Hoi thi ATGT

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lan Hoa | Ngày 09/05/2019 | 70

Chia sẻ tài liệu: hoi thi ATGT thuộc Hóa học 12

Nội dung tài liệu:

hội thi
TÌM hiÓu luËt giao
th«ng ®­êng bé
Trường THpt số 5 bố trạch
Năm học 2011 - 2012
Lên đường
LÊN ĐƯỜNG
+ Hình thức: Bằng nhiều hình thức mỗi đội sẽ thể hiện phần thi này với hình thức chào hỏi: giới thiệu đội chơi của đội mình, mục đích đến với cuộc thi.
+ Thời gian: Tối đa là 03 phút.
+ Điểm thi: Điểm tối đa cho phần thi này là 20 điểm. nếu đội nào quá 1 phút sẽ bị trừ 1 điểm, quá từ 1 phút đến dưới 2 phút sẽ bị trừ 2 điểm. Trên 2 phút sẽ bị trừ 3 điểm.
TANG T?C
TĂNG TỐC
- Nội dung 1: Câu hỏi trắc nghiệm ATGT( gồm 10 câu).
+ Hình thức: Trên màn hình lần lượt hiện ra 10 câu hỏi. Tương ứng với mỗi câu hỏi có các đáp án a,b,c,d. Mỗi đội có 15 giây để suy nghĩ để đưa ra đáp án cho câu hỏi đó bằng hình thức giơ đáp án.
+ Cách tính điểm: Mỗi câu trả lời đúng được 4 điểm. Điểm tối đa cho nội dung thi này là 40 điểm.
Câu 1: Xe cơ giới 2-3 bánh có được kéo đẩy nhau hoặc vật gì khác trên đường không?
A. Tuyệt đối không.
B. Tùy trường hợp.
C. Được phép.
00
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
Câu 2: Người lái xe phải giảm tốc độ đến mức không nguy hiểm (có thể dừng lại một cách an toàn) trong các trường hợp nào?
A. Khi qua cầu, cống hẹp; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc, khi qua trường học, nơi tập trung đông người, nơi đông dân, có nhà cửa gần đường;
B. Khi qua nơi đường giao nhau, nơi đường bộ giao cắt đường sắt, đường vòng, đoạn đường gồ ghề, trơn trượt, cát bụi;
C. Khi có báo hiệu hạn chế tốc độ hoặc có trướng ngại vật trên đường; khi tầm nhìn bị hạn chế;
D. Tất cả các trường hợp đã nêu.
00
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
Câu 3: Nguời tham gia giao thông đường bộ phải có trách nhiệm gì khi nghe thấy tín hiệu của các xe ưu tiên?
A. Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường;
B. Cấm các hành vi gây cản trở xe ưu tiên;
C. Cả hai loại trách nhiêm trên.
00
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
Câu 4: Xe môtô, xe gắn máy lưu thông trên các tuyến đường bộ mà không đủ gương chiếu hậu hoặc có nhưng không có tác dụng, có vi phạm Luật Giao thông đường bộ không?  
A. Không vi phạm
B. Có vi phạm
00
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
Câu 5: Xe môtô, xe gắn máy, xe đạp không được xếp hàng hoá, hành lý vượt quá phía sau đèo hàng là bao nhiêu?  
A. 0,50 mét
B. 0,40 mét
C. 0,30 mét
00
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
Câu 6: Người điều khiển môtô hai bánh, ba bánh có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên phải đủ bao nhiêu tuổi?  
A. 16 tuổi.
B. 18 tuổi.
C. 20 tuổi.
00
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
Câu 7: Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính người lái xe phải xử lý như thế nào?
A. Nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
B. Nhường đường cho xe chạy ở bên trái mình tới;
C. Nhường đường cho xe chạy ở bên phải mình tới;
00
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
Câu 8: Trên đường có nhiều làn đường cho xe chạy cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người lái xe cho xe chạy như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
A. Phải cho xe chạy trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép, khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước, và phải bảo đảm an toan.
B. Cho xe chạy trên bất kỳ làn đường nào, khi chuyển làn phải có đèn tín hiệu báo trước, phải đảm bảo an toàn..
00
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
Câu 9: Xe sau có thể vượt bên phải xe khác đang chạy phía trước trong trường hợp nào?
A. Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được
B. Khi xe điện đang chạy giữa đường.
C. Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.
D. Tất cả những ý kiến.
00
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
Câu 10: Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào?  
A. Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước;
B. Phải nhường đường cho xe đi bên trái.
C. Ưu tiên bên phải;
00
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
TĂNG TỐC
- Nội dung 2: Câu hỏi tự luận về luật GTĐB và biển báo (gồm 10 câu).
+ Hình thức:Trên màn hình lần lượt hiện ra 10 biển báo. Tương ứng với mỗi biển báo có số hiệu biển báo, tên biển báo và ý nghĩa mỗi biển báo. Đội nào phất cờ trước thì được trả lời. Đúng giành điểm tối đa, sai không bị trừ điểm và các đội khác có cơ hội tiếp theo (cơ hội duy nhất).
