HỌC KỲ 1 (2018-2019)

Chia sẻ bởi Huỳnh Thừa | Ngày 26/04/2019 | 145

Chia sẻ tài liệu: HỌC KỲ 1 (2018-2019) thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: VẬT LÍ 11
Thời gian làm bài: 45 phút

 Mã đề thi 132
Họ và tên thí sinh: ………………………………………..Lớp:……………..

A/ TRẮC NGHIỆM (6đ):

Câu 1: Trong mạch điện kín, hiệu điện thế mạch ngoài UN phụ thuộc như thế nào vào điện trở RN của mạch ngoài?
A. UN lúc đầu giảm, sau đó tăng dần khi RN tăng dần từ 0 tới vô cùng.

B. UN tăng khi RN giảm.

C. UN không phụ thuộc vào RN.

D. UN tăng khi RN tăng.

Câu 2: Trong không khí, ba điện tích điểm q1, q2, q3 lần lượt được đặt tại ba điểm A, B, C nằm trên cùng một đường thẳng. Biết AC = 30 cm, q1 = 4q3, lực điện do q1 và q3 tác dụng lên q2 cân bằng nhau. B cách A và C lần lượt là
A. 20 cm và 10 cm.
B. 50 cm và 20 cm.
C. 20 cm và 50 cm.
D. 10 cm và 20 cm.

Câu 3: Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat có anôt bằng bạc, cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là 5 A. Lượng bạc bám vào cực âm của bình điện phân trong 2 giờ là bao nhiêu? Biết bạc có nguyên tử khối là 108 (g/mol), hóa trị của bạc là 1.
A. 40,29 g. B. 40,29.10-3 g. C. 42,9 g. D. 42,9.10-3 g.
Câu 4: Một êlectron di chuyển được đoạn đường 2 cm, dọc theo phương một đường sức điện, dưới tác dụng của lực điện trong điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m. Hỏi công của lực điện có giá trị nào sau đây?
A. – 3,2.10-16 J.
B. – 3,2.10-18 J.
C. + 3,2.10-18 J.
D. + 3,2.10-16 J.

Câu 5: Dòng điện không đổi là
A. dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian.

B. dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.

C. dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo thời gian.

D. dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian.

Câu 6: Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng
A. trong kĩ thuật hàn điện.
B. trong điôt bán dẫn.

C. trong bugi đánh lửa.
D. trong kĩ thuật mạ điện.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đó nhận thêm êlectron.

B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đó nhận thêm các ion dương.

C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.

D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.

Câu 8: Đơn vị đo công suất điện là
A. Niutơn (N).
B. Oát (W).
C. Culông (C).
D. Jun (J).

Câu 9: Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 3 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ
A. tăng lên 9 lần.
B. tăng lên 3 lần.
C. giảm đi 3 lần.
D. giảm đi 9 lần.


Câu 10: Trong các bán dẫn, bán dẫn loại nào có mật độ êlectron tự do lớn hơn mật độ lỗ trống?
A. Bán dẫn tinh khiết.
B. Bán dẫn loại p.

C. Bán dẫn loại n.
D. Bán dẫn loại p và bán dẫn loại n.

Câu 11: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của
A. các ion âm, êlectron tự do ngược chiều điện trường.

B. các êlectron, lỗ trống theo chiều điện trường.

C. các ion, êlectron trong điện trường.

D. các êlectron tự do ngược chiều điện trường.

Câu 12: Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. C phụ thuộc vào Q và U.
B. C tỉ lệ thuận với Q.

C. C không phụ thuộc vào Q và U.
D. C tỉ lệ thuận với U
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thừa
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)