Hon mun
Chia sẻ bởi Phan Thị Huyền Trân |
Ngày 08/05/2019 |
61
Chia sẻ tài liệu: hon mun thuộc Sinh học 12
Nội dung tài liệu:
NHA TRANG UNIVERSITY
BIOLOGICAL AND ENVIRONMENTAL INSTITUTE
Lê Thị Lệ 50130862
Lê Ánh Nga 50130977
Nguyễn Thị Khánh Vy 50132022
Nguyễn Thị Bích Trâm 50131756
Huỳnh Ngọc Hoàng Trang 50131674
GVHD: Đinh Văn Khương
Nhóm thực hiện : D7-2
Giới thiệu vị trí địa lí Hòn Mun
Do địa thế của đảo rất gần với dòng hải lưu nóng từ phía xích đạo đưa tới thích hợp với điều kiện phát triển của san hô và nhiều loại sinh vật biển nhiệt đới cũng về đây quần tụ, đáy biển vùng Hòn Mun là một tập hợp quần thể sinh vật biển phong phú, đa dạng, là nơi quan sát, nghiên cứu rất lý thú, bổ ích cho các nhà nghiên cứu sinh vật biển, hải dương học và du khách muốn tìm hiểu về biển
Khu bảo tồn biển Hòn Mun đã được Quỹ động vật hoang giã thế giới (WWF) đánh giá là khu vực đa dạng sinh học biển bậc nhất ở Việt Nam
Hệ sinh thái động, thực vật biển ở đây vô cùng phong phú. Theo thống kê trên thế giới có khoảng 2.000 loài san hô và sinh vật biển thì ở Hòn Mun đã có tới 1.500 loài.
Ở Hòn Mun, san hô nằm ở độ sâu 10m, cùng với rất nhiều loại cá đủ màu sắc và chủng loại. Với độ sâu dưới 18 m, thì không còn cảnh đẹp của san hô, nhưng có rất nhiều hang động. Có những hang sâu 10-15 m, phải dùng đèn để quan sát những sinh vật biển chuyên sống trong bóng tối như tôm, mực, tôm hùm, cá đuối…
Đáy biển Hòn Mun nổi tiếng là một trong những thủy cung giàu và đẹp nhất của vùng biển Đông Nam Á và là môi trường sinh trưởng của một số rạn san hô còn nguyên vẹn ở Việt Nam
San hô ở Hòn Mun có tầm vóc quốc tế vì có số loài tương tự như ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương
Rạn san hô ở Hòn Mun có diện tích trên dưới 300 hecta nằm cách bờ 8m bao xung quanh đảo
Người ta cũng đã tìm thấy ở đây 350 loài san hô cứng trong tổng số hơn 800 loài san hô cứng và quý hiếm trên thế giới như: san hô đỏ, san hô sừng nai….
Rùa biển
Hiện nay, trên thế giới chỉ tồn tại 7 loài rùa biển. Ở Việt Nam, cơ quan chức năng đã ghi nhận sự xuất hiện của 5 loài trong số đó, gồm: quản đồng (Caretta caretta), rùa da (Dermochelys coriacea), đồi mồi dứa (Lepidochelys olivacea), đồi mồi (Eretmochelys imbricate), rùa xanh (Chelonia mydas). Đây đều là những loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng
Riêng đồi mồi được xếp trong danh sách các loài nguy cấp của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN).
Hàng chục năm trước, rùa biển thường xuyên lên đẻ trứng tại các bãi biển ở TP. Nha Trang và các đảo: Hòn Tre, Hòn Mun… Tuy nhiên, số lượng rùa biển đã bị giảm nhiều do nhiều người săn bắt chúng để lấy trứng, thịt, mai và da
Nhiều năm qua, ít xuất hiện rùa mẹ lên bờ đẻ trứng như trước . Thời gian qua, công nhân bảo vệ đảo yến Bàng Lớn đã phát hiện 3 ổ trứng do rùa biển lên khu vực đảo để đẻ, mỗi ổ có từ 100 đến vài trăm trứng. Đây là tín hiệu vui trong công tác bảo tồn sinh vật biển ở địa phương
Khánh Hòa có hàng trăm hòn đảo, mà chỉ hơn chục hòn có yến là: Hòn Chà Là, Hòn Hố, Hòn Đụn, Hòn Mun, Hòn Nọc, Hòn Xà Cừ, Hòn Cỏ Ống, Hòn Đồi Mồi, Hòn Ổ Gà, Hòn Tráo Đỏ, Hòn Nội, Hòn Ngoại.Và có khoảng 800000 chim Yến sinh sống trên các hòn đảo lớn nhỏ.
