Hội vui học hóa

Chia sẻ bởi Thanh Hoa | Ngày 23/10/2018 | 113

Chia sẻ tài liệu: Hội vui học hóa thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:




Liên chi đoàn khoa hóa
Trường đại học Khoa Học Tự Nhiên
PH?N THI


I LOVE CHEMISTRY VERY MUCH
Thể lệ thi:
- Mỗi đội tối đa 10 câu hỏi tr? l?i nhanh
đáp gọn.
- Mỗi câu hỏi đúng 10 điểm, trả lời sai
không bị trừ điểm.
- Thời gian trả lời 120s.
- Nếu chưa trả lời được 10 câu hỏi
nhưng hết thời gian thì vẫn phải dừng cuộc
chơi.
Phần câu hỏi 1
1. pH của dung dịch bằng 10, dung dịch đó có tính chất gi?
2. Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với hợp chất. Đúng hay sai?
3. Nhà bác học Nga bằng thực nghiệm đã phát hiện ra Định luật bảo toàn
khối lượng là ai?
4. Kim cương, than chì, các bon vô định hình có đặc điểm chung là gì?
5. ?i?n ch? tr?ng: Đồng vị là các nguyên tử của một nguyên tố hoá học
có cùng....
6. Khí SO2 phản ứng được với chất nào sau đây: Ca(OH)2, H2O, BaCl2
7. Cách pha loãng H2SO4 (đặc) như thế nào?
8. Kim loại mà con người biết đến đầu tiên là kim loại nào?
9. ?i?n ch? tr?ng: Khí SO3 khi hoà tan với nước làm quỳ chuy?n m?u ....
10. Trộn1 lít dung dịch D đường glucozơ 0,5 M và 1,5 lít dung dịch gluco zơ 1M. Hỏi nồng độ mol của dung dịch thu được là bao nhiêu?
Phần câu hỏi 2
1. Dùng chất nào để phân biệt Na2SO4 và Na2CO3
2. Hiđrô được dùng để làm nhiên liệu cao cấp vì phản ứng của H2 và O2
t?a nhiều nhiệt, đúng hay sai?
3. Nhà hoá học được mệnh danh là ?vua thuốc nổ? là ai?
4. Nước Javen gồm những chất nào?
5. (NH4)2HPO4 là phân bón...
6. Dung dịch HCl không tác dụng được với những chất nào sau đây:Fe2O3, Ag, KMnO4, Cu, Al
7. Khí có mùi khai và mùi trứng thối là những khí gi?
8. Nguyên tố đầu tiên được con người phát hiện ở trạng thái tự do.
9. Dung lịch của chất tan và dung môi la dung d?ch ?.
10. Để trung hoà 2 lit H2SO4 0,5 M cần bao nhiêu lít NaOH 0,25M.
Phần câu hỏi 3
1. Phản ứng giữa H2 và Fe2O3 thuộc loại phản ứng nào?
2. Muốn tăng tốc độ hoà tan của chất rắn và chất lỏng ta c?n ?
3. Nhà hoá học và cũng là là khoa học duy nhất đạt được 2 giảI
Nôben là ai?
4. Nguyên tố nào chiếm khối lượng lớn nhất trong cơ thể người.
5. Khí SO2 nặng hơn O2 ....lần.
6. Chỉ ra những công thức viết sai: Ca2O, Al2O3, MgO2, Fe2O3
7. Giấm là axit hữu cơ nào?
8. Lần đầu tiên con người tách được kim loại từ hợp chất của nó. Đó là
kim loại nào?
9. Dung dịch NaOH làm ... chuyển màu đỏ?
10. Trộn dung dịch chứa 0.2 mol FeCl3 với 0,7 mol NaOH. Xác định khối lượng kết tủa.
3. C«ng bè ®iÓm phần thi


