HOẠT ĐÔNG TRẢI NGHIỆM LỚP 5 CHỦ ĐỀ 1

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tuyết | Ngày 10/10/2018 | 148

Chia sẻ tài liệu: HOẠT ĐÔNG TRẢI NGHIỆM LỚP 5 CHỦ ĐỀ 1 thuộc Cùng học Tin học 5

Nội dung tài liệu:

LỚP 5 – CHỦ ĐỀ 1
TÔI SỐNG TÍCH CỰC
1. MỤC TIÊU
Sau chủ đề này, học sinh:
Giới thiệu được về bản thân, xây dựng hình ảnh của bản thân và tự hào về bản thân.
Tự nhận diện được các trạng thái cảm xúc cơ bản của bản thân và biết cách quản lí cảm xúc của mình phù hợp với hoàn cảnh.
Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:
Năng lực: Năng lực thích ứng với những biến đổi của cuộc sống, giải quyết vấn đề.
Phẩm chất: Nhân ái
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên
Các thẻ hình biểu tượng cảm xúc: hạnh phúc, vui vẻ, buồn bã, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, lo lắng, ghen tị, xấu hổ…
Giấy A2, A4, giấy bìa khổ A4, bút chì, hồ dán, băng dính, giấy màu.
2.2. Học sinh
– Giấy A4, giấy bìa khổ A4, giấy màu, bút màu, hồ dán, băng dính, ghim bấm hoặc kim loại to và chỉ màu loại to để khâu gáy sổ.
3. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
3.1. Gợi ý tổ chức tiết 1, 2
Hoạt động 1: Em tự hào về chính mình
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nhiệm vụ trong sách học sinh và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh.
Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện các nhiệm vụ và hỗ trợ nếu cần: – Khoanh vào các từ chỉ tính cách trong bảng.
– Chọn 1 từ thể hiện rõ nhất tính cách của mình và trang trí vào khung. – Chia sẻ với bạn về nét tính cách mà em tự hào.
3. Giáo viên gọi một số học sinh chia sẻ trước lớp về nét tính cách mà em tự hào.



Hoạt động 2: Thế mạnh của em
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nhiệm vụ trong sách học sinh và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh..
Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện các nhiệm vụ:
Đọc các thế mạnh có trong hình và lựa chọn các thế mạnh của mình. Sau đó, tô màu tùy ý vào những thế mạnh đó.
Lưu ý: Giáo viên gợi ý cho học sinh viết tên thế mạnh khác nếu trong hình chưa có.
Học sinh làm phiếu giới thiệu về thế mạnh của bản thân bằng cách lựa chọn 1 thế mạnh mà mình tự hào nhất và vẽ biểu tượng thể hiện thế mạnh đó vào khung. Sau đó, giáo viên hướng dẫn học sinh liệt kê những việc làm thể hiện thế mạnh của học sinh vào phiếu.
Ví dụ: thế mạnh “Lô-gích toán học” – Em tính toán rất nhanh; Em sắp xếp thời gian biểu của mình rất khoa học…
Giáo viên cho học sinh chia sẻ theo cặp về thế mạnh của bản thân.
Giáo viên tổng kết hoạt động.

Hoạt động 3: Hướng tới những cảm xúc tích cực
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nhiệm vụ trong sách học sinh và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh.
Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện nhiệm vụ:
Hoàn thành lăng kính cảm xúc của mình theo mẫu.
Ví dụ: Em có cảm xúc Vui khi nhận được quà; cảm xúc Buồn bã khi bị bố mẹ mắng…
Hoàn thiện sơ đồ tư duy về các biểu hiện của cảm xúc tiêu cực (lo lắng, sợ hãi, tức giận) và cách vượt qua những cảm xúc đó.
Giáo viên cho học sinh chia sẻ theo nhóm 4 và tổng hợp các biểu hiện, cách vượt qua những cảm xúc tiêu cực vào sơ đồ tư duy trên giấy khổ A2.
Giáo viên mời đại điện một số nhóm lên trình bày về sơ đồ tư duy của nhóm mình, mời các nhóm khác bổ sung nếu phát hiện ra thêm những biểu hiện và cách xử lí khác.
Giáo viên tổng kết ý kiến của các nhóm và tổng kết hoạt động

Hoạt động 4: Ứng xử tích cực với những tình huống khó khăn
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nhiệm vụ trong sách học sinh và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh.
Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện nhiệm vụ bằng cách đọc các tình huống và viết ra cách ứng xử phù hợp.
Giáo viên cho học sinh chia sẻ theo nhóm 4 về cách ứng xử của mình.
Giáo viên gọi một số nhóm trình bày cách ứng xử trước lớp, mời các nhóm khác nhận xét, đóng góp ý kiến. 5. Giáo viên tổng kết hoạt động.
Hoạt động 5: Nhật kí cảm xúc của em
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nhiệm vụ trong sách học sinh và mời một số học sinh giải thích yêu cầu của nhiệm vụ.
Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện nhiệm vụ:
Điền
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tuyết
Dung lượng: 144,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)