HỌC TỐT NGỮ VĂN 10 - NÂNG CAO
Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Tâm |
Ngày 26/04/2019 |
34
Chia sẻ tài liệu: HỌC TỐT NGỮ VĂN 10 - NÂNG CAO thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
AI QPHẠM AN MIÊN - NGUYỄN LÊ HUÂN
HỌC TỐT NGỮ VĂN 10
NÂNG CAO (TẬP HAI)
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
LỜI NÓI ĐẦU
Từ năm học 2006-2007, sách giáo khoa Trung học phổ thông môn Ngữ văn được triển khai dạy học bao gồm: sách giáo khoa Ngữ văn (biên soạn theo chương trình chuẩn) và sách giáo khoa Ngữ văn nâng cao theo nguyên tắc tích hợp (văn học, tiếng Việt và làm văn), nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh.
Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo để tăng cường khả năng tự học, chúng tôi biên soạn bộ sách Học tốt Ngữ văn Trung học phổ thông. Bộ sách sẽ được biên soạn tương ứng các lớp 10, 11 và 12, mỗi lớp hai cuốn. Theo đó, cuốn Học tốt Ngữ văn 10 nâng cao – tập hai sẽ được trình bày theo thứ tự tích hợp các phân môn:
- Văn học
- Tiếng Việt
- Làm văn
Cách tổ chức mỗi bài trong cuốn sách sẽ gồm hai phần chính:
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Nội dung phần KIẾN THỨC CƠ BẢN với nhiệm vụ củng cố và khắc sâu kiến thức sẽ giúp học sinh tiếp cận với những vấn đề thể loại, giới thiệu những điều nổi bật về tác giả, tác phẩm (với phần văn học); giới thiệu một số khái niệm, yêu cầu cần thiết mà học sinh cần nắm vững để có thể vận dụng được khi thực hành.
Nội dung phần RÈN LUYỆN KĨ NĂNG đưa ra một số hướng dẫn về thao tác thực hành kiến thức (chẳng hạn: Luyện tập vận dụng các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh, Luyện tập đọc – hiểu văn bản văn học, Luyện tập về liên kết trong văn bản, Thực hành thao tác chứng minh, giải thích, quy nạp, diễn dịch, Luyện tập trình bày một vấn đề,...). Mỗi tình huống thực hành trong phần này đặt ra một yêu cầu học sinh phải thông hiểu kiến thức cơ bản của bài học; ngược lại, qua công việc thực hành, kiến thức lí thuyết cũng có thêm một dịp được cũng cố. Vì thế, giữa lí thuyết và thực hành có mối quan hệ vừa nhân quả vừa tương hỗ rất chặt chẽ.
Ngoài các nhiệm vụ trên, ở một mức độ nhất định, nội dung cuốn sách còn hướng tới việc mở rộng và nâng cao kiến thức cho học sinh lớp 10. Điều này thể hiện qua cách tổ chức kiến thức trong từng bài, cách hướng dẫn thực hành cũng như giới thiệu các ví dụ, các bài viết tham khảo.
Cuốn sách chắc sẽ còn những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp để có thể nâng cao chất lượng trong những lần in sau.
Xin chân thành cảm ơn.
NHÓM BIÊN SOẠN
Tuần 19
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
(Bạch Đằng giang phú)
TRƯƠNG HÁN SIÊU
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Trương Hán Siêu (? – 1354), tự là Thăng Phủ, quê ở thôn Phúc Am, xã Ninh Thành, nay thuộc thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Các vua Trần rất kính trọng Trương Hán Siêu, thường gọi ông là “thầy”. Là người tài đức vẹn toàn nên khi qua đời, ông được thờ ở Văn Miếu. Tác phẩm của Trương Hán Siêu có: Bạch Đằng giang phú, Dục Thuý sơn Linh Tế tháp kí (Bài kí ở tháp Linh Tế trên núi Dục Thuý), Khai Nghiêm tự bi kí (Bài kí trên bia chùa Khai Nghiêm) và Cúc hoa bách vịnh,… Thơ văn Trương Hán Siêu thể hiện tình cảm yêu nước, ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm đối với xã tắc của một người đề cao Nho học.
2. Phú sông Bạch Đằng là loại phú cổ thể: mượn hình thức đối đáp chủ – khách để thể hiện nội dung, vận văn và tản văn xen nhau, kết thúc bằng một bài thơ. Loại phú cổ thể (có trước đời Đường) được làm theo lối văn biền ngẫu hoặc lối văn xuôi có vần, khác với phú Đường luật (có từ đời Đường) có vần, có đối, có luật bằng trắc chặt chẽ.
