Học xcel nhanh nhất

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Tuân | Ngày 22/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: Học xcel nhanh nhất thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

1
2
Mở bảng tính - lựa chọn ở đây
Ghi bảng tính - nhập tên bảng tính
3
Bài 1 : bảng tính excel
I / Khởi động và thoát :
Khởi động : Khởi động vào WINDOWS
Start/Program/MicrosoftExcel
2/ Màn hình EXCEL
*Thoát :
-File/Exit hoặc bấm vào ? tại góc phải phía trên
Thanh tiêu đề : nằm phía trên cùng hiện tên bảng tính
Thanh MENU : File, Edit, View, Insert ... chứa các lệnh
Thanh dụng cụ : Gồm các biểu tượng của các chức năng hay dùng
Thanh định dạng :gồm các nút định dạng dữ liệu
Thanh công thức : hiển thị toạ độ ô hiện hành
Thanh cuốn : cuốn ngang , cuốn dọc màn hình
Vùng bảng tính :
+gồm các ô (Cell) là giao của các cột và hàng
+ Cột (Column) gồm 256 cột đặt tên A, B, C...
+ Hàng (Row) được đánh số từ 1 đến 16384
4
Bài 2 : tạo bảng tính
I / Mở bảng tính :
Mở bảng tính mới : File/ New hoặc bấm chuột vào biểu tượng ?
Mở bảng tính đã có: File/Open hoặc bấm chuột vào biểu tượng ?
Ghi cất bảng tính: File/Save (Save As) hoặc biểu tượng ?
II / Thao tác với bảng tính
1/ Thay đổi độ rộng các cột, hàng :
- Đưa trỏ chuột tới vạch phân chia trên đầu cột (hàng) tới khi trỏ chuột có dạng ta bấm phím chuột trái và di sang trái, phải, lê xuống theo ý muốn
2/ Di chuyển con trỏ: sử dụng các phím trên bàn phím như trong WORD
5
3/ Nhập dữ liệu :
Nhập vào các ô : đưa con trỏ tới ô cần nhập và gõ các phím ký tự cần
Nhập nhiều ô có dữ liệu giống nhau : đánh dấu khối ô cần nhập và nhập cho ô đầu sau đó ấn tổ hợp phím CTRL +ENTER
Nhập nhóm dữ liệu tăng dần:
+dùng chuột : nhập giá trị ô đầu + đưa trỏ chuột tới dấu+ nhỏ ở cuối ô vuông,giữ phím CTRL và ấn phím trái chuột kéo tới ô cuối và nhả chuột
+Cách 2 : Edit/ Fill / Series và nhập các thông tin cần thiết ....
4/ Sửa đổi dữ liệu:
Để hiệu chỉnh dữ liệu tại một ô , cần thực hiện:
Chọn ô cần sửa đổi dữ liệu.
ấn phím f2 , hoặc ấn đúp chuột tại ô cần sửa dữ liệu, tiến hành các thao tác sửa đổi nội dung cho ô
ấn Enter để kết thúc công việc.
6
Bài tập 1 :
Lập một bảng điểm các cột mục:
Nhập vào trực tiếp: Stt tự động, Họ tên , Ngày sinh, điểm số cho ít nhất 10 HS: Tính:
Đtổng = Đtoán + ĐVăn+ĐAnh
Điểm Tb = Đtổng/3

7
Bài 3 : Các kiểu dữ liệu trong bảng tính
B. Kiểu số ( Number)
Dữ kiệu nhập vào ô bao gồm các ký tự sau:
+ Các số từ 0 đến 9
+Các dấu : + - ( $
+ Dấu . và dấu ,
Theo mặc định, dữ liệu kiểu số sẽ được căn lề phải của ô chứa. Nếu có lỗi thì dữ liệu sẽ căn trái
A. Kiểu chữ ( Text )
Dữ liệu nhập vào là các ký tự chữ cái, hoặc cả chữ cái và chữ số.
Theo mặc định, dữ liệu kiểu Text sẽ được căn lề trái của ô chứa.
Dữ liệu nhập vào bảng tính có thể ở một trong các dạng sau:
8
C. Kiểu ngày ( Date)
Dữ kiệu nhập vào ô theo cách viết ngày tháng : mm/dd/yy hoặc dd/mm/yy (tuỳ thuộc vào dạng thức thể hiện của dữ liệu ngày tháng đặt trong Control Panel. Sử dụng các ký tự (/) hoặc (-) để ngăn cách các giá trị ngày, tháng, năm.
