HỌC KỲ 1 (2018-2019)

Chia sẻ bởi Huỳnh Thừa | Ngày 26/04/2019 | 148

Chia sẻ tài liệu: HỌC KỲ 1 (2018-2019) thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn: Sinh Học 12
Năm học: 2018 - 2019

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)


Họ và tên học sinh: .........................................................................................
Số báo danh: ...................................................................... Lớp ...................
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm)
Câu 1: Ở một loài vật nuôi, alen A qui định kiểu hình lông đen trội không hoàn toàn so với alen a qui định màu lông trắng, kiểu gen dị hợp Aa cho kiểu hình lông lang đen trắng. Một quần thể vật nuôi giao phối ngẫu nhiên có 32 cá thể lông đen, 96 cá thể lông lang, 72 cá thể lông trắng. Tần số tương đối của alen A và a lần lượt là:
A. 0,3 và 0,7. B. 0,7 và 0,3. C. 0,4 và 0,6. D. 0,6 và 0,4.
Câu 2: Biết 1 gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lý thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDd cho tỉ lệ kiểu hình trội về cả 3 cặp tính trạng ở F1 là:
A. 9/64. B. 1/3. C. 1/16. D. 27/ 64.
Câu 3: Cơ chế làm xuất hiện các khối u trên cơ thể người là do
A. các đột biến gen.
B. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
C. tế bào bị đột biến mất khả năng kiểm soát phân bào.
D. tế bào bị đột biến xôma.
Câu 4: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội hơn so với bố mẹ gọi là
A. thoái hóa giống. B. ưu thế lai. C. bất thụ. D. siêu trội.
Câu 5: Ứng dụng nào của công nghệ tế bào tạo được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau?
A. Dung hợp tế bào trần. B. Cấy truyền phôi.
C. Nuôi cấy hạt phấn. D. Nuôi cấy tế bào, mô thực vật.
Câu 6: Phần lớn các bệnh di truyền phân tử có nguyên nhân là do các
A. đột biến NST. B. đột biến gen. C. biến dị tổ hợp. D. biến dị di truyền.
Câu 7: Ngành khoa học vận dụng những hiểu biết về di truyền học người vào y học, giúp giải thích, chẩn đoán, phòng ngừa, hạn chế các bệnh, tật di truyền và điều trị trong một số trường hợp bệnh lí gọi là:
A. Di truyền học. B. Di truyền học Người.
C. Di truyền Y học. D. Di truyền Y học tư vấn.
Câu 8: Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit được tổng hợp theo chiều nào?
A. 3’ → 3’. B. 5’ → 5’. C. 5’ → 3’. D. 3’ → 5’.
Câu 9: Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng:
A. Biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối.
B. Đột biến gen.
C. Hoán vị gen.
D. Các gen phân li ngẫu nhiên trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.
Câu 10: Cho cây dị hợp cao đỏ về hai cặp gen tự thụ phấn, đời con F1 có 4 loại kiểu hình với tỷ lệ: 51% cây cao, hoa đỏ : 24% cây cao, hoa trắng : 24% cây thấp, hoa đỏ : 1% cây thấp, hoa trắng. (Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định, hoạt động NST hai bên như nhau). Tần số hoán vị gen là:
A. 20%. B. 10%. C. 40%. D. 1%.
Câu 11: Điều nào sau đây về quần thể tự phối là không đúng?
A. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
B. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ phấn.
C. Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm.
D. Quần thể biểu hiện tính đa hình.
Câu 12: Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?
A. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động.
B. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó.
C. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thừa
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)