Học kì II

Chia sẻ bởi Hoàng Nguyên Hùng | Ngày 10/10/2018 | 118

Chia sẻ tài liệu: học kì II thuộc Địa lí 5

Nội dung tài liệu:


(( Tên : Hoàng Hoài An . Lớp : 6B ((

Đề cương ôn tập học kì II
Môn : Địa lí 6

A – Lí thuyết

Bài làm
Câu 1 : Khoáng sản là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng. Ví dụ : Đồng, sắt, nhôm, bạc, than, dầu mỏ, khí đốt.
Mỏ khoáng sản là nơi tập trung nhiều khoáng sản.
Mỏ nội sinh là các mỏ hình thành do quá trình nội sinh ( từ mắc ma ).Ví dụ : đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc.
Mỏ ngoại sinh : hình thành do quá trình ngoại lực, quá trình phong hoá tích tụ. Ví dụ : Than, cao lanh, đá vôi,…

Loại khoáng sản
Tên các khoáng sản
Công dụng

Năng lượng
( nhiên liệu )
Than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt,…
Nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nhiên liệu cho công nghiệp hoá chất,…


Đen
Kim loại
Màu
Sắt, mangan, titan, crôm,…

Đồng, chì, kẽm,…
Nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu, từ đó sản xuất ra các loại gang, thép, đồng, chì


Phi kim loại
Muối mỏ, apatit, thạch anh, kim cương, đá vôi, cát, sỏi,…
Nguyên liệu để sản xuất phân bón, đồ gốm, sứ, làm vật liệu xây dựng,…


Câu 2 : Tỉ lệ của thành phần không khí :
Khí ôxi chiếm 21 %
Khí nitơ chiếm 78 %
Hơi nước và các khí khác chiếm 1 %
Hơi nước có vai trò : Là nguyên tố sinh ra các hiện tượng khí tượng.

Câu 3 : Lớp vỏ khí chia thành 3 tầng
Tầng đối lưu ( tầng sát mặt đất )
Độ cao : Từ 0 đến 16 km
Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng
Chiếm 90 % không khí
Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng
Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao
Ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sản xuất của con người và các sinh vật
Tầng bình lưu ( trên tầng đối lưu)
Độ cao : Từ 16 đến 80 km
Có lớp Ôzôn ngăn cản các tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật.
Các tầng cao khí quyển
Độ cao : 18 km trở lên.
Không ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.

Câu 4 : Dựa vào độ nóng lạnh của không khí phân ra khối khí nóng, lạnh
Dựa vào bề mặt tiếp xúc người ta chia ra khối khí lục địa và khối khí đại dương
Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp có nhiệt độ tương đối cao
Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ thấp có nhiệt độ tương đối thấp
Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương có độ ẩm lớn
Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền có tính chất tương đối khô

Câu 5 : Thời tiết là tất cả các hiện tượng ( nắng, mưa, gió ) xảy ra trong thời gian ngắn ở một địa phương phạm vi hẹp luôn thay đổi.

Khí hậu, tình hình khí hậu được lặp lại từ năm này đến năm khác và trở thành quy luật gọi là khí hậu.

Câu 6 : Nhiệt độ không khí là độ nóng lạnh của không khí
Nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí :
Nhiệt độ không khí thay đổi theo vị trí gần hay xa biển
Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao
+ Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm
Nhiệt độ không khí thay đổi theo vị trí gần hay xa biển
+ Nhiệt độ không khí ở vùng vĩ độ thấp nóng hơn vùng ở vĩ độ cao
Câu 7 : Kí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất
Sự phân bố các đai khí áp cao và thấp trên Trái Đất :
Các đai áp cao : Ở khoảng 300B, 300N, 900B, 900N
Các đai áp thấp : Ở xích đạo 00, 600B, 600N

Câu 8 : Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu áp cao về các khu áp thấp.
Tên các loại gió :
+ Gió Tín Phong
+ Gió Tây Ôn Đới
+ Gió Đông Cực

Phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất
Gió Tín Phong : Áp cao 300B, 300N về khu áp thấp xích đạo 00
Gió Tây Ôn Đới : Áp cao 300B, 300N về khu áp thấp 600B, 600N
Gió Đông Cực : Áp cao 900B, 900N về khu áp thấp 600B, 600N

Câu 9 : Vì không khí bao giờ vào cũng chứa một lượng hơi nước nhất định, lượng hơi nước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Nguyên Hùng
Dung lượng: 69,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)