Theo mặc định, dữ liệu kiểu ngày sẽ được căn lề phải của ô chứa. Nếu có lỗi thì dữ liệu sẽ căn trái.
Phép toán trên kiểu ngày : +, -.
Ví dụ : ô A1 chứa "25/11/05" ô B3 chứa "23/08/05". Trong ô D3 nhập công thức =A1-B3 thì kết quả là "02/01/1900". Bạn sẽ phải bỏ định dạng ngày bằng lệnh Edit>Clear>Format thì sẽ được số 2.
9
Ví dụ: _ Trong ô A5 gõ = 6*7+5 thì nhận được là 47
_ Trong ô D6 gõ = C6*A1 + B6
Trong công thức có thể có:
Các số
Toạ độ ô : ví dụ C5 (cột C dòng 5)
Các phép toán : Ví dụ: +( cộng), -(trừ), * ( nhân),/ (chia),^ (luỹ thừa), % ( phần trăm)
Các hàm
C. Kiểu công thức (formula)
Ký tự đầu tiên đưa vào phải là các ký tự = hoặc dấu + . Kết quả trình bày trong ô không phải là các ký tự gõ vào mà là kết quả thu được
10
Bài tập 2 :
Lập một bảng lương gồm các cột mục.
Nhập vào : stt tự động
họ tên , chức vụ , lương co bản cho ít nhất 10 người
Tính: phụ cấp =30% lương cơ bản,
Trừ BH = 25000
tổng lương = Lương Cb + phụ cấp - trừ BH
Sau đó tính tổng :Lương CB, trừ BH, tổng lương cho toàn bộ cơ quan ở dòng cuối.
11
Bài 4 - Các thao tác cơ bản
A/ Xoá dữ liệu
Chọn vùng dữ liệu cần xoá , ấn phím Delete
I/ Chọn các ô , cột hàng :
Chọn ô : bấm chuột vào ô cần chọn
Chọn khối ô : - đưa trỏ chuột tới ô đầu tiên , bấm chuột trái kéo rê tới ô cuối rồi nhả phím chuột
Chọn ô không liền nhau : bấm chọn ô đầu , giữ phím CTRLvà chọn các ô khác
Chọn cột : Bấm chuột vào đầu cột cần chọn phối hợp giữ SHIFT, CTRL
Chọn hàng:Bấm chuột vào đầu hàng cần, phối hợp giữ SHIFT,CTRL
II. Các thao tác trên vùng
12
C/Di chuyển dữ liệu
để di chuyển một vùng dữ liệu , thực hiện:
+ Chọn vùng dữ liệu cần di chuyển.
+ Chọn Edit/ Cut hoặc ấn Ctrl +X
+ Di chuyển co trỏ tới ô góc trên bên trái của vùng cần di chuyển
+ Vào bảng chọn Edit, chọn mục Paste hoặc ấn Ctrl + V
Có thể thực hiện bằng chuột :
Đặt con trỏ vào viền cạnh của vùng cần sao chép sao cho con trỏ có dạng mũi tên rồi giữ chuột kéo tới vùng dữ liệu cần dịch chuyển
13
C/ Sao chép dữ liệu
để sao chép dữ liệu , thực hiện:
+ Chọn vùng dữ liệu cần sao chép.
+ Chọn Edit/ Copy hoặc ấn Ctrl +C
+ Di chuyển co trỏ tới ô góc trên bên trái của vùng cần sao chép
+ Vào bảng chọn Edit, chọn mục Paste hoặc ấn Ctrl + V
Có thể thực hiện bằng chuột :
Chọn vùng dữ liệu cần sao chép
đặt con trỏ vào viền cạnh của vùng cần sao chép sao cho con trỏ có dạng mũi tên rồi ấn phím Ctrl + rê và kéo chuột tới vùng dữ liệu cần chép tới
Chú ý: Khi sao chép thì địa chỉ của ô có thể sẽ bị thay đổi tuỳ thuộc vào
địa chỉ tuyệt đối hay tương đối
14
Địa chỉ tương đối , địa chỉ tuyệt đối khi sao chép công thức:
Địa chỉ tương đối là gì ?