Trong những hang động đá đen của Hòn Mun hàng năm có chim yến về làm tổ
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Hải dương học Nha Trang, hiện nay trữ lượng tức thời của cá rạn san hô trong toàn vịnh Nha Trang ước tính trên 133 tấn; trong đó nhóm cá cảnh chiếm trên 69 tấn, nhóm cá thực phẩm khoảng 60 tấn... Một số loài cá có giá trị kinh tế cao, đã trở thành đối tượng bị ngư dân khai thác quá mức, khiến chúng có nguy cơ biến mất tại đây.
Việc khai thác quá mức đã dẫn đến nhóm cá có kích thước nhỏ (chiều dài cơ thể dưới 10 cm) chiếm ưu thế về số lượng trên hầu hết các rạn và nhóm có kích thước lớn hơn duy trì ở mức cực thấp.
Cá mú (serranidae), cá hồng (Lutjanidae) duy trì ở mức cực hiếm
Cá hè (lethrinidae) không còn tìm thấy.
Cá bướm, cá chim xanh, cá mao tiên... bị khai thác nhiều
Các loài ốc đụn, hải sâm và tôm hùm tồn tại ở mức hiếm tại các điểm khảo sát
Trai tai tượng (Tridacna spp) và tôm bác sĩ (Stenopus hispidus) chỉ còn số lượng ít ỏi
Các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh học
Khai thác quá mức
Đánh bắt hủy diệt như dùng thuốc nổ, chất độc xyanua
Môi trường ô nhiễm do nước thải, hóa chất của thành phố và khu công nghiệp, xăng dầu từ tàu bè, thức ăn thủy sản dư thừa từ các lồng nuôi thủy sản
Phá hủy do neo tàu thuyền
Các tác động từ sông ngoài và làng cá
Sao biển gai,ốc ăn san hô
Cầu gai
Phá hủy do khách du lịch, các thợ lăn,ngư dân trong quá trình lặn làm bẽ gãy san hô
Bệnh san hô
Hiện tượng thủy triều đỏ do ô nhiễm sinh học thường xuất hiện từ đầu tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch hàng năm ở vùng biển Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận, tạo nên những khối nhầy màu xám, bao quanh một số loài vi tảo biển, làm tôm cá chết
Hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, cùng với El Nino hay La Nina, làm thay đổi hướng gió, hướng dòng hải lưu nóng hay lạnh nên ảnh hưởng rất nhiều đến hải sản. Cả khối san hô sẽ bị giết chết khi nhiệt độ nước biển tăng lên 1 -2 °C trong 5 – 10 tuần lể (trong mùa hè của El Nino), hay giảm 3-5 °C trong 5-10 ngày (của mùa đông La Nina)
Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở hòn Mun
Tạo phao neo trong vùng biển để tàu thuyền không thả neo trực tiếp làm hư hại thềm san hô
Cần có một tàu chuyên dùng để thu chất thải từ tàu du lịch và thu lượm rác trên mặt biển, rồi đưa vào bờ xử lý
Phối hợp với các đơn vị du lịch lặn dọn rác dưới đáy biển khu lặn biển
Tổ chức các đợt thả con giống quý xuống biển:cá ngựa, cá khoang cổ,ốc đụn, hải sâm, bào ngư, tôm hùm
Thu phí khách du lịch tham gia lặn biển trong khu vực biển Hòn Mun phải đóng một khoản phí,1 phần số tiền thu được dùng để bảo vệ, khôi phục vùng biển
Hướng người dân vùng đảo đổi nghề như nuôi trồng thủy sản, đan lưới, trồng rong sụn, làm hàng thủ công
Nghiêm cấm và tổ chức các đội tuần tra để tránh tình trạng đánh bắt bằng bom,mìn…
Bắt cầu gai, sao biển gai, ốc biển ăn san hô
Tuyên truyền vận động ý thức của người dân,trẻ em..
