Hoc tot ngu van

Chia sẻ bởi Trần Minh Chiến | Ngày 26/04/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: hoc tot ngu van thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Tính truyền thống và hiện đại trong thơ tình lục bát Nguyễn Bính
Nguyễn Thành Giang * đăng lúc 10:38:23 PM, Jun 12, 2010 * Số lần xem: 3524
Hình ảnh


#1


I. Đôi nét về những vấn đề liên quan đến Nguyễn Bính
Nguyễn Bính tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính. Nhà thơ sinh vào cuối xuân đầu hạ năm Mậu ngọ (1918) trong một gia đình nhà nho nghèo tại xóm Trạm, thôn Thiện Vinh, xã Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Thuở bé Nguyễn Bính không được đi học ở trường mà chỉ học ở nhà với cha là ông đồ Nguyễn Đạo Bình, sau được cậu ruột là ông Bùi Trình Khiêm nuôi dạy. Nguyễn Bính là người có năng khiếu. Ông bắt đầu làm thơ từ lúc 13 tuổi, năm 1932 Nguyễn Bính rời quê ra Hà Nội và từ đây bắt đầu nổi tiếng trong sự nghiệp sáng tác văn học. Ông được giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn với tập thơ “ Tâm hồn tôi”(1940). Năm 1943 Nguyễn Bính được giải nhất văn học Nam Xuyên ở Sài Gòn với truyện thơ “ Cây đàn tì bà”
Năm 1947 Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ. Nhà thơ hăng hái tham gia mọi công tác và được giữ những trách nhiệm trọng yếu như phụ trách hội văn hoá cứu quốc tỉnh Rạch Giá, phó chủ nhiệm tỉnh bộ Việt Minh ở tỉnh Rạch Giá, sau làm ở ban văn nghệ thuộc phòng tuyên huấn quân khu tám. Thời gian này Nguyễn Bính sáng tác khá kịp thời và đều đặn, cổ động tinh thần yêu nước quyết chiến quyết thắng giết giặc lập công. Tháng 11 - 1954 Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, ông công tác ở hội nhà văn Việt Nam. Năm 1956 ông làm chủ bút tuần báo “ Trăm hoa” và đã cho đăng báo một số bài viết.
Năm 1958 Nguyễn Bính về cư trú tại Nam Định, ông công tác tại ty văn hoá thông tin Nam Định. Ông đã góp phần vào sự trưởng thành của phong trào sáng tác văn nghệ của quê hương và thơ ông vẫn bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương cũng như của cả nước. Mùa thu năm 1965, ông theo cơ quan văn hoá Nam Định sơ tán vào huyện Lý Nhân. Nguyễn Bính mất đột ngột vào sáng 30 Tết năm Ất Tỵ (20 - 01 - 1966 ) lúc đến thăm mộtt người bạn ở xã Hoà Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Định, khi ông chưa kịp sang tuổi 49. Ông vừa hoàn thành và cho in bài thơ “ Quê hương”, một bài thơ có những nét báo hiệu của một giai đoạn mới trong đời thơ ông.
Trong hơn 30 năm sáng tác với nhiều thể loại khác nhau (thơ, truyện thơ, kịch thơ, kịch bản chèo, lý luận sáng tác). Hoạt động văn nghệ của ông phong phú đa dạng song thành tựu xuất sắc độc giả ưa chuộng là thơ bởi thơ là mảng sáng tác kết tụ tài năng và tâm huyết của đời ông. Riêng về thơ có thể nói rằng ông là cây bút sung sức nhất của phong trào Thơ Mới. Chỉ trong một thời gian ngắn (1940-1945) Nguyễn Bính đã cho ra đời những tập thơ có giá trị: “ Tâm hồn tôi” (1940); “Lỡ bước sang ngang” (1940); “Hương cố nhân” (1941); “Một nghìn cửa sổ” (1941); “Người con gái ở lầu hoa” (1942); “Mười hai bến nước” (1942); “Mây tần” (1942); “ Bóng giai nhân” (Kịch thơ - 1942); “Truyện tỳ bà” (Truyện thơ - 1944). Sau cách mạng, Nguyễn Bính lại cho ra mắt các tập thơ: “Ông lão mài gươm” (1947); “Đồng Tháp Mười” (1955); “Trả ta về” (1955); “Gửi người vợ miền Nam” (1955); “Trông bóng cờ bay” (1957); “Tiếng trống đêm xuân” (1958); “Tình nghĩa đôi ta” (1960); “Đêm sao sáng” (1962).
Nhìn chung cuộc đời Nguyễn Bính tuy ngắn ngủi nhưng sự nghiệp sáng tác của ông rất phong phú và đa dạng. Mỗi chặng đường sáng tác của ông đều có vẻ riêng song sức mạnh và tâm huyết sáng tác của nhà thơ có lẽ dồn vào giai đoạn trước Cách mạng. Với lối viết giàu chất trữ tình dân gian, Nguyễn Bính đã tạo được một gương mặt riêng trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Năm 2000 Nguyễn Bính đã được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

II. Tính truyền thống và hiện đại trong thơ tình Lục bát Nguyễn Bính
1. Tính truyền thống trong thơ tình lục bát Nguyễn Bính
Trong thơ Nguyễn Bính, âm hưởng của thơ ca dân gian còn vang vọng ở thể thơ lục bát ( thể thơ điển hình nhất của ca dao dân ca). Nguyễn Bính đã biết cách làm giàu cho sáng tác của mình trên mảnh đất văn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Minh Chiến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)