Hội thảo ứng dụng công nghệ thông tin dạy thơ trữ tình
Chia sẻ bởi Trần Thị Hằng |
Ngày 10/05/2019 |
29
Chia sẻ tài liệu: Hội thảo ứng dụng công nghệ thông tin dạy thơ trữ tình thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THPT PHÚC YÊN
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY THƠ TRỮ TÌNH
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY THƠ TRỮ TÌNH
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Thao tác tiến hành: thiết kế một bài giảng Đọc - hiểu thơ trữ tình bằng phần mềm Powerpoint
2. Ưu, nhược điểm của bài giảng điện tử
C. KẾT LUẬN
A. MỞ ĐẦU:
- Thế kỉ XXI, CNTT phát triển mạnh mẽ và đi vào mọi lĩnh vực của đời sống. Đặc biệt, trong quá trình đổi mới PPGD ở nhà trường phổ thông, việc áp dụng CNTT góp phần hỗ trợ việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa. Có thể nói, việc vận dụng CNTT vào giảng dạy Ngữ văn nói riêng và dạy học nói chung đã thu được nhiều kết quả và tạo nên sự chuyển biến trong dạy học, nhất là về mặt phương pháp. Song, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường phổ thông chậm và ít hơn các bộ môn khác. Do đó, nói như TS. Đỗ Ngọc Thống “Đã đến lúc nếu không muốn nói là quá muộn, cần nghiên cứu và triển khai việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở bộ môn Ngữ văn một cách rộng rãi, đúng hướng và có hiệu quả.”
- Hiện nay, dạy học Ngữ văn đem lại hiệu quả chưa cao. Phần lớn học sinh thờ ơ với môn học này, thậm chí có không ít học sinh coi môn Ngữ văn là một cực hình. Điều này có một phần nguyên nhân từ phương pháp truyền giảng của giáo viên. Một bộ phận không nhỏ giáo viên Ngữ văn chưa có sự sáng tạo cần thiết, ít tìm tòi về mặt phương pháp - phương tiện dạy học. Từ đó dẫn đến phương pháp dạy học Ngữ văn hết sức khuôn sáo, nhàm chán, thủ tiêu hứng thú học tập của học sinh. Đã đến lúc, chúng ta cần đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học. Trong sự đổi mới ấy, CNTT là một phương tiện rất hữu hiệu.
A. MỞ ĐẦU:
- Riêng đối với phân môn Đọc- hiểu văn học nhất là thơ trữ tình cần thận trọng trong việc sử dụng CNTT. Vốn là một phân môn cần nhiều đến xúc cảm thẩm mĩ sâu lắng từ sự phân tích và đối thoại của thầy-trò, từ các âm vang của câu chữ, của ngôn từ văn bản hơn là kênh hình…Vì thế trong các bài Đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình…chỉ nên ứng dụng một phần nào đó, chẳng hạn: giới thiệu tác giả, tác phẩm, giọng đọc của tác giả hay nghệ sĩ, một vài hình ảnh minh họa, tư liệu quí hiếm, các dẫn dắt cần sơ đồ, và hiệu ứng nhấn mạnh … giúp HS hiểu sâu hơn tác phẩm.
A. MỞ ĐẦU:
1. THAO TÁC THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
1.1. CHUẨN BỊ:
- GV tiến hành soạn giáo án đúng mẫu quy định của tổ chuyên môn và thống nhất của Sở giáo dục.
- Tiến hành soạn giáo án điện tử bằng phần mềm Powerpoin và chọn cách trình chiếu phù hợp
1.2. CÁCH SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ:
- Slide 1: Số thứ tự theo Phân phối chương trình, tên tác phẩm, tên tác giả.
- Slide 2: Tiểu dẫn:
B. NỘI DUNG THỰC HIỆN
- Slide 3: Đọc – hiểu văn bản: Đọc: Có thể dùng băng hình tư liệu, hoặc ngâm thơ, hình ảnh…..
