Hoạt động nhóm

Chia sẻ bởi Lê Quyết Tiến | Ngày 08/05/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: Hoạt động nhóm thuộc Đại số 10

Nội dung tài liệu:

Dạy học hợp tác
theo nhóm nhỏ
ở trường phổ thông
A. Một số chú ý
Bên cạnh việc nghiên cứu lí luận, để DHHTTNN có hiệu quả cần lưu ý một số nội dung cơ bản (sẽ nói tới dưới đây) đồng thời tập dượt để vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn
I. Phục vụ tính đa mục đích
1.Các kết quả nghiên cứu cho thấy tính ưu việt của DHHTTNN trong việc hình thành những phẩm chất quan trọng cho con người trong thời đại ngày nay, như: tính độc lập, tích cực, tự tin, tinh thần hợp tác. Do đó DHHTTNN góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập và mục tiêu giáo dục
2.Đồng thời các kết quả nghiên cứu cho thấy để HS làm việc nhóm có hiệu qủa cần có các kĩ năng:
KN hình thành nhóm
KN giao tiếp trong nhóm
KN xây dựng và duy trì sự tin tưởng lẫn nhau
KN giải quyết bất đồng


Để giúp HS hình thành và rèn luyện các KN trên GV nên bắt đầu bằng việc phân tích NV của nhóm để xác định KN cụ thể
Giải thích cho HS hiểu là phải học những KN cần thiết cho HĐ nhóm
Tạo cơ hội cho HS thực hành những KN đó. Rèn KN là việc làm không đơn giản, đòi hỏi quá trình, tránh chủ quan nóng vội
- GV nên ghi nhận sự tiến bộ của HS trong các HĐ nhóm để khích lệ động viên và có kế hoạch nâng cao khả năng làm việc theo nhóm của mỗi em.

II. Phù hợp nội dung bài học
Không phải bất kì nội dung nào cũng đòi hỏi phải tổ chức DHHTTNN mà chỉ những nội dung phức tạp, có nhiều cách hiểu khác nhau đòi hỏi HS phải tự tìm hiểu, tự nghiên cứu

2. Thiết kế HĐ nhóm sao cho mỗi nhóm cũng như từng thành viên trong nhóm phải có nhiệm vụ cụ thể, hướng vào giải đáp câu hỏi hay nội dung chính của bài học
Để giúp HS hình thành và rèn luyện các KN trên GV nên bắt đầu bằng việc phân tích NV của nhóm để xác định KN cụ thể
Giải thích cho HS hiểu là phải học những KN cần thiết cho HĐ nhóm
Tạo cơ hội cho HS thực hành những KN đó. Rèn KN là việc làm không đơn giản, đòi hỏi quá trình, tránh chủ quan nóng vội
- GV nên ghi nhận sự tiến bộ của HS trong các HĐ nhóm để khích lệ động viên và có kế hoạch nâng cao khả năng làm việc theo nhóm của mỗi em.

3. DHHTTNN có thể được sử dụng trong toàn bộ giờ học, cũng có thể chỉ trong một vài thời điểm của tiết học. Điều này phụ thuộc nội dung, nhiệm vụ học tập, KN làm việc nhóm của HS, vào điều kiện trường lớp, phương tiện, thói quen địa phương

Để giúp HS hình thành và rèn luyện các KN trên GV nên bắt đầu bằng việc phân tích NV của nhóm để xác định KN cụ thể
Giải thích cho HS hiểu là phải học những KN cần thiết cho HĐ nhóm
Tạo cơ hội cho HS thực hành những KN đó. Rèn KN là việc làm không đơn giản, đòi hỏi quá trình, tránh chủ quan nóng vội
- GV nên ghi nhận sự tiến bộ của HS trong các HĐ nhóm để khích lệ động viên và có kế hoạch nâng cao khả năng làm việc theo nhóm của mỗi em.

