Hohap

Chia sẻ bởi Nguyễn Thái Hòa | Ngày 09/05/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: hohap thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

BÀI BÁO CÁO SINH LÝ THỰC VẬT
Chủ đề: “ Có đúng là chức năng chủ yếu của sự hô hấp hiếu khí là sự sản xuất ATP? Sự đóng góp gì tương ứng với sự đường phân và oxi phosphoryl hóa cho nguồn ATP của tế bào? ”
Nội dung báo cáo:

Chức năng chủ yếu của sự hô hấp hiếu khí.
II. Những đóng góp của sự đường phân, oxi- phosphoryl hóa.
I. Chức năng chủ yếu của hô hấp hiếu khí:
- Hô hấp hiếu khí là một trong hai dạng cơ bản của quá trình dị hóa( hô hấp và lên men).
- Hô hấp hiếu khí là quá trình phân giải các nguyên liệu hữu cơ thành các sản phẩm vô cơ (CO2 và H2O), đồng thời giải phóng năng lượng.
- Phương trình tổng quát:
C6H12O6 + 6O2 = 6CO2 + 6H2O + E
- Về thực chất, hô hấp là một hệ thống oxi hóa- khử phức tạp.

Như vậy có thể nói rằng chức năng cơ bản và chủ yếu của hô hấp hiếu khí là giải phóng năng lượng thể hiện ở sự tổng hợp ATP.
Chu trình Krebs:
Đây là một chu trình oxi hóa acetate thành CO2 và H2O đồng thời với việc chuyển điện tử tới NAD+ hoặc FAD.
 Chu trình Krebs tạo ra 12 phân tử ATP, một phân tử hexose được chuyển hóa thành 2 phân tử pyruvate rồi cho ra 2 gốc acetyl. Sự oxi hóa cuối cùng hexose trong chu trình Krebs kèm theo sự tạo nên 24 phân tử ATP + 6 phân tử được tạo nên trong quá trình decarboxyl- oxi hóa acid pyruvic.
-
II. Những đóng góp của sự đường phân, oxi- phosphoryl hóa:

- Đường phân là một nhóm phản ứng chuyển hóa glucose, glucose-1- phosphat hay fructose thành acid pyruvic trong tế bào chất.

- Sự đường phân có thể xảy ra trong điều kiện thiếu O2 hoặc có mặt O2.

- Đường phân được chia làm hai pha chính:

Pha đầu tư năng lượng:
Sơ đồ: Glucose( chịu tác dụng của ATP) → glucose-6- phosphat → fructose-6- phosphat( chịu tác dụng của ATP) → fructose-1,6- diphosphat → 3- phosphoglyceraldehyde + phosphodioxiaceton ( phosphodioxiaceton → 3- phosphoglyceraldehyde, nhờ enzim Triosephosphatizomeraza).
Pha sinh ra năng lượng:
 Sơ đồ: 3- phosphoglyceraldehyde → acid-1,3- diphosphoglyceric( NAD → NADH )
→ acid 3- phosphoglyceric (ADP → ATP ) → acid 2- phosphoglyceric → acid phosphoenolpyruvic → acid enolpyruvic ( dạng enol, kém bền) → acid pyruvic ( dạng ceton, bền ).
 Phương trình tổng quát của đường phân:
Glucose + 2 NAD+ + 2 ADP + 2H3PO4 → 2 Pyruvate + 2NADH + 2 H+ + 2 ATP + 2 H2O

 Sự đường phân chuyển hóa một phân tử đường 6C thành 2 phân tử acid pyruvic, có thể bị oxi hóa trong ty thể tạo nên số lượng lớn ATP cung cấp cho tế bào.

Bản thân sự đường phân cũng tạo ra ATP và NADH.
Những đóng góp:

 Sự đường phân chuyển hóa một phân tử đường 6C thành 2 phân tử acid pyruvic, có thể bị oxi hóa trong ty thể tạo nên số lượng lớn ATP cung cấp cho tế bào.


Bản thân sự đường phân cũng tạo ra ATP và NADH.
Vai trò của oxi- phosphoryl hóa:
Oxi- Phosphoryl hóa là quá trình chuyển đổi của ADP và Pi thành ATP trong ty thể.

Biến đôỉ các phức hợp NADH và FADH được tạo ra trong quá trình đường phân, chu trình Krebs thành các ATP.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thái Hòa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)