- Slide 4: đến các Slide tiếp theo là nội dung tương ứng với từng phần trong thiết kế bài dạy của giáo án.
Trong các Slide này GV sử dụng sơ đồ, các hiệu ứng nhấn mạnh để làm nổi bật trọng tâm, có thể chèn các câu hỏi, bài tập nhóm để học sinh dễ quan sát …*
- Slide: Củng cố bài học: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan thuận lợi, hoặc bằng sơ đồ thay cho bảng phụ…GV có thể dặn dò HS bằng Slide này.
Chân dung tác giả, hoặc hình ảnh tư liệu có liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp tác giả nhằm cung cấp những tư liệu trực quan, kích thích việc học tập của HS.
- Nền Slide: Nên dùng màu sáng nhạt, ko nên dùng màu quá tương phản với các đối tượng trình bày, nếu nền trắng, màu chữ đen hoặc xanh đậm các đề mục lớn có thể sử dụng màu chữ đỏ tác động vào mắt HS. Nếu sử dụng nền xanh thẫm thì chữ phải màu trắng…..
Font chữ : Nên sử dụng một loại font chữ phổ biến, đồng thời sử dụng cách viết đậm, nghiêng, hoa, thường một cách hợp lí.
- Cỡ chữ: Thường 24 trở lên, phối hợp nhiều nhất ba màu chữ để làm rõ các nội dung trọng tâm khác nhau, sử dụng các khung, nền thống nhất trong toàn bộ các Slide.
1.3 YÊU CẦU CỦA VIỆC THIẾT KẾ CÁC SLIDE
- Bài học trở nên sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh do có nhiều minh họa sống động, cụ thể với phim tư liệu, tranh ảnh khúc ngâm, bài hát (Giảng văn bài “Sóng”, “Thư gửi mẹ” ...), hoặc các sơ đồ, bảng biểu giúp hệ thống, khái quát hóa bài học... GV tiết kiệm được nhiều thời gian thuyết giảng. Từ đó học sinh dễ tiếp thu bài học. Hơn nữa bài học đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí học sinh.
2. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM:
2.1. ƯU ĐIỂM:
- GV không còn độc diễn, thay vào đó học sinh được tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu phong phú, (ví dụ phần luyện tập củng cố hoặc Giải ô chữ; …). Nhờ đó giờ học không còn khô cứng và mang tính áp đặt, giáo điều.
Đối với giáo viên, việc soạn bài với những ứng dụng của CNTT cũng mang lại những hiệu quả khác biệt. Bản thân GV phải thường xuyên cập nhật kiến thức về chuyên môn và Tin học. Đặc biệt khi bắt tay vào soạn một bài dạy có vận dụng CNTT, GV thật sự bị cuốn hút và càng làm nhiều thì càng thích thú và nảy sinh thêm nhiều ý tưởng. Từ đó lòng yêu nghề và sự sáng tạo cũng được bồi đắp.
- Lợi ích quan trọng nhất là học sinh không còn sợ, không còn chán ghét môn Ngữ Văn nữa. Đây chính là điều kiện cần thiết để Văn chương thực thi sứ mệnh giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh.
2.1. ƯU ĐIỂM
- Như đã nói ở trên, dạy – học Ngữ văn nói chung và dạy thơ trữ tình nói riêng không đơn thuần chỉ là cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết mà còn dạy cách tiếp nhận tác phẩm, bồi dưỡng năng lực cảm thụ và năng lực ngôn ngữ. Hoạt động này đòi hỏi người thầy phải vận dụng nhiều phương pháp, phương tiện dạy học khác nhau một cách linh hoạt, phù hợp. Nếu ứng dụng CNTT không có sự chọn lọc cho đúng tính chất, nội dung, cách thức hoặc ứng dụng CNTT một cách thái quá, cả giờ dạy giáo viên chỉ click chuột và …click chuột thì sẽ làm mất hết cảm xúc tự nhiên, làm hạn chế chất văn, chất thơ trong từng bài dạy. Như vậy, hiệu quả sẽ không như mong muốn.
