo Langerhans (tt)
Tuyến tụy gồm những đảo Langerhans (gồm từ 1-2 triệu đảo), là những tế bào tụ thành từng đám, chiếm 1g tổ chức tụy, thường ở gần mạch máu, đổ vào tĩnh mạch
Mỗi tiểu đảo gồm 4 loại tế bào:
- Tế bào alpha bài tiết glucagon gây tăng đường huyết (20%)
- Tế bào beta bài tiết insulin gây hạ đường huyết (60-75%)
- Tế bào delta bài tiết somatostatin điều hòa bài tiết insulin và glucagon (5%)
- Tế bào PP bài tiết một hormon chưa rõ chức năng được gọi là polypeptid tụy.
2. Nguồn gốc của Glucagon
- Glucagon do tế bào alpha của đảo Langerhans tiết ra- Glucagon làm tăng sức co bóp của cơ tim, nhịp tim và cung lượng tim, hạ huyết áp, tương tự như isoprenalin (thuốc có tác dụng cường β adrenergic).
3. Cấu tạo hóa học của Glucagon
- Các công thức kinh nghiệm là C153H225N43O49S
- Glucagon là một polypeptid mạch thẳng,
gồm 29 acid amin, trọng lượng phân tử 3.485 Dalton.
4. Cấu trúc phân tử của Glucagon
5. Cơ chế tác dụng của Glucagon
Glucagon tác dụng theo cơ chế hocmon màng thông qua chất trung gian AMPv
AMPv được xem như là chất truyền tín hiệu thứ 2 trong tế bào. Hormon Glucagon là chất truyền tín hiệu thứ nhất.
Glucagon sẽ tế dụng lên màng tế bào và làm thay đổi cấu trúc của màng tế bào, dẫn đến thay đổi tính thấm của màng tế bào, từ đó hình thành hệ thống tín hiệu thứ 2 là AMP vòng.
Sơ đồ diễn tả cơ chế hoạt động của Glucagon
Theo cơ chế này tác dụng hoocmon đến tế bào đích được thực hiện như sau:
- Trong màng nguyên sinh của tế bào đích có chứa thụ thể của Glucagon, và thụ thể này sẽ kết hợp đặc hiệu với Glucagon. Sự kết hợp giữa Glucagon và chất nhận làm tăng hoạt độ của enzim Adenylcyclaza, một enzim gắn trong màng nguyên sinh.
Adenylcyclaza xúa tác cho phản ứng chuyển hóa ATP thành AMPv, do đó khi hoạt độ của nó tăng, làm tăng lượng AMPv. AMPv sẽ hoạt hóa photphorylaza b (không hoạt động) thành photphorylaza a (dạng hoạt động), dưới tác dụng của enzim kinaza.
Từ phtphorylaza hoạt động nó sẽ hoạt hóa và chuyển Glycgen thành Glucose – 1P.
Rồi từ Glucose – 1P nó tiếp tục chuyển hóa thành Glucose – 6P. Dưới tác dụng của enzim
Glucose 6 photphataz, Glucose – 6P chuyển hóa thành Glucose và đi vào máu.
Sự bài tiết tùy thuộc nồng độ glucose máu, khi glucose máu giảm dưới 70mg% sẽ kích thích tế bào alpha bài tiết glucagon và ngược lại. Nồng độ acid amin như alanin và arginin tăng cao sau bữa ăn sẽ kích thích bài tiết glucagon nhằm tăng chuyển acid amin thành glucose. Vận động mạnh cũng gây tăng tiết glucagon.
6. Vai trò tác dụng của Glucagon
Glucagon: glucagon được chế tiết bởi các tiểu đảo Langerhans để đáp ứng với tình trạng nồng độ đường trong máu thấp. Để làm tăng nồng độ này lên (và tăng năng lượng của cơ thể), glucagon đi đến gan. Gan có rất nhiều vai trò trong cơ thể. Một trong những vai trò đó là dự trữ lượng đường dư thừa mà các tế bào của cơ thể không cần dùng để tạo ra năng lượng ngay lúc đó. Để có thể dự trữ được lượng đường đó, gan chuyển nó thành glycogen (một dạng tinh bột của đường glucose được tạo thành từ hàng nghìn đơn vị glucose). Glucagon kích thích gan chuyển glycogen ngược trở lại thành glucose và chuyển nó vào máu để các tế bào sử dụng để tạo ra năng lượng. Khi nồng độ glucose tăng lên đến mức bình thường, các tiểu đảo Langerhans ngừng chế tiết glucagon.