Khi sao chép một vùng dữ liệu có dạng công thức mà trong công thức có dạng < dòng> thì vùng nhận kết quả sẽ thay đổi cả phương , chiều và khoảng cách . Địa chỉ đó gọi là địa chỉ tương đối
*. Ví dụ:
Ô C5 có công thức =A5* B1 thì các địa chỉ A5, B1 là địa chỉ tương đối và khi sao chép thì sẽ bị biến đổi tương ứng với vị trí mới.
chẳng hạn chép sang ô C6 thì sẽ thu đượclà =A6*B2; sang ô D6 thì thu được = B6*C2
b. Địa chỉ tuyệt đối là gì ?
Khi sao chép một vùng dữ liệu có dạng công thức mà trong công thức có dạng $$< dòng> thì vùng nhận kết quả sẽ không thay đổi . Địa chỉ đó gọi là địa chỉ tuyệt đối
15
Nếu đưa dữ liệu vào c1 là = A1+B1 thì kết quả nhận được là 2 . Khi bạn sao chép công thức sang ô C2 là = A2+B2.
Khi bạn sao chép công thức sang ô C3 là = A3+B3.
Khi bạn sao chép công thức sang ô D2 là = B2+C2.
16
Bài tập 3 :
Lập một bảng lương gồm các cột mục:
Nhập vào trực tiếp: Stt tự động, Họ tên , Ngày sinh , HS Lương ( hệ số lương từ 1 đến 10) cho ít nhất 10 người
Tính: Lương chính = HS lương *lương CB
phụ cấp =30% lương chính,
Trừ BH = 5% Lương chính
Tổng lương = Lương Cb + phụ cấp - trừ BH
Yêu cầu : sử dụng Lương CB (Luơng cơ bản) là Địa chỉ tuyệt đối.
17
Bài 5 : Các thao tác cơ bản với cột, dòng của bảng tính
1/ Chèn ô, cột , dòng
Chèn ô
- Chọn vùng muốn chèn các ô trống
-Vào Bảng Chọn Insert/ Cells
-Chọn vị trí của ô cần chèn Vd : Chọn Shift Cells right : là chèn vào vùng ô đang xác định và đẩy các ô trên cùng một hàng sang phải
b. Chèn cột hoặc dòng :
Đưa con trỏ đến cột cần chèn hoặc dòng cần chèn dòng xuống phía dưới
Chọn Insert/Columns hoặc Insert/Rows
18
2/ Xoá ô, cột , dòng
Thực hiện
- Chọn một hoặc một số ô muốn xóa
Vào Bảng Chọn Edit/Delete
Xuất hiện bảng :Chọn vị trí của ô cần xoá Vd : Chọn Shift Cells left : là xoá vùng ô đang xác định và kéo các ô trên cùng một hàng sang trái
Chọn OK
Xoá dòng
Xoá cột
19
3/điều chỉnh độ rộng cột ,chiều cao dòng
Điều chỉnh cho một cột hoặc hàng
Dùng chuột bấm vào đường vạch ở tên dòng hoặc tên cột giữ và kéo
b. Điều chỉnh cho nhiều cột hoặc hàng
*/ Điều chỉnh cho nhiều cột:
Chọn các cột hoặc hàng cần thay đổi
Vào Format/Column/ Width
Chọn độ rộng cột
Chon Ok
*/ điều chỉnh cho nhiều hàng:
Tiến hành tương tự như với cột , chỉ khác là vào Format/Rows/Cells

20
c. Điều chỉnh cho tất cả các cột
*Chọn một ô bất kỳ
Vào Format/Column/ Standard Width
Chọn độ rộng cột; Chon Ok
d. Điều chỉnh tự động cho cột hoặc hàng:
Vào Format/Rows/AutoFit tư động điều chỉ cho hàng
hoặc Format/AutoFit Selection tư động điều chỉ cho cột

d. Đặt chế độ ẩn cột hoặc hàng:
Vào Format/Rows/Hide hoặc Format/Colum/Hide để đặt chế độ ẩn cho hàng hoặc cột
để bỏ ẩn chon Format/Rows/Unhide
21
4/ Kẻ đường cho các ô đã chọn
Chọn vùng các ô cần kẻ
Vào Format/Cells/Border, xuát hiện hộp thoại
Trong mục Border chọn vị trí đường kẻ
Trong mục Style chọn kiểu đường kẻ
Chon OK hoặc gõ Enter
* Có thể dùng Biểu tượng trên thanh công cụ Formatting
22
Bài tập 4 :
Lập một bảng lương gồm các cột mục:
Nhập vào trực tiếp: Stt tự động, Họ tên , HệSố , Ngày công cho ít nhất 10 người
Tính: Lương chính = Hệ Số *Lương Bình quân *Ngày công
tạm ứng =30% lương chính,
Thưởng = 10*ngày công
Còn lại = Lương chính + Thưởng - Tạm ứng.