+ Cách tính điểm: Mỗi câu trả lời đúng được 4 điểm (Số hiệu: 1điểm; Tên: 1 điểm; ý nghĩa: 2điểm) . Điểm tối đa cho nội dung thi này là 40 điểm. Sai phần nào trừ điểm phần đó
SH: 304
Đường dành cho xe thô sơ
SH: 112a
Cấm đi bộ
SH: 210
Giao nhau với đường sắt có rào chắn
SH: 301f
Đi thẳng, rẽ phải
SH: 242a
Chổ đường sắt cắt đường bộ
Câu 1: Phân biệt khái niệm dừng xe và đỗ xe theo quy định của Luật GTĐB. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí nào. Nêu thực trạng việc tuân thủ quy định này ở nơi bạn đang sống theo quan sát của bạn và bình luận.
- Phân biệt:
+ Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
+ Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.
- Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, gầm cầu vượt;
d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
g) Nơi dừng của xe buýt;
h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Câu 2: Luật GTĐB quy định thế nào về việc vượt xe khi tham gia giao thông đường bộ. Bạn có sáng kiến gì để hạn chế nạn phóng nhanh, vượt ẩu hiện nay.
Điều 14 Luật GTĐB quy định:
- Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
- Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
- Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
- Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
+ Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
+ Khi xe điện đang chạy giữa đường;
+ Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
- Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
+ Có chướng ngại vật phía trước, có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước có tín hiệu vượt xe khác.
+ Trên cầu hẹp có một làn xe;
+ Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
+ Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
+ Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
+ Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Câu 3: Nêu những hành vi xâm hại công trình đường bộ bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Theo bạn hành vi nào nguy hiểm nhất, vì sao?
Những hành vi xâm hại công trình đường bộ bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 8 Luật GTĐB bao gồm:
- Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
- Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
Câu 3: Nêu những hành vi xâm hại công trình đường bộ bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Theo bạn hành vi nào nguy hiểm nhất, vì sao?
Những hành vi xâm hại công trình đường bộ bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 8 Luật GTĐB bao gồm:
- Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
- Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
Câu 4: Khái niệm Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định của Luật GTĐB. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ nào? Nêu thực trạng việc tuân thủ quy định này theo quan sát của bạn và bình luận.
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
- Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật GTĐB;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật GTĐB;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Câu 5: Phân biệt khái niệm Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ và Xe máy chuyên dùng. Đối tượng nào khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm? Quan điểm của bạn về quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Khái niệm:
+ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
+ Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
+ Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
- Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
VỀ ĐÍCH
* Phần 3:  Về Đích (6 đội vào chung kết).
- Nội dung 1: Tình huống ATGT.
+ Hình thức: Các đội sẽ đưa ra cho đội bạn một tình huống giao thông. Thông qua các hình thức như: Tấu hài, vè, tiểu phẩm, thơ ca…(sân khấu hóa nội dung). + Thời gian dự thi: Tối đa là 05 phút cho mỗi nội dung thi.
+ Cách tính điểm: Điểm tối đa cho phần thi này là 20 điểm, thời gian tối đa cho phần thi nay là 5 phút . ở phần thi này nếu đọi thi nào quá thời gian dưới 1 phút sẽ bị trừ 1 điểm, quá 1 đến 2 phút sẽ bị trừ 2 điểm, quá tứ 2 phút trở lên sẽ bị trừ 3 điểm.
- Nội dung 2: Xử lý tình huống ATGT.
+ Hình thức: Các đội sẽ xử lý tình huống bằng hình thức hùng biện.
+ Thời gian dự thi: Tối đa là 03 phút cho mỗi nội dung thi.
+ Cách tính điểm: Điểm tối đa cho phần thi này là 20 điểm, thời gian tối đa cho phần thi nay là 3 phút . ở phần thi này nếu đọi thi nào quá thời gian dưới 1 phút
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lan Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)