HỌC KỲ 1 (2018-2019)

Chia sẻ bởi Huỳnh Thừa | Ngày 26/04/2019 | 144

Chia sẻ tài liệu: HỌC KỲ 1 (2018-2019) thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GD - ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 2 trang )
ĐỀ THI HỌC KÌ I. Năm học 2018- 2019
MÔN SINH HỌC 11
Thời gian làm bài: 45phút;

Họ, tên :.......................................................................... Lớp:............
Mã đề thi 132

I. TRẮC NGHIỆM: ( 6 điểm) Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1: Úp cây trong chuông thủy tinh lớn, sau một đêm ta thấy có giọt nước ứ ra ở mép lá. Đây là hiện tượng:
A. ứ giọt, rỉ nhựa. B. thoát hơi nước. C. ứ giọt. D. rỉ nhựa
Câu 2: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:
A. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
B. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước.
C. Lực đẩy của rễ do quá trình hấp thụ nước.
D. Lực liên kết giữa các phân tử nước.
Câu 3: Cho các đặc điểm sau:
(1) Mao mạch có tiết diện hẹp
(2) Mao mạch rất mỏng nên nếu máu chảy nhanh gây vỡ mạch máu
(3) Tăng khả năng trao đổi giữa tế bào và máu
Nguyên nhân quyết định vận tốc máu chảy ở mao mạch chậm nhất là:
A. (1),(2) B. (2) C. (1),(3) D. (3)
Câu 4: Dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng, vì:
A. vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm cho nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt môi trường xung quanh giúp CO2 khuếch tán vào bên trong lá.
B. vật liệu xây dựng tỏa nhiệt làm môi trường xung quanh nóng lên.
C. cả 2 đều có quá trình trao đổi chất nhưng ở cây quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn.
D. vật liệu xây dựng và cây đều thoát hơi nước nhưng cây thoát mạnh hơn
Câu 5: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là:
A. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
B. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.
C. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
D. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
Câu 6: Tác dụng chính của kỹ thuật nhổ cây con đem cấy là gì?
A. Bố trí thời gian thích hợp để cấy.
B. Tận dụng được đất gieo khi ruộng cấy chưa chuẩn bị kịp.
C. Làm đứt chóp rễ và miền sinh trưởng kích thích sự ra rễ con để hút được nhiều nước và muối khoáng cho cây.
D. Không phải tỉa bỏ bớt cây con sẽ tiết kiệm được giống.
Câu 7: Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm của da giun đất thích ứng với sự trao đổi khí?
A. Tỷ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn.
B. Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua.
C. Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp.
D. Tỷ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn.
Câu 8: Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa:
A. rễ và thân B. thân và lá C. Lá và rễ D. cành và lá
Câu 9: Sắc tố nào tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng mặt trời thành ATP, NADPH trong quang hợp?
A. Diệp lục a và b B. Diệp lục a
C. Diệp lục b D. Diệp lục a, b và carôtenôit..
Câu 10: Có bao nhiêu phân tử ATP được hình thành từ 1phân tử glucôzo bị phân giải trong quá trình phân giải hiếu khí :
A. 32 phân tử B. 36 phân tử C. 38 phân tử D. 34 phân tử
Câu 11: Hệ tuần hoàn của thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở là vì :
A. không có mao mạch nối giữa động mạch và tĩnh mạch. B. tốc độ máu chảy chậm.
C. máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn. D. còn tạo hỗn hợp dịch mô – máu.
Câu 12: Các nguyên tố đại lượng gồm:
A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn. B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.
C. C, H, O, N, P, K
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thừa
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)