Yêu cầu : sử dụng Lương bình quân là Địa chỉ tuyệt đối.
23
Bài 6 : hàm trong excel
I/ Cú pháp tổng quát :
= Tên hàm( đối số1, đối số2,...,đối số n )
* Bắt đầu là dấu bằng = hoặc @
* Tên hàm theo qui ước của Excel
* Đối số : trong ngoặc là các giá trị có thể là : số , toạ độ ô , vùng chứa dữ liệu hoặc 1 hàm khác
II/ Cách nhập hàm : có 2 cách
1/ Trường hợp nhớ tên hàm :
- Di chuyển con trỏ tới ô cần nhập hàm
- Gõ dấu = ( hoặc @)
- Gõ tên hàm và các đối số từ bàn phím

2/ Trường hợp không nhớ tên hàm :
- Di chuyển con trỏ tới ô cần nhập hàm
-INSERT / FUNCTION (hoặc chọn fx trên thanh công cụ)
- Chọn nhóm hàm chứa trong hộp danh sách
- thực hiện các bước chọn tiếp theo và nhấn nút Finish
24

III/ Một số hàm thông dụng :
A/ Hàm tính toán :
1/ Hàm tính tổng : SUM
Cú pháp = SUM( đối số 1, đối số 2, .)
Trong đó : Các đối số có thể là giá trị cụ thể,toạ độ ô hoặc một phạm vi
chứa các giá trị số.
Ví dụ = SUM(3,2) bằng 5
= SUM(b2,c2,d6,f8 ) cho kết quả là tổng giá trị các ô rời nhau
=SUM( b2: e2 ) cho kết quả là tổng các ô liền nhau từ b2 đến e2
2/ Hàm tính trung bình cộng : AVERAGE
Cú pháp = AVERAGE ( đối số 1, đối số 2, .)
Ví dụ = AVERAGE (a1: a5) tính TBC từ ô a1 đến a5
= AVERAGE (b2,c2,d6,f8 ) cho TBC giá trị các ô rời nhau
= AVERAGE ( b2: e2, c6 : c18 ) cho TBC phạm vi 2 khối
25
4/ Hàm MIN : cho giá trị nhỏ nhất trong các đối số
Cú pháp = MIN( đối số 1, đối số 2, .)
Ví dụ = MIN(a1: a5) tìm MIN từ ô a1 đến a5
5/ Hàm ROUND : Làm tròn giá trị của biểu thức số đến n số lẻ.
Cú pháp = ROUND( biểu thức số , n)
Ví dụ = ROUND(33333,-3) cho giá trị 33000 (làm tròn về bên trái dấu phảy)
= ROUND(33333.345,2) cho giá trị 33333.35 (làm tròn về bên phải dấu phảy)
= ROUND(12345.678,0) cho giá trị 12346
6/ Hàm ABS(N) : Cho giá trị tuyệt đối của biểu thức số N.
Ví dụ = ABS(-345) cho giá trị 345.
7/ Hàm SQRT(N) : Cho giá trị căn bậc hai của biểu thức số N (N>0).
Ví dụ = SQRT(25) cho giá trị 5.
3/ Hàm MAX : cho giá trị lớn nhất trong các đối số
Cú pháp = MAX ( đối số 1, đối số 2, .)
Ví dụ = MAX (a1: a5) tìm MAX từ ô a1 đến a5
= MAX (b2,c2,d6,f8 ) cho max giá trị các ô rời nhau
= MAX( b2: e2, c6 : c18 ) cho max phạm vi 2 khối
26
8,Hàm đổi xâu kiểu số thành số:
-Cú pháp : = VALUE (kí tự số )
VD: = VALUE ( `1`) .KQ : 1

9/Hàm MOD(N,M) : Cho phần dư của phép chia nguyên N cho M.
Ví dụ = MOD(34,5) cho giá trị 4.
10/Hàm INT(N) : Cho giá trị là phần nguyên của biểu thức số N.
Ví dụ = INT(-34,5) cho giá trị -34
27
B/ Các hàm logic và tìm kiếm
I / Các hàm logic :
1/ Hàm AND : ( và)
- Công dụng : Cho giá trị đúng nếu mọi điều kiện nêu trong danh sách đều cho giá trị đúng. Cho giá trị sai nếu có ít nhất 1 điều kiện sai .