BIOLOGICAL AND ENVIRONMENTAL INSTITUTE
Lê Thị Lệ 50130862
Lê Ánh Nga 50130977
Nguyễn Thị Khánh Vy 50132022
Nguyễn Thị Bích Trâm 50131756
Huỳnh Ngọc Hoàng Trang 50131674
GVHD: Đinh Văn Khương
Nhóm thực hiện : D7-2
Giới thiệu vị trí địa lí Hòn Mun
Do địa thế của đảo rất gần với dòng hải lưu nóng từ phía xích đạo đưa tới thích hợp với điều kiện phát triển của san hô và nhiều loại sinh vật biển nhiệt đới cũng về đây quần tụ, đáy biển vùng Hòn Mun là một tập hợp quần thể sinh vật biển phong phú, đa dạng, là nơi quan sát, nghiên cứu rất lý thú, bổ ích cho các nhà nghiên cứu sinh vật biển, hải dương học và du khách muốn tìm hiểu về biển
Khu bảo tồn biển Hòn Mun đã được Quỹ động vật hoang giã thế giới (WWF) đánh giá là khu vực đa dạng sinh học biển bậc nhất ở Việt Nam
Hệ sinh thái động, thực vật biển ở đây vô cùng phong phú. Theo thống kê trên thế giới có khoảng 2.000 loài san hô và sinh vật biển thì ở Hòn Mun đã có tới 1.500 loài.
Ở Hòn Mun, san hô nằm ở độ sâu 10m, cùng với rất nhiều loại cá đủ màu sắc và chủng loại. Với độ sâu dưới 18 m, thì không còn cảnh đẹp của san hô, nhưng có rất nhiều hang động. Có những hang sâu 10-15 m, phải dùng đèn để quan sát những sinh vật biển chuyên sống trong bóng tối như tôm, mực, tôm hùm, cá đuối…
Đáy biển Hòn Mun nổi tiếng là một trong những thủy cung giàu và đẹp nhất của vùng biển Đông Nam Á và là môi trường sinh trưởng của một số rạn san hô còn nguyên vẹn ở Việt Nam
San hô ở Hòn Mun có tầm vóc quốc tế vì có số loài tương tự như ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương
Rạn san hô ở Hòn Mun có diện tích trên dưới 300 hecta nằm cách bờ 8m bao xung quanh đảo
Người ta cũng đã tìm thấy ở đây 350 loài san hô cứng trong tổng số hơn 800 loài san hô cứng và quý hiếm trên thế giới như: san hô đỏ, san hô sừng nai….
Rùa biển
Hiện nay, trên thế giới chỉ tồn tại 7 loài rùa biển. Ở Việt Nam, cơ quan chức năng đã ghi nhận sự xuất hiện của 5 loài trong số đó, gồm: quản đồng (Caretta caretta), rùa da (Dermochelys coriacea), đồi mồi dứa (Lepidochelys olivacea), đồi mồi (Eretmochelys imbricate), rùa xanh (Chelonia mydas). Đây đều là những loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng
Riêng đồi mồi được xếp trong danh sách các loài nguy cấp của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN).
Hàng chục năm trước, rùa biển thường xuyên lên đẻ trứng tại các bãi biển ở TP. Nha Trang và các đảo: Hòn Tre, Hòn Mun… Tuy nhiên, số lượng rùa biển đã bị giảm nhiều do nhiều người săn bắt chúng để lấy trứng, thịt, mai và da
Nhiều năm qua, ít xuất hiện rùa mẹ lên bờ đẻ trứng như trước . Thời gian qua, công nhân bảo vệ đảo yến Bàng Lớn đã phát hiện 3 ổ trứng do rùa biển lên khu vực đảo để đẻ, mỗi ổ có từ 100 đến vài trăm trứng. Đây là tín hiệu vui trong công tác bảo tồn sinh vật biển ở địa phương
Khánh Hòa có hàng trăm hòn đảo, mà chỉ hơn chục hòn có yến là: Hòn Chà Là, Hòn Hố, Hòn Đụn, Hòn Mun, Hòn Nọc, Hòn Xà Cừ, Hòn Cỏ Ống, Hòn Đồi Mồi, Hòn Ổ Gà, Hòn Tráo Đỏ, Hòn Nội, Hòn Ngoại.Và có khoảng 800000 chim Yến sinh sống trên các hòn đảo lớn nhỏ.