2.2. NHƯỢC ĐIỂM
Hiện nay, nhiều GV đã ứng dụng CNTT vào dạy học. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy vẫn còn nặng về hình thức, mang nặng tính chất trình diễn với nhiều hình ảnh, hiệu ứng rối mắt, ôm đồm, tham lam nhồi nhét các loại thông tin, phim, ảnh làm mất thời gian nhưng hiệu quả giờ dạy không cao.
- Trên thực tế, hầu hết học sinh đều say mê, thích thú được học những giờ Ngữ văn có ứng dụng CNTT. Bên cạnh đa số học sinh tiếp cận nhanh chóng với phương pháp học mới này vẫn còn một số học sinh chưa thật thích nghi với phương pháp học hiện đại này, chỉ thụ động ngồi nghe, xem phim, ảnh và sôi nổi bình luận hoặc say sưa nghe thầy giáo giảng quên cả việc ghi bài.
C. KẾT LUẬN
Không có phương pháp dạy học nào là tối ưu, không phải cứ vận dụng CNTT vào giảng dạy đã là đổi mới phương pháp dạy học, thành công trong giờ dạy là nghệ thuật sư phạm của giáo viên, vận dụng công nghệ thông tin là một hướng đi trong xu thế đổi mới hiện nay mà giáo viên nên vận dụng. Vì nó sẽ làm mỗi giờ lên lớp của chúng ta thêm phong phú hơn bởi chính ta đang đổi mới chính mình.
Tiết 75
sóng
Tiết 75: Đọc văn
XUÂN QUỲNH
Tiết 39: Đọc văn
CẢNH NGÀY HÈ
NGUYỄN TRÃI
I. TÌM HIỂU CHUNG
1.Tác giả: Xuân Quỳnh
- Tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942-1988) Quê ở Hà Tây, lớn lên ở Hà Nội, là nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trẻ trong KCCM
- Là nghệ sỹ đa tài: làm vũ công, sáng tác thơ, làm báo, biên tập viên nhà xuất bản, ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam
- Hồn thơ phong phú, hồn nhiên, tươi tắn, sôi nổi, chân thành đằm thắm luôn da diết khát vọng đời thường
Bạn từ lầu Hạc lên đường
Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng
Bóng buồm đã khuất bầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời
Nơi tiễn
Nơi đến
Lầu Hoàng Hạc
Dòng Trường Giang
Châu Dương
MỸ CẢNH - CẢNH ĐẸP
(cảnh thần tiên)
GIAI THÌ – THỜI TIẾT
ĐẸP( mùa xuân)
LƯƠNG BẰNG - TÌNH BẠN ĐẸP
( Lý Bach – Mạnh Hạo Nhiên)
THẮNG SỰ
(việc hay)
TƯƠNG PHẢN
CÓ
KHÔNG
Chia tay
Cảnh ngày hè
Nguyễn Trãi
…Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
đùn đùn
giương
phun
lục
đỏ
Hồng
(3/4)
(3/4)
/
/
CỦNG CỐ
1. “Củi một cành khô lạc mấy dòng” lúc đầu được Huy Cận viết là “Một cánh bèo đơn đã lạc dòng”. Hình ảnh “cành củi khô” gợi nét nghĩa nào khác với “cánh bèo đơn”?
a. Trôi nổi
b. Nhỏ nhoi
c. Hết chất sống
d. Vô định
d
TRÀNG GIANG
HUY CẬN
2. Lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” trong bài thơ Tràng giang thể hiện rõ nhất cảm xúc gì?
Nỗi buồn, nỗi cô đơn trước thời gian, vũ trụ, cuộc đời.
Nỗi buồn nhớ về một quá khứ xa xôi.
