Hoi thao TA

Chia sẻ bởi Trần Văn Đồng | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: hoi thao TA thuộc Tiếng anh 12

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC
HỘI THẢO
12/12/2009
1.Đánh giá tình hình học tập của học sinh từ đầu năm đến nay.
Phần lớn học sinh các em đã có tiến bộ về nhận thức, thái độ trong học tập bộ môn, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh cá biệt gây ảnh hưởng không nhỏ đến những học sinh khác.Vấn đề này nhà trường đã và đang có nhiều biện pháp khắc phục.
Qua khảo sát giữa học kì, kết quả chung toàn trường là 45 % từ trung bình trở lên.Từ đó có những rút kinh nghiệm trong toàn nhóm bộ môn.Trong đó đặc biệt chú ý những mặt mạnh , nhược điểm về kiến thức của học sinh:
a.Những mặt mạnh:
Học sinh làm tốt các câu về ngữ pháp.
Những câu từ vựng về nhận biết từ loại.
b. Những nhược điểm:
Vốn từ vựng hạn chế và khả năng đọc hiểu yếu nên các em phần lớn không làm được những câu từ vựng về ngữ nghĩa và đoạn văn điền từ.
Các em phát âm chưa chính xác nên cũng không làm tốt phần này.
c. Hướng giúp học sinh khắc phục:
Khuyên các em học trong cụm từ trong câu, tránh học từ chết. Ví dụ học từ “corner” phải học trong nhóm từ “on the corner of”, học “interested” phải nhớ cụm “be interested in” thì mới có hiệu quả.
Không nhất thiết phải viết từ ra giấy nhiều lần vì việc này chỉ giúp nhớ được chính tả của từ mà thôi.
Luôn mang theo một cuốn sổ nhỏ ghi chép từ vựng mới bên mình để tranh thủ học khi rảnh rỗi. Hãy đặt cho mình mục tiêu mỗi ngày học vài từ tùy theo khả năng của mình và nhớ là ôn tập thường xuyên theo định kì (3 ngày, 1 tuần hay một tháng). Cố gắng ôn lại từ vựng đã học nhiều lần mới có thể nhớ tốt được chúng. Để ý cách trình bày từ vựng: sử dụng nhiều màu viết khác nhau, vẽ hình hay sơ đồ theo chủ đề càng nhiều càng tốt.
Giúp các em nắm được Hệ thống Phiên âm Quốc tế (International Phonetic Symbols - IPS) có in đằng sau các cuốn từ điển và tập thói quen luôn luôn tra cứu phiên âm mỗi khi bắt gặp một từ mới để có thể phát âm đúng nhất.
Các em cũng rất hứng thú khi giáo viên cho các em xem và nghe cách phát âm từ từ điển Lạc Việt trên máy tính.
Ngoài ra giáo viên giáo viên thường xuyên kiểm việc học từ vựng , phát âm của hoc sinh trong từng tiết dạy
2.Kết quả vận dụng kinh nghiệm của đồng nghiệp vào công tác giảng dạy của cá nhân.
Kết hợp với việc vận dụng kinh nghiệm của đồng nghiệp từ trường THPT Xuân Diệu về cách học từ vựng, đoán từ và cách thiết kế bài tập để học sinh luyện tập có hiệu quả.
Với quá trình trên , học sinh đã từng bước hạn chế được những nhược điểm trong quá trình học tiếng anh của các em.
3. Nội dung và cách thức kiểm tra miệng
Trong bước kiểm tra bài cũ, người thầy không chỉ làm một việc là đặt những câu hỏi của bài học liền trước đó, học sinh trả lời, học sinh trong lớp nhận xét câu trả lời, giáo viên ghi điểm … mà còn phải tiến hành chuẩn bị các kiến thức, kỷ năng cơ bản và cần thiết cho việc tiếp thu tốt kiến thức mới trên nền tảng có đầy đủ những kiến thức cũ, kỹ năng cũ liên quan đến kiến thức mới bỡi những câu hỏi kiểm tra trong những phút đầu giờ.
Từ đó ta thấy ngay rằng trong bước kiểm tra bài cũ tiềm ẩn việc củng cố kiến thức, kỷ năng thậm chí là giảng bài mới (vì việc nắm bắt kiến thức trước đó có sai lầm) và trong bước này giáo viên, học sinh cùng điều chỉnh phương pháp dạy và học cho tương thích để kết quả chung là thật sự tốt. Thực hiện tốt bước kiểm tra bài cũ là thực hiện tốt nhiệm vụ ”giúp người học có động cơ , phương pháp học tập, và học tập có hiệu quả ”. Hơn nữa góp phần giúp học sinh từng bước ôn tập, định hướng chuẩn bị thi tốt nghiệp.