- Cú pháp : = AND( điều kiện 1, điều kiện 2, .....)
- Ví dụ : AND (B3>=6.5 ,C3> 8 )
2/ Hàm OR : ( hoặc )
- Công dụng : Cho giá trị đúng khi có ít nhất 1 điều kiện nêu trong danh sách cho giá trị đúng. Cho giá trị sai nếu mọi điều kiện sai .
- Cú pháp : = OR ( điều kiện 1, điều kiện 2, .....)
- Ví dụ : OR( b3>=6.5, c3>=6.5)
28
3/ Hàm IF : ( hàm điều kiện )
Công dụng : Cho kết quả đúng nếu điều kiện Logic là đúng và cho kết quả sai nếu điều kiện Logic sai
- Cú pháp : = IF ( điều kiện logic ,kết quả đúng, kết quả sai)
Ví dụ : =IF ( b3>=6.5, " khá","không khá")
Chú ý : + có thể sử dụng IF lồng nhau để tính toán ( <= 7 cấp)
Ví dụ : = IF ( G2>=8,"giỏi",IF(G2>6.5,"Khá",IF(G2>5,"TB","Yếu")))
+ Nếu điều kiện logic từ 2 trở lên phải sử dụng AND, OR, NOT
Ví dụ : = IF ( AND(G2>8,G2<10),"giỏi","Không giỏi")
4/ Hàm RANK ( xếp thứ tự ) :
-Cú pháp : = RANK (địa chỉ ô cần xếp thứ , Khối ô so sánh, cách xếp )
-Công dụng : Xếp thứ hạng của giá trị số trong ô cần so với các số còn lại trong khối với cách xếp tăng dần (1) hoặc giảm (0)- số cùng nhau cùng thứ tự.
-Ví dụ : = RANK(L3,$L$3:$L$50,0) sắp thứ tự ngược chiều
= RANK(L3,$L$3:$L$50,1) sắp thứ tự cùng chiều
29
Bài tập 5 :
Lập một bảng lương gồm các cột mục:
+Nhập vào trực tiếp:Stt tự động, Họ tên , HệSố , Ngày công cho 10 người
+Tính: Lương chính = Hệ Số *Lương Bình quân *Ngày công
Tạm ứng =30% lương chính,
Thưởng là 300000 nếu Ngày công>25,100000 nếu 20 Còn lại = Lương chính + Thưởng - Tạm ứng.
Làm tròn lấy một số thập phân sau dấu phảy.
+Dòng cuối. Tính tổng Lương chính. Tìm ngày công cao nhất, thấp nhất
+ Thêm vào cột Xếp thứ hạng và xếp thứ tự cho mỗi NV dựa vào Ngày công giảm dần.
30
C/ Các hàm xử lý chuỗi

1/ Hàm Cắt các ký tự từ bên trái chuỗi ký tự
Cú pháp : = LEFT( chuỗi ký tự,số lượng kí tự)
- Công dụng : cho giá trị là chuỗi con của chuỗi ký tự tính từ trái sang vói chiều dài là số lượng ký tự được chỉ ra trong hàm .
Ví dụ : LEFT ("ABCD" ,2) cho "AB"
LEFT(A3, 5) cho giá trị là "Lê La" nếu ô A3 là "Lê Lai"

2/ Hàm Cắt các ký tự từ bên phai chuỗi ký tự
Cú pháp : = RIGHT( chuỗi ký tự,số lượng kí tự)
- Công dụng : cho giá trị là chuỗi con của chuỗi ký tự tính từ phái sang vói chiều dài là số lượng ký tự được chỉ ra trong hàm .
Ví dụ : RIGHT ("ABCD" ,2) cho "CD"
RIGHT(B5, 5) cho giá trị là "Lê La" nếu ô B5 là "Trần thị Lê La"
31
3/ Hàm cho độ dài chuỗi ký tự.
Cú pháp : = LEN( chuỗi ký tự)
Công dụng : cho giá trị là số lượng ký tự của chuỗi ký tự.
Ví dụ : =LEN ("ABCD" ) cho giá trị là 4
= LEN(B5) cho giá trị là 14 nếu ô B5 là "Trần thị Lê La" .
