Học sinh giỏi

Chia sẻ bởi Vũ Sỹ | Ngày 19/03/2024 | 15

Chia sẻ tài liệu: học sinh giỏi thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Câu 1 (1,0 điểm)
Chứng minh văn hóa của Vương quốc Cam-pu-chia và Lào tiếp thu những giá trị văn hóa truyền thống Ấn Độ.
Câu 2 (1,5 điểm)
Những thành tựu về tư tưởng, tôn giáo của Trung Quốc và Ấn Độ thời kỳ phong kiến? Ảnh hưởng của các yếu tố này đến văn hoá Việt Nam?

Câu 3(1,0 điểm)
Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hi Lạp-Rôma? Nguyên nhân khủng hoảng của chế độ chiếm nô ở Hi Lạp-Rôma.
Câu 4(1,5 điểm)

Sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc thời Minh-Thanh. Tại sao trong thời kì này kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc không phát triển được.
Câu 5(2,0 điểm)
So sánh sự hình thành, phát triển của chế độ phong kiến ở hai khu vực phương Đông và phương Tây.











Câu
Nội dung
Điểm

1
Chứng minh văn hóa của Vương quốc Cam-pu-chia và Lào tiếp thu những giá trị của văn hóa truyền thống Ấn Độ.
1,0


- Cùng với quá trình tồn tại và phát triển, cư dân Cam-pu-chia và Lào đã sáng tạo nên một nền văn hoá bản địa có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử, trước khi tiếp thu những giá trị của văn hoá truyền thống Ấn Độ.



0,25


 - Chữ viết: trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ người Khơ-me có hệ thống chữ viết riêng. Người Lào có hệ thống chữ viết riêng, được xây dựng sáng tạo trên cơ sở vận dụng các nét chữ cong của Cam-pu-chia và Mi-an-ma.



0,25


- Tôn giáo: Đạo Phật Đại thừa ảnh hưởng đến Cam-pu-chia, đạo Phật Tiểu thừa truyền bá vào Lào.

0,25


- Kiến trúc, điêu khắc: ở Cam-pu-chia và Lào đã xuất hiện một số công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu như quần thể kiến trúc Ăng-co Vát và Ăng-co Thom, Thạt Luổng...


0,25

2
Những thành tựu về tư tưởng, tôn giáo của Trung Quốc và Ấn Độ thời kỳ phong kiến? Ảnh hưởng của các yếu tố này đến văn hoá Việt Nam?
1.5


1. Những thành tựu về tư tưởng, tôn giáo của Trung Quốc và Ấn Độ thời kỳ phong kiến
- Trung Quốc.
+ Tư tưởng Nho giáo do Khổng Tử khởi xướng. Đến thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lý luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.






0,25


+ Thời Tây Hán, Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc. Lúc đầu, Phật giáo được tryền bá rộng rãi trong nhân dân, chùa chiền được xây dựng. Đến thời Tùy, Đường, Phật giáo thịnh hành…Thời kỳ nhà Tống, cùng với sự tôn sùng đạo Phật, Nho giáo được phát triển thêm một bước về lý luận.




0,25


- Ấn Độ.
+ Đạo Phật xuất hiện ở Ấn Độ và được truyền bá rộng khắp dưới thời vua A-sô-ca, tiếp tục dưới triều Gúp-ta, Hậu Gúp-ta, Hác-sa. Đạo Hin-Đu (Ấn Độ giáo) ra đời và phát triển. Đây là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn. Xã hội Ấn Độ tôn thờ rất nhiều thần thánh, mà chủ yếu 4 thần...





0,25


+ Đạo Hồi được du nhập vào Ấn Độ ở thế kỉ XIII và từ đó văn hóa Hồi giáo được phát triển, tạo nên một Ấn Độ với nền văn hoá phong phú và đa dạng.


0,25


2. Ảnh hưởng đến Việt Nam.
- Đạo Phật của người Ấn Độ sớm ảnh hưởng đến Việt Nam, thời kỳ nhà Lý, nhà Trần Đạo Phật được truyền bá rộng rãi. Các triều đại phong kiến đã tiếp thu có chọn lọc phù hợp với văn hoá người Việt: Chùa chiền xây dựng nhiều nơi: Diên Hựu, Tháp Báo Thiên...




0,25


- Nho giáo của Trung Quốc sớm ảnh hưởng đến Việt Nam, đặc biệt thời kỳ nhà Lê, Nho giáo giữ vị trí độc tôn…

0,25

3
Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hi Lạp-Rôma? Nguyên nhân khủng hoảng của chế độ chiếm nô ở Hi Lạp-Rôma
1,0
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Sỹ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)