Tác dụng chính của glucagon là:
- Chuyển hóa glucid bằng cách chuyển ngược glycogen dự trữ thành đường glucose trong máu, nghĩa là làm tăng đường huyết, cơ chế này thông qua việc hoạt hóa enzym phosphorylase.
- Đối với protein, nó tăng cường dị hóa, qua đó làm tăng ure huyết.
- Trong hệ nội tiết, glucagon kích thích phần tủy tuyến trên thận làm tăng tiết adrenalin, kích thích chính đảo tuỵ tăng tiết insulin, nhằm luôn duy trì được sự cân bằng đường huyết.
- Glucagon cũng kìm hàm quá trình sinh tổng hợp axit béo bằng cách làm giảm sự tạo thành axit piruvic và giảm hoạt độ của axetil- CoA- cacboxilaz. Hơn nữa, glucagon cũng làm tăng lượng AMPv trong tế bào mô mỡ, kích thích quá trình phân giải triacilglicerol
- Hàm lượng glucagon trong máu bình thường là 0,3 microgam/lít. Hàm lượng tăng khi đói và giảm khi no hoặc ăn nhiều đường
Tác dụng chính của Glucagon
7. Ứng dụng của Glucagon trong đời sống
- Glucagon có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các vi khuẩn Escherichia coli đã được biến đổi gen.
- Tiêm glucagon là con đường quan trọng trong trường hợp hạ đường huyết nghiêm trọng, khi mà nạn nhân bất tỉnh hoặc vì lý do khác không thể có đường miệng. Các triệu chứng của hạ đường huyết bao gồm căng thẳng, da lạnh, nhức đầu, co giật, hoặc hôn mê,... Và trong những trường hợp này, điều quan trọng là tăng lượng glucose trong máu. Liều cho người lớn thường là một milligram, và thường tiêm vào bắp tay. Glucagon cũng có thể được tiêm vào đường tĩnh mạch.
LỚP: NH30
GVHD: VÕ VĂN TOÀN
Nội dung trình bày:
Nguồn gốc của hormon Glucagon
Cấu tạo hóa học của Glucagon
Cấu trúc phân tử của Glucagon
Cơ chế tác dụng của Glucagon
Vai trò tác dụng của Glucagon
Ứng dụng của Glucagon trong đời sống
1. Vài nét về tuyến tụy và đảo Langerhans
Tụy là một tuyến mềm, hồng có dạng hình tam giác, dài khoảng 6 inch (15cm).
Nó nằm bên dưới dạ dày, trải dài từ khúc uốn của tá tràng (phần đầu tiên của ruột non) đến lách.
Vai trò chính của tụy là một cơ quan tiêu hóa, nó chế tiết dịch tụy vào tá tràng qua ống tụy.
Những enzyme tiêu hóa trong dịch tụy giúp phân giải các carbonhydrate, chất béo và protein trong ruột non
Tuyến tụy
1. Vài nét về tuyến tụy và đảo Langerhans (tt)
Tuyến tụy gồm những đảo Langerhans (gồm từ 1-2 triệu đảo), là những tế bào tụ thành từng đám, chiếm 1g tổ chức tụy, thường ở gần mạch máu, đổ vào tĩnh mạch
Mỗi tiểu đảo gồm 4 loại tế bào:
- Tế bào alpha bài tiết glucagon gây tăng đường huyết (20%)
- Tế bào beta bài tiết insulin gây hạ đường huyết (60-75%)
- Tế bào delta bài tiết somatostatin điều hòa bài tiết insulin và glucagon (5%)
- Tế bào PP bài tiết một hormon chưa rõ chức năng được gọi là polypeptid tụy.
2. Nguồn gốc của Glucagon
- Glucagon do tế bào alpha của đảo Langerhans tiết ra- Glucagon làm tăng sức co bóp của cơ tim, nhịp tim và cung lượng tim, hạ huyết áp, tương tự như isoprenalin (thuốc có tác dụng cường β adrenergic).
3. Cấu tạo hóa học của Glucagon
- Các công thức kinh nghiệm là C153H225N43O49S
- Glucagon là một polypeptid mạch thẳng,
gồm 29 acid amin, trọng lượng phân tử 3.485 Dalton.
4. Cấu trúc phân tử của Glucagon
5. Cơ chế tác dụng của Glucagon
Glucagon tác dụng theo cơ chế hocmon màng thông qua chất trung gian AMPv
AMPv được xem như là chất truyền tín hiệu thứ 2 trong tế bào. Hormon Glucagon là chất truyền tín hiệu thứ nhất.
Glucagon sẽ tế dụng lên màng tế bào và làm thay đổi cấu trúc của màng tế bào, dẫn đến thay đổi tính thấm của màng tế bào, từ đó hình thành hệ thống tín hiệu thứ 2 là AMP vòng.