4/ Hàm LOWER(St) : chuyển chuỗi St thành chuỗi chữ thường
ví dụ: =LOWER("Vân Hà") cho kết quả là chuỗi "vân hà"
5/ Hàm UPPER(St) : chuyển chuỗi St thành chuỗi chữ hoa
ví dụ: =UPPER("Vân Hà") cho kết quả là chuỗi "VÂN Hà"
6/ Hàm PROPER(St) : chuyển đổi các ký tự đầu của chuỗi St thành chữ hoa
ví dụ: =PROPER("trung tâm") cho kết quả là chuỗi "Trung Tâm"
32
D/ Các hàm xử lý giá trị ngày tháng
1.Hàm Year:
Cú pháp : =YEAR(đối số)
Trong đó đối số có thể là địa chỉ ô chứa giá trị ngày tháng , hoặc giá trị ngày tháng .
Công dụng :hàm trả về một số có 4 chữ số là giá trị năm của đối số.
VD : = YEAR("23/06/1999") cho kết quả là 1999
Nêu ô A1 chứa giá trị 13/05/2001
= YEAR(A1) cho kết quả là 2001
2. Hàm Day.
Cú pháp : =DAY(đối số)
Công dụng : Hàm trả về 1số là ngày của đối số.
Ví dụ:Nêu ô A1 chứa giá trị "13/05/01" thì = DAY(A1) cho kết quả là 13
33
3. Hàm Month.
Cú pháp : =MONTH(đối số)
Công dụng : Hàm trả về 1số là tháng của đối số.
Ví dụ:Nêu ô A1 chứa giá trị "13/05/01" thì = DAY(A1) cho kết quả là 05
4. Hàm Today.
Cú pháp : =TODAY()
Công dụng : Hàm trả về ngày hiện thời của hệ thống.
Ví dụ: =YEAR(TODAY()) cho kết quả là 2005
34
Bài tập 6 :
Lập một bảng điểm gồm các cột mục:
Nhập vào trực tiếp: Stt tự động, Họ tên , Ngày sinh, Điểm LT, ĐiểmTH cho ít nhất 10 HS
Tính: Tổng điểm = ĐiểmLT + Điểm TH*2
Xếp loại là "giỏi" nếu Tổng điểm >=27, "Khá" nếu 21<=Tổng điểm<27, "trung bình" nếu 15<=Tổng điểm<21, còn lại là "yếu"
Xếp thứ theo thứ tự điểm tổng giảm dần.
Thêm vào sau cột ngày sinh cột Tuổi và tính tuổi cho từng người.
35
Bài 6 : Hàm tìm kiếm và Thống kê
A. Nhóm Hàm tìm kiếm
1/ Hàm VLOOKUP : ( tìm từ trên xuống)
Cú pháp

=VLOOKUP(giá trị cần tìm,vùng tìm kiếm,cột lấy giá trị, kiểu tìm)
Trong đó:
Giá trị cần tìm là 1 giá trị cụ thể hoặc địa chi ô chứa giá trị cần tìm hoặc một biểu thức
Vùng tìm kiếm là một bảng phụ nằm ngoài vùng CSDL chính.
Cột lấy giá trị là số thứ tự của cột trên bảng phụ và được đánh số thứ tự là 1, 2,..
Kiểu tìm : nhận một trong 2 giá trị là 0 hoặc 1
36
Công dụng : Hàm sẽ so sánh "giá trị cần tìm" với các giá trị của cột đầu tiên của " vùng tìm kiếm" và trả về giá trị trong "cột lấy giá trị " của vùng tìm kiếm.
Có 2 kiểu tìm :
Nếu kiểu tìm là số 1 : (Tìm có sắp xếp ) nghĩa là vùng tìm kiếm đã được sắp xếp tăng dần theo cột đầu tiên và giá trị cần tìm cần >= Giá trị nhỏ nhất trên cột đầu tiên của " vùng tìm kiếm"
Nếu kiểu tìm kiếm là số 0 : ( Tìm không sắp xếp) nghĩa là vùng tìm kiếm không cần sắp xếp và giá trị cần tìm phải có mặt trên cột đầu tiên của "vùng tìm kiếm".
Công thức sẽ trả về giá trị #N/A nếu không tìm thấy "giá trị cần tìm"

--�Ví dụ1 : = VLOOKUP ( b2, $b$13 : $e$16, 2,0)
Ví dụ 2: hãy điền đơn giá và cước chuyên chở cho các mặt hàng dựa vào bảng đơn giá và bảng cước chuyên chở
37
2/ Hàm HLOOKUP : ( tìm từ trái sang phải)
- Công dụng : Thực hiện việc tìm kiếm từ trái qua phải, giá trị cần tìm kiếm trên dòng đầu tiên ở phía trên của dãy các giá trị được tìm , khi tìm thấy thì dừng lại và dò đến phía dưới đến dòng chỉ định , lấy giá trị tại ô đó làm giá trị cho hàm .