I LOVE CHEMISTRY VERY MUCH
PHẦN THI
2. Thể lệ thi
-Nội dung là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Gồm:
Tách, tinh chế, nhận biết
Giải thích hiện tượng
Tính chất hoá học
Phương trình phản ứng
Bài tập toán giải nhanh.
Mỗi đội được lựa chọn hai lần, mỗi lần một gói gồm 5 câu hỏi (15 điểm/câu).
Đội chọn gói được suy nghĩ riêng 5s (trong thời gian này chỉ đội đó được trả lời).
Sau 5s thì tất cả các đội đều có thể bấm chuông giành quyền trả lời.
Giới hạn chương trình. Câu hỏi nằm ở tất cả các chương 8,9 số lượng câu hỏi tương đương với số tiết học trên lớp và chương trình dạy trên lớp.
-Người dẫn chương trình (MC) sẽ đọc câu hỏi rõ ràng, rành mạch cho đến hết.
MC 1: Đọc câu hỏi
MC 2: Đọc câu trả lời.
Khẩu lệnh kết thúc câu hỏi là :hết. Sau khẩu lệnh thì bắt đầu tính giờ.
Chọn 1 trong 6 gói câu hỏi
Gói 1
Gói 2
Gói 3
Gói 4
Gói 5
Gói 6
Gói câu hỏi1
1.Có khoảng bao nhiêu nguyên tố hoá học tạo nên các chất:
A.Gần 10.000 B. Khoảng 100
C. Khoảng 10 D. Khoảng 1.000

2.Có thể phân biệt các dung dịch axit, muối ăn, kiềm bằng cách dùng:
A. Nước cất B. Kim loại bất kì
C. Khí CO2 D. Quỳ tím

3. Phương trình hoá học dùng để:
A. Biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học bằng công thức hoá học.
B. Biểu diễn phản ứng hoá học bằng chữ.
C. Biểu diễn sự biến đổi của từng chất riêng rẽ.
D. Biểu diễn sự biến đổi của các nguyên tử.

4. Khi đun nóng nước, thấy thể tích nước tăng lên chút ít là do:
A. Các phần tử nở ra. B. Phần tử tăng lên
C. Khoảng cách giữa các phần tử giãn ra. D. Các phần tử chuyển động nhanh hơn.

5. Thành phần % về khối lượng của đồng (Cu) trong tinh thể CuSO4.5H2O là:
A. Dưới 20% B. Trong khoảng từ 20% - 40%
C. Trong khoảng từ 40% - 60% D. Trong khoảng từ 60% - 80%.


Gói câu hỏi 2:
1. Nhôm được sử dụng làm vật liệu chế tạo máy bay là do:
A. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt B. Nhẹ và bền
C. Dẻo và bền D. Có ánh kim

2. Tách Fe ra khỏi hỗn hợp bột Al và Fe bằng dung dịch (dư) nào sau đây:
A. HCl B. HNO3
C. NaCl D. KOH

3. ? cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất, 1 mol N2 và 1 mol CO2 có cùng:
A. Khối lượng phân tử B. Thể tích
C. Khối lượng mol D. Số nguyên tử

4. Nước vôi quét lên tường sau một thời gian sẽ hoá rắn. Phương trình phản ứng của hiện tượng trên
là:
A. Nước vôi -> chất rắn B. Canxi Hiđrôxit + khí cacbonic -> canxi cacbonat + nước
C. Nước vôi + CO2 -> CaCO3 + nước D. Ca(OH)2 + khí cacbonic -> CaCO3 + H2O

5. Một loại sắc tố ở hồng cầu gồm 2,8g Fe kết hợp với 1,2g oxi. Công thức hoá học của sắt oxit trong
hồng cầu là công thức nào sau đây?
A. Fe2O3 C. FeO
B. Fe3O2 D. Fe3O4

Trả lời
Gói câu hỏi số 3
1. Nhóm nào sau đây gồm các khí đều cháy được?
A. CO, CO2 C. Cl2, CO2
B. O2, CO2 D. CO, H2
2. Khí CO có lẫn CO2, SO2. Để loại bỏ tạp chất, cần dùng:
A. Dung dịch axit axêtic C. Dung dụng axit HCl
B. Dung dịch nước vôi trong D. Dung dịch H2SO4 đặc
3. Công thức đúng chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng là:
A. M.m.n = 1 B. M = n.m
C. M = n/m D. m = n.M
4. Trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, 16g O2 có cùng số phân tử với:
A. 22g CO2 B. 64g SO2
C. 71g Cl2 D. 2g H2
5. Một oxit được tạo bởi hay nguyên tố là sắt và oxit, trong đó tỉ lệ khối lượng giữa sắt và oxit là 7:3. Công thức của oxit là:
A.FeO B. Fe3O4
C. Fe2O3 D. FeO2