3. Bài Phú sông Bạch Đằng thể hiện niềm hoài niệm về chiến công của các anh hùng dân tộc, nêu cao vai trò của yếu tố con người với tinh thần ngoan cường, bất khuất trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tìm hiểu xuất xứ bài phú
Gợi ý:
Phú sông Bạch Đằng có lẽ được Trương Hán Siêu sáng tác vào đời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, khi nhà Trần suy thoái, có nguy cơ sụp đổ. Khi có dịp du ngoạn trên sông Bạch Đằng, một nhánh sông Kinh
HỌC TỐT NGỮ VĂN 10
NÂNG CAO (TẬP HAI)
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
LỜI NÓI ĐẦU
Từ năm học 2006-2007, sách giáo khoa Trung học phổ thông môn Ngữ văn được triển khai dạy học bao gồm: sách giáo khoa Ngữ văn (biên soạn theo chương trình chuẩn) và sách giáo khoa Ngữ văn nâng cao theo nguyên tắc tích hợp (văn học, tiếng Việt và làm văn), nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh.
Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo để tăng cường khả năng tự học, chúng tôi biên soạn bộ sách Học tốt Ngữ văn Trung học phổ thông. Bộ sách sẽ được biên soạn tương ứng các lớp 10, 11 và 12, mỗi lớp hai cuốn. Theo đó, cuốn Học tốt Ngữ văn 10 nâng cao – tập hai sẽ được trình bày theo thứ tự tích hợp các phân môn:
- Văn học
- Tiếng Việt
- Làm văn
Cách tổ chức mỗi bài trong cuốn sách sẽ gồm hai phần chính:
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Nội dung phần KIẾN THỨC CƠ BẢN với nhiệm vụ củng cố và khắc sâu kiến thức sẽ giúp học sinh tiếp cận với những vấn đề thể loại, giới thiệu những điều nổi bật về tác giả, tác phẩm (với phần văn học); giới thiệu một số khái niệm, yêu cầu cần thiết mà học sinh cần nắm vững để có thể vận dụng được khi thực hành.
Nội dung phần RÈN LUYỆN KĨ NĂNG đưa ra một số hướng dẫn về thao tác thực hành kiến thức (chẳng hạn: Luyện tập vận dụng các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh, Luyện tập đọc – hiểu văn bản văn học, Luyện tập về liên kết trong văn bản, Thực hành thao tác chứng minh, giải thích, quy nạp, diễn dịch, Luyện tập trình bày một vấn đề,...). Mỗi tình huống thực hành trong phần này đặt ra một yêu cầu học sinh phải thông hiểu kiến thức cơ bản của bài học; ngược lại, qua công việc thực hành, kiến thức lí thuyết cũng có thêm một dịp được cũng cố. Vì thế, giữa lí thuyết và thực hành có mối quan hệ vừa nhân quả vừa tương hỗ rất chặt chẽ.
Ngoài các nhiệm vụ trên, ở một mức độ nhất định, nội dung cuốn sách còn hướng tới việc mở rộng và nâng cao kiến thức cho học sinh lớp 10. Điều này thể hiện qua cách tổ chức kiến thức trong từng bài, cách hướng dẫn thực hành cũng như giới thiệu các ví dụ, các bài viết tham khảo.
Cuốn sách chắc sẽ còn những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp để có thể nâng cao chất lượng trong những lần in sau.
Xin chân thành cảm ơn.
NHÓM BIÊN SOẠN
Tuần 19
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
(Bạch Đằng giang phú)
TRƯƠNG HÁN SIÊU
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Trương Hán Siêu (? – 1354), tự là Thăng Phủ, quê ở thôn Phúc Am, xã Ninh Thành, nay thuộc thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Các vua Trần rất kính trọng Trương Hán Siêu, thường gọi ông là “thầy”. Là người tài đức vẹn toàn nên khi qua đời, ông được thờ ở Văn Miếu. Tác phẩm của Trương Hán Siêu có: Bạch Đằng giang phú, Dục Thuý sơn Linh Tế tháp kí (Bài kí ở tháp Linh Tế trên núi Dục Thuý), Khai Nghiêm tự bi kí (Bài kí trên bia chùa Khai Nghiêm) và Cúc hoa bách vịnh,… Thơ văn Trương Hán Siêu thể hiện tình cảm yêu nước, ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm đối với xã tắc của một người đề cao Nho học.
2. Phú sông Bạch Đằng là loại phú cổ thể: mượn hình thức đối đáp chủ – khách để thể hiện nội dung, vận văn và tản văn xen nhau, kết thúc bằng một bài thơ. Loại phú cổ thể (có trước đời Đường) được làm theo lối văn biền ngẫu hoặc lối văn xuôi có vần, khác với phú Đường luật (có từ đời Đường) có vần, có đối, có luật bằng trắc chặt chẽ.
3. Bài Phú sông Bạch Đằng thể hiện niềm hoài niệm về chiến công của các anh hùng dân tộc, nêu cao vai trò của yếu tố con người với tinh thần ngoan cường, bất khuất trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tìm hiểu xuất xứ bài phú
Gợi ý:
Phú sông Bạch Đằng có lẽ được Trương Hán Siêu sáng tác vào đời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, khi nhà Trần suy thoái, có nguy cơ sụp đổ. Khi có dịp du ngoạn trên sông Bạch Đằng, một nhánh sông Kinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thành Tâm
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)