HỌC SINH ĂN QUÀ VẶT

Chia sẻ bởi Đỗ Như Mai | Ngày 06/10/2018 | 280

Chia sẻ tài liệu: HỌC SINH ĂN QUÀ VẶT thuộc Phát triển ngôn ngữ

Nội dung tài liệu:

TÌNH TRẠNG ĂN QUÀ VẶT CỦA HỌC SINH HIỆN NAY
Xin chào tất cả mọi người.Em tên là ………………..và là học sinh của Câu Lạc Bộ Tiếng Anh 6 trường THCS Lê Quý Đôn. Hôm nay em xin phép được nói về vấn đề mà xã hội, phụ huynh cũng như thầy cô thường nhắc nhở con em hay học trò mình.
Hiện nay, có rất nhiều học sinh bị ảnh hưởng thói hư tật xấu, trong đó ăn quà vặt là hiện tượng phổ biến mà em nhìn thấy khi đến trường học và cũng như khi ra về. Em đã thử làm tuyên truyền viên về “Vấn nạn ăn quà vặt của học sinh hiện nay”. Ăn quà vặt đã trở thành vấn nạn học đường như: bạn bè lôi kéo, rủ rê; bố mẹ chiều từ nhỏ, bé thì thấy đẹp, thấy ngon là thích, đòi bố mẹ mua cho, ăn quá nhiều thành thói quen; trẻ em tò mò, hay thích ăn quà vặt vì vậy người ta thường chọn cổng trường để bán. Tình trạng ăn quà vặt không chỉ phổ biến ở học sinh mà nó đang là vấn đề nhức nhối của xã hội khi mà trong thời gian gần đây nhiều dịch bệnh xảy ra liên tiếp, ảnh hưởng đến tính mạng con người. Nắm bắt được tâm lý tò mò, hiếu kỳ và đặc tính thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã chọn cổng trường học để bán hàng. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là thời điểm đầu và cuối giờ học, số người bán hàng rong luôn túc trực để sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi.Sau các buổi học trẻ nhỏ thường được phụ huynh đón và đòi mua quà vặt vì vậy người ta thường chọn cổng trường để bán. Học sinh Cấp 2, 3 rủ nhau đi uống trà sữa hay đi ăn cốc dầm, bò bía, kem,…và ngồi tán. Hình ảnh đó không còn xa lạ khi qua các trường Tiểu học hay THCS các khu vực gần đó trong giờ tan học.
Bắt mắt, vừa miệng và đặc biệt là giá siêu rẻ, những gói ô mai, kẹo mút xanh đỏ, … được bày bán trước các cổng trường luôn là thứ quà ưa thích của hầu hết các em học sinh. Những que kem màu mè không rõ nguồn gốc là món ưa thích của nhiều em học sinh trong những ngày hè nóng lực, hay những gói ô mai chua ngọt được làm thành sợi mà bên trên chỉ toàn chữ Trung quốc cùng những hình thù màu sắc, … tất cả đều mập mờ và tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.
Với giá cả các mặt hàng chỉ từ một ngàn đến năm ngàn đồng, các em có thể ăn được rất nhiều thứ mà không thấy chán. Với nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc với giá thành rẻ bèo thành phần độc hại không rõ ràng và không được kiểm chứng an toàn thực phẩm vì vậy là thực phẩm chất lượng kém và không nên ăn.
Thấy học sinh ăn quà ngoài cổng trường nhiều người sẽ có ấn tượng xấu đối với ngôi trường đó, nhận xét và cách nhìn không tốt cho ngôi trường. Vỏ bánh kẹo (nilon) rất khó phân huỷ gây ra ô nhiễm đất, nước. Dùng tiền đóng học, mua đồ dùng học tập để ăn quà. Điều đó sẽ huỷ hoại chính sức khoẻ của bản thân mà còn trở thành thói quen xấu.
Không chỉ mất mĩ quan, gây ách tắc đường phố, những quán hàng rong này không chịu bất kì sự quản lí của cơ quan chức năng nào của khu vực.
Việc học sinh ăn quà vặt không chỉ gây ra những ca ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra những căn bệnh mãn tính khó lường.
Hậu quả của việc ăn quà vặt gây nên: Đường đến các nơi bán đồ ăn, quán ăn có thể nhiều đường vòng vèo gây tai nạn, ùn tắc giao thông, tốn thời gian.
Không những có hại cho sức khỏe, việc ăn quà vặt còn ảnh hưởng không tốt đến nhân cách trẻ. Đó là thói quen la cà, đua đòi với những nhu cầu cá nhân, có thể làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ. Dạy cho trẻ hiểu việc tụ tập mua hàng là chiếm dụng lòng, lề đường, gây ách tắc giao thông; việc chen lấn mua hàng còn gây mất trật tự, có khi dẫn đến bạo lực.
Em nghĩ phụ huynh không nên mua đồ ăn vặt coi như phần quà cho con vậy thì sẽ không làm gương cho trẻ.
Vậy các bạn học sinh nên chủ động không bị lôi kéo đi ăn quà, thay vì ăn quà vặt thì hãy tiết kiệm tiền để: mua dụng cụ học tập; đóng tiền ủng hộ phong trào của trường, lớp; giúp các bạn khó khăn, vùng sâu vùng xa và tiết kiệm để làm việc ý nghĩa.
Bản thân em là một học sinh, đứng trước những món quà vặt cũng không tránh khỏi sự cám dỗ. Nhưng em đã tự ý thức và kiên quyết từ chối trước những lời rủ rê của bạn bè. Em cũng thường xuyên khuyên nhủ các bạn, báo cáo với thầy cô những hành động ăn quà vặt trong giờ học, trèo tường ra ngoài mua quà vặt của các bạn.


Các bậc phụ huynh không nên dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ. Bố mẹ phải giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dạy trẻ cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích. Thay vì ăn quà vặt, trẻ có thể dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa… Biết “làm bạn” với trẻ, lý giải cặn kẽ để trẻ hiểu sức hút vô hình và những tác hại từ hàng rong để trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen xấu của mình.
Cách xử lí của trường em: Đề ra nội quy trường lớp, cấm ra khỏi cổng trường trong giờ ra chơi; thực hiện sinh hoạt ngoại khoá tuyên truyền các vấn đề xã hội trong đó có ăn quà; đội cờ đỏ sát sao trong việc theo dõi vấn đề đó và xử lí; học sinh vi phạm thầy cố khuyên bảo phân tích hậu quả và bắt viết bản tự kiểm điểm và phạt trực nhất nặng thì cảnh báo trước nhà trường, nhà trường kết hợp với xã (Công an) ngăn cấm những người bán hàng rong trước cổng trường.
Trên đây là những chia sẻ của em về vấn đề “Tình trạng ăn quà vặt của học sinh hiện nay”. Em hy vọng với thông tin và kiến thức mà em đã tổng hợp lại trong quá trình tìm hiểu về “vấn nạn ăn quà vặt”, thì sẽ đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc đẩy lùi “nạn quà vặt” đồng thời sẽ giúp các bạn học sinh nhìn thấu rõ hơn về thực tế của những món quà vặt đang hủy hoại sức khỏe của chúng ta mỗi ngày. 
Cảm ơn sự chú ý của mọi người.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Như Mai
Dung lượng: 1,45MB| Lượt tài: 5
Loại file: pptx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)