Nỗi xao xuyến khó tả trước vẻ đẹp của thế giới thiên nhiên.
Nỗi nhớ đất nước quê hương.
a
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY THƠ TRỮ TÌNH
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY THƠ TRỮ TÌNH
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Thao tác tiến hành: thiết kế một bài giảng Đọc - hiểu thơ trữ tình bằng phần mềm Powerpoint
2. Ưu, nhược điểm của bài giảng điện tử
C. KẾT LUẬN
A. MỞ ĐẦU:
- Thế kỉ XXI, CNTT phát triển mạnh mẽ và đi vào mọi lĩnh vực của đời sống. Đặc biệt, trong quá trình đổi mới PPGD ở nhà trường phổ thông, việc áp dụng CNTT góp phần hỗ trợ việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa. Có thể nói, việc vận dụng CNTT vào giảng dạy Ngữ văn nói riêng và dạy học nói chung đã thu được nhiều kết quả và tạo nên sự chuyển biến trong dạy học, nhất là về mặt phương pháp. Song, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường phổ thông chậm và ít hơn các bộ môn khác. Do đó, nói như TS. Đỗ Ngọc Thống “Đã đến lúc nếu không muốn nói là quá muộn, cần nghiên cứu và triển khai việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở bộ môn Ngữ văn một cách rộng rãi, đúng hướng và có hiệu quả.”
- Hiện nay, dạy học Ngữ văn đem lại hiệu quả chưa cao. Phần lớn học sinh thờ ơ với môn học này, thậm chí có không ít học sinh coi môn Ngữ văn là một cực hình. Điều này có một phần nguyên nhân từ phương pháp truyền giảng của giáo viên. Một bộ phận không nhỏ giáo viên Ngữ văn chưa có sự sáng tạo cần thiết, ít tìm tòi về mặt phương pháp - phương tiện dạy học. Từ đó dẫn đến phương pháp dạy học Ngữ văn hết sức khuôn sáo, nhàm chán, thủ tiêu hứng thú học tập của học sinh. Đã đến lúc, chúng ta cần đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học. Trong sự đổi mới ấy, CNTT là một phương tiện rất hữu hiệu.
A. MỞ ĐẦU:
- Riêng đối với phân môn Đọc- hiểu văn học nhất là thơ trữ tình cần thận trọng trong việc sử dụng CNTT. Vốn là một phân môn cần nhiều đến xúc cảm thẩm mĩ sâu lắng từ sự phân tích và đối thoại của thầy-trò, từ các âm vang của câu chữ, của ngôn từ văn bản hơn là kênh hình…Vì thế trong các bài Đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình…chỉ nên ứng dụng một phần nào đó, chẳng hạn: giới thiệu tác giả, tác phẩm, giọng đọc của tác giả hay nghệ sĩ, một vài hình ảnh minh họa, tư liệu quí hiếm, các dẫn dắt cần sơ đồ, và hiệu ứng nhấn mạnh … giúp HS hiểu sâu hơn tác phẩm.
A. MỞ ĐẦU:
1. THAO TÁC THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
1.1. CHUẨN BỊ:
- GV tiến hành soạn giáo án đúng mẫu quy định của tổ chuyên môn và thống nhất của Sở giáo dục.
- Tiến hành soạn giáo án điện tử bằng phần mềm Powerpoin và chọn cách trình chiếu phù hợp
1.2. CÁCH SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ:
- Slide 1: Số thứ tự theo Phân phối chương trình, tên tác phẩm, tên tác giả.
- Slide 2: Tiểu dẫn:
B. NỘI DUNG THỰC HIỆN
- Slide 3: Đọc – hiểu văn bản: Đọc: Có thể dùng băng hình tư liệu, hoặc ngâm thơ, hình ảnh…..
- Slide 4: đến các Slide tiếp theo là nội dung tương ứng với từng phần trong thiết kế bài dạy của giáo án.