4. Một số nội dung có thể sử dụng DHHTTNN :
So sánh, phân tích (một hiện tượng, một sự kiện)
Phân loại, sắp xếp thứ tự (trình tự tiến hành)
Ghi nhớ, khắc sâu (tự rèn kĩ năng)
Ôn tập
Bài tập TNKQ
Mô phỏng (tương tự mẫu GV đã hướng dẫn)
Tiếp cận khái niệm mới (HS chuẩn bị trước một số đồ dùng học tập )
Phát hiện sai lầm và sửa chữa



III. Phát huy tối đa HĐ của thành viên
Lưu ý :
-Một nhóm làm việc nhanh và đúng chưa chắc mọi thành viên trong nhóm đã làm việc có chất lượng, đôi khi kết quả đó chỉ là kết quả của một hai thành viên trong nhóm
- Một nhóm HĐ có hiệu quả phải phát huy tối đa sức mạnh của tất cả thành viên trong nhóm với sự chia sẻ nguồn lực, hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả của nhóm là kết quả của sự nỗ lực tập thể chứ không của riêng cá nhân nào
- Mức độ tham gia thảo luận của HS trong nhóm càng lớn thì hiệu quả DHHTTNN càng cao

2. Để đạt được hiệu quả cần :
Thiết kế nhiệm vụ phân chia vai trò, điều khiển, hướng dẫn, kiểm tra... Sao cho KN HĐ nhóm của HS được tốt nhất
Đánh giá kết quả HĐ nhóm chẳng những dựa vào việc hoàn thành nhiệm vụ và đúng thời gian mà còn phải đánh giá cả sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm, tinh thần hợp tác,...

B. Khái niệm về DH hợp tác theo nhóm nhỏ
Lớp học được chia thành những nhóm từ 4 đến 6 người. Tuỳ mục đích sư phạm và yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi theo từng hoạt động, từng phần của tiết học, các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ hoặc được giao những nhiệm vụ khác nhau.
Nhóm tự bầu ra nhóm trưởng nếu thấy cần. Các thành viên trong nhóm có thể luân phiên nhau làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng phân công cho mỗi nhóm viên thực hiện một phần công việc. Trong nhóm nhỏ mỗi thành viên thực hiện một phần công việc được hoạt động tích cực,

B. Khái niệm về DH hợp tác theo nhóm nhỏ
Không thể ỷ lại vào một vài người năng động và nổi trội hơn, nhưng có sự hợp tác, giúp nhau tạo thành kết quả chung của nhóm. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ được đóng góp vào kết quả chung của cả lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc có thể phân công mỗi nhóm viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ được giao là khá phức tạp.
Cấu tạo của một hoạt động theo nhóm (trong một phần của tiết học, một tiết hoc, một buổi học) có thể là như sau:

C. Cấu tạo của một HĐ theo nhóm nhỏ
1) Làm việc chung cả lớp
Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức;
Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm;
Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.

C. Cấu tạo của một HĐ theo nhóm nhỏ
2) Làm việc theo nhóm
Phân công trong nhóm. Từng cá nhân làm việc độc lập;
Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm;
Cử đại diện (hoặc phân công trước) chịu trách nhiệm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
3) Thảo luận tổng kết trước toàn lớp
Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả;
Thảo luận chung;
GV tổng kết, đặt vấn đề tiếp theo.

C. Cấu tạo của một HĐ theo nhóm nhỏ
PPDH hợp tác theo nhóm nhỏ cho phép các thành viên trong nhóm chia sẻ các suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm, hiểu biết bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ GV.
Theo PP này, mọi người dễ hiểu, dễ nhớ hơn vì họ được tham gia trao đổi, trình bày vấn đề nêu ra, cảm thấy hào hứng khi trong sự thành công chung của cả lớp có phần đóng góp của mình.

C. Cấu tạo của một HĐ theo nhóm nhỏ
Lưu ý:
Phương pháp này thường được vận dụng trong các lớp học ở trường THPT như một PP trung gian giữa làm việc chung cả lớp với làm việc độc lập của từng học sinh. Tuy nhiên, áp dụng PP này thường bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định của tiết học, cho nên GV phải biết tổ chức hợp lý mới có kết quả. Không nên lạm dụng các HĐ nhóm và cần đề phòng xu hướng hình thức.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Quyết Tiến
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)