-Cú pháp : = HLOOKUP ( giá trị, bảng giá trị, dòng tìm kiếm)
38
B. Nhóm Hàm thống kê:
Hàm COUNT.
Cú pháp : =COUNT(danh sách các trị) .
Tác dụng : Cho số các ô chứa giá trị số trong danh sách các trị.
Ví dụ : =COUNT(-2,"VDTK",5,7) cho kết quả là 3
= COUNT(A2:A10)
2. Hàm COUNTA.
Cú pháp : =COUNTA(danh sách các trị) .
Tác dụng : Cho số các ô chứa dữ liệu trong danh sách các trị.
Ví dụ : =COUNTA(-2,"VDTK",5,7) cho kết quả là 4
+ Để đếm số người trong danh sách mà cột họ tên là cột B từ ô B2 đến B89 = COUNTA(B2:B89)
39
B. Nhóm Hàm điều kiện:
Hàm COUNTIF.
Cú pháp : =COUNTIF(Vùng dữ liệu, Biểu thức điều kiện) .
Trong đó : Vùng dữ liệu : là địa chỉ vùng bảng tính có chứa dữ liệu cần đếm.
Biểu thức điều kiện là một biểu thức logic hoặc địa chỉ ô chứa biểu thức logic
Tác dụng : hàm sẽ trả về số lượng các giá trị trong " Vùng dữ liệu" thuộc giá trị số, giờ và ngày.
Ví dụ : Trong vùng B3:B6 chứa lần lượt 2,4,6,8. Nếu nhập công thức
=COUNTIF(B3:B6,">3") cho kết quả là 3
Ngoài hàm IF là hàm điều kiện ta còn hàm tính tổng theo điều kiện, hàm đếm theo điều kiện
40
2. Hàm SUMIF.
Cú pháp : =SUMIF(Vùng dữ liệu, Biểu thức điều kiện, Cột tính tổng) .
Trong đó : Vùng dữ liệu : là địa chỉ vùng bảng tính có chứa dữ liệu làm điều kiện cần tính tổng.
Biểu thức điều kiện là một biểu thức logic hoặc địa chỉ ô chứa biểu thức logic
Cột tính tổng : Là vùng mà bạn cần tính tổng trên bảng dữ liệu
Tác dụng : hàm sẽ trả về tổng các giá trị trong " Vùng dữ liệu" thuộc giá trị số thoả mãn Biểu thức điều kiện.
Ví dụ : Trong bảng kê bán hàng muốn tính tổng số lượng cho các loại TV có mã A003, Cột A chứa Mã hàng, cột C chứa Số lượng. Thì bạn nhập công thức:
=SUMIF(A3:A16,"A003",C3:C16)
41
Bài tập 7 :
Lập một bảng lương gồm các cột mục:
1. Nhập vào trực tiếp: MNV( mã nhân viên), Họ tên , Ngày công cho ít nhất 10 người. Tính:
+ Lương ngày, PCCV (phụ cấp chức vụ)dựa vào 2 ký tự bên trái của MNV trong bảng phụ sau:
+PCTN (phụ cấp thâm niên); PCĐH ( phụ cấp độc hại) dựa vào ký tự cuối của MNV như sau:
+ Thực lĩnh = Lương ngày*ngày công+(PCCV+PCTN+PCĐH)*lương CB
Yêu cầu: sử dung Lương CB là ĐChỉ tuyệt đối, Sử dụng hàm VLOOKUP, HLOOKUP
42
2. Đưa ra các kết quả sau:
Dùng hàm thống kê đếm số lượng nhân viên
Dùng hàm điều kiện đếm số người có ngày công > 25; Tính tổng lương cho những người có Lương ngày là 30000
43
Bài 7: sắp xếp và tìm kiếm
a/ Sắp xếp thứ tự dữ liệu : giúp ta sắp xếp các dòng của bảng tính theo thứ tự tăng hoặc giảm dần của 1 cột nào đó
Bước 1 : chọn phạm vi dữ liệu cần sắp xếp.
