HỌC CHÍNH TRỊ

Chia sẻ bởi Lê Nam | Ngày 26/04/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: HỌC CHÍNH TRỊ thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

SÁCH CHÍNH TRỊ
Chương III
CHUẨN BỊ VÀ TIẾN HÀNH CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THẮNG LỢI (1941-1945)
3.1. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương
Sau khi đánh chiếm Ba Lan, tháng 4 và 5-1940, quân Đức đánh chiếm Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan, Bỉ, Lúcxămbua và tấn công nước Pháp. Ngày 22-6-1940, Chính phủ Pháp đầu hàng. Tiếp đó, từ cuối năm 1940, đầu năm 1941, Đức tiếp tục đưa quân vào Hunggari, Rumani, Bungari; đánh chiếm Nam Tư, Hy Lạp.
Ngày 22-6-1941, phát xít Đức tiến công Liên Xô.
Ở châu Á, phát xít Nhật mở rộng đánh chiếm Trung Quốc, tiến xuống Đông Nam Á; sáng 8-12-1941, Nhật tiến công cảng Trân Châu (quần đảo Ha Oai, Mỹ), mở rộng chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương.
Cuộc chiến tranh do các nước phát xít gây ra đã chia thế giới thành hai phe: phe phát xít gồm Đức - Italia - Nhật và các chính phủ tay sai; phe Đồng minh chống phát xít (còn gọi là phe Dân chủ) gồm Liên Xô – Anh - Mỹ - Trung Quốc, các lực lượng chống phát xít và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chủ nghĩa phát xít là kẻ thù chính, chủ yếu, trước mắt của tất cả các lực lượng cách mạng, dân chủ và tiến bộ trên toàn thế giới.
Ngay sau khi chiến tranh thế giới nổ ra (1-9-1939), ngày 26-9-1939, Tổng thống Pháp Lebrun đã ký sắc lệnh giải tán Đảng Cộng sản Pháp. Nước Pháp thua trận, Chính phủ đầu hàng của Pháp lại tiến thêm một bước trong việc thi hành những chính sách cực kỳ phản động: giải tán các tổ chức dân chủ, tiến bộ ở nước Pháp và ở các thuộc địa. Nhiều đảng viên cộng sản, nhiều người yêu nước, dân chủ và tiến bộ ở Pháp và các thuộc địa của Pháp bị bắt bớ, giam cầm1.
Chiến tranh thế giới thứ hai đã ảnh hưởng mạnh mẽ trực tiếp đến nước ta, làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội Việt Nam.
Là thuộc địa của Pháp, Việt Nam và các nước trên bán đảo Đông Dương rên xiết dưới chính sách cai trị thời chiến của chính quyền thực dân Đảng Cộng sản Đông Dương và các tổ chức quần chúng do Đảng lãnh đạo bị kẻ thù điên cuồng tấn công. Báo chí tiến bộ bị đóng cửa. Những quyền lợi mà quần chúng đã giành được trong thời kỳ Mặt trận dân chủ bị thủ tiêu. Hàng loạt cán bộ, đảng viên và quần chúng bị bắt bớ, giam cầm, đày đọa trong các nhà tù (Hoả Lò, Sơn La, Buôn Ma Thuột, Côn Đảo,...) và các trại tập trung mà đế quốc Pháp mới lập thêm (Bá Vân, Bắc Mê, Nghĩa Lộ ở miền Bắc; Đắc Lay, Đắc Tô, Trà Nê ở miền Trung; Tà Lài, Bà Rá ở miền Nam,...). Một số chiến sĩ cách mạng còn bị đế quốc Pháp đày sang các đảo thuộc địa của chúng ở châu Phi và Trung Mỹ. Nhiều cán bộ lãnh đạo của Đảng bị địch giết hại trong thời kỳ này: các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Hà Huy Tập, nguyên Tổng Bí thư; Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần, Uỷ viên Trung ương, Nguyễn Thị Minh Khai, Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn,... bị thực dân Pháp xử bắn ngày 28-8-1941; đồng chí Lê Hồng Phong, Uỷ viên Ban Chấp hành Quốc tế cộng sản, nguyên Tổng Bí thư của Đảng, bị địch hành hạ đến chết trong nhà tù Côn Đảo ngày 6-9-1942.
Đồng thời với đàn áp, khủng bố, đế quốc Pháp ra lệnh tổng động viên, bắt lính đưa sang Pháp phục vụ chính sách chiến tranh, bắt phu xây dựng các công trình quân sự ở Đông Dương. Tám vạn thanh niên ở miền Bắc Việt Nam đã bị bắt đi lính sau mấy tháng chiến tranh.
Chính sách kinh tế thời chiến của Pháp được thực hiện nhằm vơ vét sức người, sức của ở Đông Dương phục vụ cuộc chiến tranh của Pháp. Các thứ thuế đều tăng; các xí nghiệp tư nhân bị trưng thu, trưng dụng phục vụ quân sự; sản xuất và phân phối, xuất khẩu và nhập khẩu bị kiểm soát gắt gao...
Trừ bọn tay sai đế quốc, bọn đại địa chủ và tư sản mại bản, mọi giai cấp tầng lớp trong xã hội Việt Nam đều bị ảnh hưởng tiêu cực bởi chính sách cai trị thời chiến của đế quốc Pháp. Giai cấp công nhân bị bóc lột nặng nề. Giờ làm việc tăng từ 10 giờ lên 12 giờ một ngày; tiền lương bị cắt giảm, nhiều người bị sa thải, người thất nghiệp ngày càng nhiều; giá sinh hoạt đắt đỏ. Người có việc và người mất việc đều điêu đứng. Giai
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)