Cụ thể như sau: Để kiểm kiến thức của tiết Speaking – Bài 3 (TA 12)
Câu1: Give the compliment to the following response.
David: ____________________________________ ( hat)
Peter: I’m glad you like it. I bought it at a shop last weekend.
Câu 2: Tom:What an attractive hair style you have got, Mary!
Tony: _______
a. Thank you very much. I am afraid b. You are telling a lie
c. Thank you for your compliment d. I don`t like your sayings
4. Kinh nghiệm thiết kế đề kiểm tra 15 phút
Theo tôi, nên áp dụng thi trắc nghiệm trong một số trường hợp, nội dung nhất định, một số trường hợp khác thì không nên và có một số trường hợp thì kết hợp kết quả của thi trắc nghiệm và thi tự luận.
Trong lớp học ở trường (đặc biệt kiểm tra 15 phút) thì không nên hoàn toàn dùng cách trắc nghiệm để kiểm tra học lực của học sinh. Thầy giáo phải chấm bài tự luận mới biết chỗ yếu, chỗ mạnh của học sinh để hướng dẫn học tập.
Dĩ nhiên kiểm tra trắc nghiệm để học sinh làm quen với cách thi này trước khi tham gia vào các kiểm tra có quy mô lớn hơn như kiểm tra 1 tiết, chung toàn trường hoặc chuẩn bị cho thi tốt nghiệp
Bài kiểm tra 15 phút có thể chỉ cần kiểm tra một kỷ năng .
Cụ thể như sau:
5. Kinh nghiệm thiết kế đề kiểm tra 1 tiết
Thực tế ở nhiều trường THPT , đặc biệt là các trường Bán công, học sinh học Tiếng Anh rất yếu nhưng lại ít đầu tư ( đa số các em chỉ quan tâm đến các môn Toán , Lý , Hóa ) . Trong khi đó , chương trình sách giáo khoa lại quá khó . Chương trình hoàn toàn tự luận , các em phải đọc hiểu được thì mới làm được bài tập kiểm tra trắc nghiệm . Chính vì vậy , việc ra đề phù hợp với khả năng học sinh , mà vẫn đảm bảo được nội dung trọng tâm trong sách giáo khoa , giúp các em rút ra được những kiến thức cần thiết sau mỗi lần kiểm tra là rất quan trọng . Điều này hoàn toàn không dễ. Theo tôi , giáo viên cần lưu tâm đến một số điểm như sau :
-.    Lưu ý đến  trọng tâm chương trình trong các bài đã học về đủ các kỷ năng : nghe , nói , đọc , viết , kiến thức ngữ pháp + từ vựng .
-.    Lọc ra những kiến thức quan trọng nhất đưa vào đề kiểm tra.
-.    Phân phối điểm các kỷ năng cho hợp lý.
Nếu khó chuyển sang câu trắc nghiệm , có thể tham khảo các sách bài tập , các bài kiểm tra trên mạng  … , sau đó cần lọc lại những câu trọng tâm , hay , phù hợp với học sinh …  thì mới đưa vào đề kiểm tra.
Tránh lạm dụng quá nhiều kiến thức( nội dung nào cũng muốn kiểm tra ) trong đề kiểm tra.
Một bài kiểm tra hay , phù hợp … phải là một bài kiểm tra có đủ lượng kiến thức cho mọi đối tượng học sinh : giỏi , khá , TB , yếu , kém , đồng thời phân loại được đối tượng học sinh khi trả bài.
Kỷ năng Listening  nên đưa  vào riêng một bài kiểm tra 15’ ở mỗi học kỳ.
Có thể tùy tình hình học sinh mà soạn đề kiểm tra sao cho phù hợp nhưng vẫn phải đảm bảo kiến thức trọng tâm SGK.
Nhiều giáo viên ( vì không có thời gian hoặc không dành nhiều thời gian nhiều để đầu tư về việc soạn đề kiểm tra) nên thường copy nguyên các đề trên mạng , hoặc của năm học trứơc dẫn đến lượng kiến thức kiểm tra không được phù hợp  với đối tượng học sinh…)
Đề thi có thể hoàn toàn dưới dạng trắc nghiệm & bám sát cấu trúc đề thi tốt nghiệp ( giảm số lượng câu theo tỉ lệ đảm bảo thời lượng yêu cầu)
Thank you !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Đồng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)