Bước 2 : DATA / SORT xuất hiện hộp thoại :
Bước 3 : chọn trong hộp thoại các mục:
+ SORT, THEN BY : khai báo vùng dữ liệu làm cơ sở cho sắp xếp theo thứ tự ưu tiên
+ Chọn ASCENDING : sắp xếp tăng dần
DESCENDING : sắp xếp giảm dần
Bước 4 : khi cần thay đổi thông số chọn MY LIST HAS
+ HEADER ROW : sắp xếp có dòng tiêu đề
+ NO HEADER ROW : sắp xếp không có dòng tiêu đề
Bước 5 : OK
44
B/ Tìm, Thay thế dữ liệu :
Giúp ta tìm kiếm, thay thế dữ liệu, khi cần phải kiểm tra hoặc sửa chữa các lỗi hoặc thay thế dữ liệu
Bước 1 : Chọn phạm vi tìm
Bước 2 : EDIT / FIN ( REPLACE) ( Ctrl + F Ctrl+ H)
Bước 3 : chọn trong hộp thoại :
+ FIND WHAT : Nhập dữ liệu cần tìm vào
+ REPLACE : Nhập dữ liệu cần thay thế
+ Chọn ROWS tìm theo dòng ; COLUMS : tìm theo cột
+ MATCH CASE : không phân biệt chữ hoa , chữ thường
+ FIN ENTIRE CELLS ONLY : tìm nguyên 1 từ
Bước 4 : chọn FIND NEXT hoặc REPLACE bắt đầu thực hiện
45
Bài tập 8 :
Lập một bảng lương gồm các cột mục:
Nhập vào trực tiếp: Stt tự động, Họ tên , HệSố , Ngày công cho ít nhất 10 người
Tính: Lương chính = Hệ Số *Lương Bình quân *Ngày công
tạm ứng =30% lương chính,
Thưởng = 10*ngày công
Còn lại = Lương chính + Thưởng - Tạm ứng.
Yêu cầu : sắp xếp bảng lương theo thứ tự giảm dần của ngày công. Bảng thứ hai theo thứ tự của cột Họ và tên.
46
Bài 8 - Đồ thị trong excel
1/ Giới thiệu :
- Trong Excel dựa vào các dữ liệu hiện có trong bảng tính ta có thể tạo ra nhiều loại đồ thị khác nhau
- Có 15 nhóm đồ thị : 9 dạng 2 chiều và 6 dạng 3 chiều
2/ Các thành phần trong đồ thị :
- Các trục ( Axis ) : X: trục hoành , Y: trục tung, V: trục xiên 3 chiều
- Tiêu đề của đồ thị ( Chart Title): là dòng tựa đề ngay trên đồ thị nhằm giới thiệu nội dung chính của đồ thị
- Các nhãn cho các trục ( Axis Labels): tiêu đề đi liền với trục
- Các chú thích (Lagends) : lời ghi chú các thành phần của đồ thị
3/ Chỉnh sửa đồ thị :
- Thay đổi kích thước : Bấm vào các nút của đồ thị + Bấm kéo thả chuột
-Thay đổi dạng đồ thị :+ Bấm vào đồ thị +Format/ Chart Type+ chọn kiểu
47
4/ Các bước tạo một đồ thị :
- Bước 1: INSERT/CHART ( hoặc bấm biểu tượng trên thanh công cụ)
-Bước 2 : Chọn On This Sheet : tạo ngay trong bảng tính
Hoặc As New Sheet : tạo trong bảng tính mới ;
-Bước 3 : chọn phạm vi chứa đồ thị ( bấm chuột trái kéo rê từ điểm đầu tới điểm cuối )
-Bước 4 : Tại hộp thoại Step 1 of 5 chọn phạm vi bảng tính cần biểu diễn ( dùng phím CTRL khi khai báo các khối độc lập) / NEXT
-Bước 5 : Tại hộp thoại Step 2 of 5 chọn kiểu đồ thị / NEXT
-Bước 6 : Tại hộp thoại Step 3 of 5 chọn dạng đồ thị cần biểu diễn
-Bước 7 : Tại hộp thoại Step 4 of 5 xác định các cột , dòng và tiêu đề :
+ Data seires In : các đường biểu diễn số liệu trong hàng, cột
+Use First ... : sử dụng 1 hoặc nhiều dòng, cột làm tiêu đề ( thường lấy số 1 và đánh dấu X vào ... Axit Label )
- Bước 8 : Tại Step 5 of 5 : Nhập các tiêu đề cho các trục
Kết thúc chọn FINISH
Thực hành
48
Step 1
Step 2
Step 3
Step 4
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Tuân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)