Trả lời
Chọn đáp án C

Gói câu hỏi số 4:
1. Đơn vị của nồng độ phần trăm là :
A. gam C. Không có đơn vị
B. g/l D. Phụ thuộc vào đơn vị của khối lượng
2. Dung dịch Al(NO3)3 có lẫn tạp chất là AgNO3. Dùng kim loại nào sau đây làm sạch dung dịch
Al(NO3)3 là tốt nhất?
A. Al B. Fe
C. Cu D. Zn
3. Chỉ ra tên gọi đúng của P2O5
A. Phot pho penta oxit
B. Đi photpho penta oxit
C. Phot pho oxit
D. Đi phot pho (V) oxit.
4. Cho luồng không khí qua bột Cu nung nóng. Khí thu được sau phản ứng chủ yếu là:
A. O2 C. CO2
B. N2 D. Hơi nước
5. Trong 200g dung dịch H2SO4 10% có bao nhiêu gam chất tan?
A. 10g H2SO4 B. 10g H2O
C. 20g H2SO4 D. 180g H2O


Gói câu hỏi số 5
1. Glucozơ có những ứng dụng nào trong thực tế?
A. Là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật.
B. Dùng làm thuốc nổ.
C. Tráng gương trong ruột phích.
D. Câu A và C.
2.Nhóm nào sau đây gồm các khí đều phản ứng với dung dịch NaOH ở điều kiện thường?
A. H2, Cl2 C. CO, CO2
B. CO2, Cl2 D. Cl2, CO
3.Chỉ ra hợp chất không phải là axit bazơ trong các công thức sau:
A. Mn2O7 C. Fe2O3
B. Al2O3 D. Na2O
4. Chọn hiện tượng đúng nhất trong thí nghiệm H2 tác dụng với CuO ở 400 ?? C:
A. Có lớp CuO màu đỏ gạch.
B. Có những giọt nước tạo thành.
C. Có lớp Cu kim loại màu đỏ gạch.
D. Cả B và C.
5. Cho 12g kim loại X (hoá trị II) tác dụng với khí Clo dư tạo thành 47,5g muối, X là kim loại nào sau đây:
A. Ba C. Ca
B. Fe D. Mg
Trả lời
Gói câu hỏi số 6
1.Trong các chất sau, chất nào thoả mãn đặc điểm cấu tạo:
Có liên kết đôi trong phân tử, phản ứng thế là phản ứng đặc trưng.
A. CH4 C. C6H6
B. C2H2 D. C2H4
2.Người và động vật khi hô hấp hấp thụ O2 và thải ra CO2. Trong khi đó thể tích oxi trong không khí vẫn xấp xỉ bằng 20% từ hàng nghìn năm nay, đó là do có quá trình:
A. Đốt cháy B. Bay hơi
C. Quang hợp D. Trao đổi chất.

3.Chọn công thức đúng cho tên gọi ?Natri hiđrô phot phat?:
A. Na3PO4 C. NaH2PO4
B. Na2HPO4 D. Cả C và B
4. Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước thay đổi thế nào:
A. Đều tăng C. Đều giảm
B. Không đổi D. Tăng ở một số chất
5.Cho 0,5 mol Cu vào dung dịch H2SO4 đặc nóng đều phản ứng hoàn toàn. Thể tích khí thu được là đáp án nào dưới đây:
A. 11,2 l H2 C. 11,2 l SO2
B. 22,4 l SO2 D. 22,4 l H2

Trả lời:

PHẦN THI
2. Thể lệ cuộc thi:
Bấm chuông giành quyền trả lời
?ội thứ nhất trả lời đúng được 15đ
Nếu sai đội 2 được quyền trả lời đúng thì được 10đ
N?u sai ti?p thì quyền trả lời thuộc về khán giả.