Trong những hang động đá đen của Hòn Mun hàng năm có chim yến về làm tổ
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Hải dương học Nha Trang, hiện nay trữ lượng tức thời của cá rạn san hô trong toàn vịnh Nha Trang ước tính trên 133 tấn; trong đó nhóm cá cảnh chiếm trên 69 tấn, nhóm cá thực phẩm khoảng 60 tấn... Một số loài cá có giá trị kinh tế cao, đã trở thành đối tượng bị ngư dân khai thác quá mức, khiến chúng có nguy cơ biến mất tại đây.
Việc khai thác quá mức đã dẫn đến nhóm cá có kích thước nhỏ (chiều dài cơ thể dưới 10 cm) chiếm ưu thế về số lượng trên hầu hết các rạn và nhóm có kích thước lớn hơn duy trì ở mức cực thấp.
Cá mú (serranidae), cá hồng (Lutjanidae) duy trì ở mức cực hiếm
Cá hè (lethrinidae) không còn tìm thấy.
Cá bướm, cá chim xanh, cá mao tiên... bị khai thác nhiều
Các loài ốc đụn, hải sâm và tôm hùm tồn tại ở mức hiếm tại các điểm khảo sát
Trai tai tượng (Tridacna spp) và tôm bác sĩ (Stenopus hispidus) chỉ còn số lượng ít ỏi
Các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh học
Khai thác quá mức
Đánh bắt hủy diệt như dùng thuốc nổ, chất độc xyanua
Môi trường ô nhiễm do nước thải, hóa chất của thành phố và khu công nghiệp, xăng dầu từ tàu bè, thức ăn thủy sản dư thừa từ các lồng nuôi thủy sản
Phá hủy do neo tàu thuyền
Các tác động từ sông ngoài và làng cá
Sao biển gai,ốc ăn san hô
Cầu gai
Phá hủy do khách du lịch, các thợ lăn,ngư dân trong quá trình lặn làm bẽ gãy san hô
Bệnh san hô
Hiện tượng thủy triều đỏ do ô nhiễm sinh học thường xuất hiện từ đầu tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch hàng năm ở vùng biển Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận, tạo nên những khối nhầy màu xám, bao quanh một số loài vi tảo biển, làm tôm cá chết
Hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, cùng với El Nino hay La Nina, làm thay đổi hướng gió, hướng dòng hải lưu nóng hay lạnh nên ảnh hưởng rất nhiều đến hải sản. Cả khối san hô sẽ bị giết chết khi nhiệt độ nước biển tăng lên 1 -2 °C trong 5 – 10 tuần lể (trong mùa hè của El Nino), hay giảm 3-5 °C trong 5-10 ngày (của mùa đông La Nina)
Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở hòn Mun
Tạo phao neo trong vùng biển để tàu thuyền không thả neo trực tiếp làm hư hại thềm san hô
Cần có một tàu chuyên dùng để thu chất thải từ tàu du lịch và thu lượm rác trên mặt biển, rồi đưa vào bờ xử lý
Phối hợp với các đơn vị du lịch lặn dọn rác dưới đáy biển khu lặn biển
Tổ chức các đợt thả con giống quý xuống biển:cá ngựa, cá khoang cổ,ốc đụn, hải sâm, bào ngư, tôm hùm
Thu phí khách du lịch tham gia lặn biển trong khu vực biển Hòn Mun phải đóng một khoản phí,1 phần số tiền thu được dùng để bảo vệ, khôi phục vùng biển
Hướng người dân vùng đảo đổi nghề như nuôi trồng thủy sản, đan lưới, trồng rong sụn, làm hàng thủ công
Nghiêm cấm và tổ chức các đội tuần tra để tránh tình trạng đánh bắt bằng bom,mìn…
Bắt cầu gai, sao biển gai, ốc biển ăn san hô
Tuyên truyền vận động ý thức của người dân,trẻ em..
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thị Huyền Trân
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)