Sơ đồ diễn tả cơ chế hoạt động của Glucagon
Theo cơ chế này tác dụng hoocmon đến tế bào đích được thực hiện như sau:
- Trong màng nguyên sinh của tế bào đích có chứa thụ thể của Glucagon, và thụ thể này sẽ kết hợp đặc hiệu với Glucagon. Sự kết hợp giữa Glucagon và chất nhận làm tăng hoạt độ của enzim Adenylcyclaza, một enzim gắn trong màng nguyên sinh.
Adenylcyclaza xúa tác cho phản ứng chuyển hóa ATP thành AMPv, do đó khi hoạt độ của nó tăng, làm tăng lượng AMPv. AMPv sẽ hoạt hóa photphorylaza b (không hoạt động) thành photphorylaza a (dạng hoạt động), dưới tác dụng của enzim kinaza.
Từ phtphorylaza hoạt động nó sẽ hoạt hóa và chuyển Glycgen thành Glucose – 1P.
Rồi từ Glucose – 1P nó tiếp tục chuyển hóa thành Glucose – 6P. Dưới tác dụng của enzim
Glucose 6 photphataz, Glucose – 6P chuyển hóa thành Glucose và đi vào máu.
Sự bài tiết tùy thuộc nồng độ glucose máu, khi glucose máu giảm dưới 70mg% sẽ kích thích tế bào alpha bài tiết glucagon và ngược lại. Nồng độ acid amin như alanin và arginin tăng cao sau bữa ăn sẽ kích thích bài tiết glucagon nhằm tăng chuyển acid amin thành glucose. Vận động mạnh cũng gây tăng tiết glucagon.
6. Vai trò tác dụng của Glucagon
Glucagon: glucagon được chế tiết bởi các tiểu đảo Langerhans để đáp ứng với tình trạng nồng độ đường trong máu thấp. Để làm tăng nồng độ này lên (và tăng năng lượng của cơ thể), glucagon đi đến gan. Gan có rất nhiều vai trò trong cơ thể. Một trong những vai trò đó là dự trữ lượng đường dư thừa mà các tế bào của cơ thể không cần dùng để tạo ra năng lượng ngay lúc đó. Để có thể dự trữ được lượng đường đó, gan chuyển nó thành glycogen (một dạng tinh bột của đường glucose được tạo thành từ hàng nghìn đơn vị glucose). Glucagon kích thích gan chuyển glycogen ngược trở lại thành glucose và chuyển nó vào máu để các tế bào sử dụng để tạo ra năng lượng. Khi nồng độ glucose tăng lên đến mức bình thường, các tiểu đảo Langerhans ngừng chế tiết glucagon.
Tác dụng chính của glucagon là:
- Chuyển hóa glucid bằng cách chuyển ngược glycogen dự trữ thành đường glucose trong máu, nghĩa là làm tăng đường huyết, cơ chế này thông qua việc hoạt hóa enzym phosphorylase.
- Đối với protein, nó tăng cường dị hóa, qua đó làm tăng ure huyết.
- Trong hệ nội tiết, glucagon kích thích phần tủy tuyến trên thận làm tăng tiết adrenalin, kích thích chính đảo tuỵ tăng tiết insulin, nhằm luôn duy trì được sự cân bằng đường huyết.
- Glucagon cũng kìm hàm quá trình sinh tổng hợp axit béo bằng cách làm giảm sự tạo thành axit piruvic và giảm hoạt độ của axetil- CoA- cacboxilaz. Hơn nữa, glucagon cũng làm tăng lượng AMPv trong tế bào mô mỡ, kích thích quá trình phân giải triacilglicerol
- Hàm lượng glucagon trong máu bình thường là 0,3 microgam/lít. Hàm lượng tăng khi đói và giảm khi no hoặc ăn nhiều đường
Tác dụng chính của Glucagon
7. Ứng dụng của Glucagon trong đời sống
- Glucagon có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các vi khuẩn Escherichia coli đã được biến đổi gen.
- Tiêm glucagon là con đường quan trọng trong trường hợp hạ đường huyết nghiêm trọng, khi mà nạn nhân bất tỉnh hoặc vì lý do khác không thể có đường miệng. Các triệu chứng của hạ đường huyết bao gồm căng thẳng, da lạnh, nhức đầu, co giật, hoặc hôn mê,... Và trong những trường hợp này, điều quan trọng là tăng lượng glucose trong máu. Liều cho người lớn thường là một milligram, và thường tiêm vào bắp tay. Glucagon cũng có thể được tiêm vào đường tĩnh mạch.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Phương Thảo
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)