Thí nghiệm 1
Cho khoảng 5 thìa thuỷ tinh muối NaHCO3 vào ống nghiệm(1), rồi đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có kèm theo ống dẫn thủy tinh. Kẹp ống nằm ngang trên giá thí nghiệm sao cho miệng ống hơi chúc xuống và đầu ống dẫn khí ngập sâu trong ống nghiệm(2) chứa dung dịch Ca(OH)2.
Đun nóng NaHCO3 bằng ngọn lửa đèn cồn.
Hiện tượng: khi đun nóng NaHCO3 trong ống nghiệp (1) bị phân huỷ giải phóng thì CO2 trong ống nghiệm có những giọt nước. Khí CO2 dẫn sang ống nghiệm (3) tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 tạo thành kết tủa trắng CaCO3
PTPƯ: 2NaHCO3r = Na2CO3r + H2O + CO2k
CO2 + Ca(OH)2 = CaCO3 + H2O
Câu hỏi:
Giải thích tại sao trong ống nghiệm (2) dung dịch lại vẩn đục:
* Thí nghiệm 2
Cho mẩu natri và đinh sắt vào hai cốc (1) và (2) riêng biệt đựng nước cất có thêm vài giọt dung dịch phenolphtalin
Hiện tượng: ở cốc (1) mẩu natri nóng chảy thành giọt tròn chạy trên mặt nước và tan dần, dung dịch có màu đỏ. ở cốc (2) không có hiện tượng gì.
Câu hỏi: Giải thích tại sai ở cốc (1) dung dịch lại có màu đỏ.
Công bố điểm phần thi


CÙNGVÀOPHÒNG THÍ NGHIỆM
PHẦN THI
2.Thể lệ thi

Mỗi đội sẽ có hai lần lựa trọn, mỗi lần một câu hỏi (20 điểm)

Đội lựa chọn được suy nghĩ 10s. Nếu không trả lời được thì các đội còn lại bấm chuông dành quyền trả lời
3.Nội dung câu hỏi
Câu 1: Cuốc, xẻng, đinh sắt, bản lề ở các cửa hàng kim khí - điện máy thường được bôi một lớp dầu mỡ đẻ làm gì? sắt, thép được dùng trong xây dựng không bôi dầu mỡ vì sao?
Câu 2: Các tấm tôn lợp nhà được làm từ sắt vậy taị sao rất lâu mới bị gỉ?
Câu 3: Các tấm tôn lợp nhà được làm từ sắt vậy taị sao rất lâu mới bị gỉ?
Câu 4: Tại sao trong các hang động Hương Tích (chùa Hương), động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ (Vịnh Hạ Long) và các hang động ở nhiều địa phương khác có nhiều thạch nhũ hình dáng khác nhau, trông lạ và rất đẹp. Giả thích hiện tượng trên.
Câu 5: Giải thích hiện tượng sau: Vào mùa đông, khi rửa bát đĩa có dính nhiều chất béo người ta thường dùng nước nóng.
Câu 6: Vỏ đồ hộp làm bằng sắt đựng các thức ăn có vị mặn (thịt, cá) hoặc có vị chua (dứa, vải) tại sao không bị gỉ?
Trả lời:
Đó chính là kết quả lâu dài của sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai muối Ca(HCO3)2 và CaCO3. Thành phần chính của núi đá vôi là CaCO3, khi gặp nước mưa và khí CO2 trong không khí CaCO3 chuyển hoá thành Ca(HCO3)2 tan trong nước chảy qua khe đá vào hang động. Dần dần Ca(HCO3)2 lại chuyển thành CaCO3 không tan. Quá trình xảy ra liên tục, lâu dài tạo nên thạch nhũ với những hình thù khác nhau.
CaCO3 (r) + H2O + CO2 = Ca(HCO3)2 (dd)
Công bố điểm phần thi

NHÀ HÓA HỌC TƯƠNG LAI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thanh Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)