Trong các Slide này GV sử dụng sơ đồ, các hiệu ứng nhấn mạnh để làm nổi bật trọng tâm, có thể chèn các câu hỏi, bài tập nhóm để học sinh dễ quan sát …*
- Slide: Củng cố bài học: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan thuận lợi, hoặc bằng sơ đồ thay cho bảng phụ…GV có thể dặn dò HS bằng Slide này.
Chân dung tác giả, hoặc hình ảnh tư liệu có liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp tác giả nhằm cung cấp những tư liệu trực quan, kích thích việc học tập của HS.
- Nền Slide: Nên dùng màu sáng nhạt, ko nên dùng màu quá tương phản với các đối tượng trình bày, nếu nền trắng, màu chữ đen hoặc xanh đậm các đề mục lớn có thể sử dụng màu chữ đỏ tác động vào mắt HS. Nếu sử dụng nền xanh thẫm thì chữ phải màu trắng…..
Font chữ : Nên sử dụng một loại font chữ phổ biến, đồng thời sử dụng cách viết đậm, nghiêng, hoa, thường một cách hợp lí.
- Cỡ chữ: Thường 24 trở lên, phối hợp nhiều nhất ba màu chữ để làm rõ các nội dung trọng tâm khác nhau, sử dụng các khung, nền thống nhất trong toàn bộ các Slide.
1.3 YÊU CẦU CỦA VIỆC THIẾT KẾ CÁC SLIDE
- Bài học trở nên sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh do có nhiều minh họa sống động, cụ thể với phim tư liệu, tranh ảnh khúc ngâm, bài hát (Giảng văn bài “Sóng”, “Thư gửi mẹ” ...), hoặc các sơ đồ, bảng biểu giúp hệ thống, khái quát hóa bài học... GV tiết kiệm được nhiều thời gian thuyết giảng. Từ đó học sinh dễ tiếp thu bài học. Hơn nữa bài học đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí học sinh.
2. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM:
2.1. ƯU ĐIỂM:
- GV không còn độc diễn, thay vào đó học sinh được tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu phong phú, (ví dụ phần luyện tập củng cố hoặc Giải ô chữ; …). Nhờ đó giờ học không còn khô cứng và mang tính áp đặt, giáo điều.
Đối với giáo viên, việc soạn bài với những ứng dụng của CNTT cũng mang lại những hiệu quả khác biệt. Bản thân GV phải thường xuyên cập nhật kiến thức về chuyên môn và Tin học. Đặc biệt khi bắt tay vào soạn một bài dạy có vận dụng CNTT, GV thật sự bị cuốn hút và càng làm nhiều thì càng thích thú và nảy sinh thêm nhiều ý tưởng. Từ đó lòng yêu nghề và sự sáng tạo cũng được bồi đắp.
- Lợi ích quan trọng nhất là học sinh không còn sợ, không còn chán ghét môn Ngữ Văn nữa. Đây chính là điều kiện cần thiết để Văn chương thực thi sứ mệnh giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh.
2.1. ƯU ĐIỂM
- Như đã nói ở trên, dạy – học Ngữ văn nói chung và dạy thơ trữ tình nói riêng không đơn thuần chỉ là cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết mà còn dạy cách tiếp nhận tác phẩm, bồi dưỡng năng lực cảm thụ và năng lực ngôn ngữ. Hoạt động này đòi hỏi người thầy phải vận dụng nhiều phương pháp, phương tiện dạy học khác nhau một cách linh hoạt, phù hợp. Nếu ứng dụng CNTT không có sự chọn lọc cho đúng tính chất, nội dung, cách thức hoặc ứng dụng CNTT một cách thái quá, cả giờ dạy giáo viên chỉ click chuột và …click chuột thì sẽ làm mất hết cảm xúc tự nhiên, làm hạn chế chất văn, chất thơ trong từng bài dạy. Như vậy, hiệu quả sẽ không như mong muốn.
2.2. NHƯỢC ĐIỂM
Hiện nay, nhiều GV đã ứng dụng CNTT vào dạy học. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy vẫn còn nặng về hình thức, mang nặng tính chất trình diễn với nhiều hình ảnh, hiệu ứng rối mắt, ôm đồm, tham lam nhồi nhét các loại thông tin, phim, ảnh làm mất thời gian nhưng hiệu quả giờ dạy không cao.
- Trên thực tế, hầu hết học sinh đều say mê, thích thú được học những giờ Ngữ văn có ứng dụng CNTT. Bên cạnh đa số học sinh tiếp cận nhanh chóng với phương pháp học mới này vẫn còn một số học sinh chưa thật thích nghi với phương pháp học hiện đại này, chỉ thụ động ngồi nghe, xem phim, ảnh và sôi nổi bình luận hoặc say sưa nghe thầy giáo giảng quên cả việc ghi bài.
C. KẾT LUẬN
Không có phương pháp dạy học nào là tối ưu, không phải cứ vận dụng CNTT vào giảng dạy đã là đổi mới phương pháp dạy học, thành công trong giờ dạy là nghệ thuật sư phạm của giáo viên, vận dụng công nghệ thông tin là một hướng đi trong xu thế đổi mới hiện nay mà giáo viên nên vận dụng. Vì nó sẽ làm mỗi giờ lên lớp của chúng ta thêm phong phú hơn bởi chính ta đang đổi mới chính mình.
Tiết 75
sóng
Tiết 75: Đọc văn
XUÂN QUỲNH
Tiết 39: Đọc văn
CẢNH NGÀY HÈ
NGUYỄN TRÃI
I. TÌM HIỂU CHUNG
1.Tác giả: Xuân Quỳnh
- Tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942-1988) Quê ở Hà Tây, lớn lên ở Hà Nội, là nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trẻ trong KCCM
- Là nghệ sỹ đa tài: làm vũ công, sáng tác thơ, làm báo, biên tập viên nhà xuất bản, ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam
- Hồn thơ phong phú, hồn nhiên, tươi tắn, sôi nổi, chân thành đằm thắm luôn da diết khát vọng đời thường
Bạn từ lầu Hạc lên đường
Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng
Bóng buồm đã khuất bầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời
Nơi tiễn
Nơi đến
Lầu Hoàng Hạc
Dòng Trường Giang
Châu Dương
MỸ CẢNH - CẢNH ĐẸP
(cảnh thần tiên)
GIAI THÌ – THỜI TIẾT
ĐẸP( mùa xuân)
LƯƠNG BẰNG - TÌNH BẠN ĐẸP
( Lý Bach – Mạnh Hạo Nhiên)
THẮNG SỰ
(việc hay)
TƯƠNG PHẢN
CÓ
KHÔNG
Chia tay
Cảnh ngày hè
Nguyễn Trãi
…Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
đùn đùn
giương
phun
lục
đỏ
Hồng
(3/4)
(3/4)
/
/
CỦNG CỐ
1. “Củi một cành khô lạc mấy dòng” lúc đầu được Huy Cận viết là “Một cánh bèo đơn đã lạc dòng”. Hình ảnh “cành củi khô” gợi nét nghĩa nào khác với “cánh bèo đơn”?
a. Trôi nổi
b. Nhỏ nhoi
c. Hết chất sống
d. Vô định
d
TRÀNG GIANG
HUY CẬN
2. Lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” trong bài thơ Tràng giang thể hiện rõ nhất cảm xúc gì?
Nỗi buồn, nỗi cô đơn trước thời gian, vũ trụ, cuộc đời.
Nỗi buồn nhớ về một quá khứ xa xôi.
Nỗi xao xuyến khó tả trước vẻ đẹp của thế giới thiên nhiên.
Nỗi nhớ đất nước quê hương.
a
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Hằng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)