Hoạt động ngoài trời
Chia sẻ bởi Vũ Thị Kim Oanh |
Ngày 05/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: Hoạt động ngoài trời thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD – ĐT QUẬN CẦU GIẤY
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Chủ đề : Bản Thân
Người thực hiện: Vũ Thị Kim Oanh
Lớp mẫu giáo bé C4
Năm học : 2013 – 2014
GIÁO ÁN
Hoạt động ngoài trời
Chủ đề : Bản Thân
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo bé C4
Số lượng : ½ lớp
Thời gian : 25 phút.
Người soạn: Vũ Thị Kim Oanh
I. Nội dung hoạt động:
- Hoạt động có chủ đích: Làm thí nghiệm tan và không tan
- Trò chơi vận động: Cáo và Thỏ
- Chơi tự chọn: Chơi với bóng, vòng, chơi với dải lụa, đồ chơi ngoài trời
II. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động trong môi trường không khí trong lành, thoáng mát.
- Cung cấp kiến thức về những chất nào tan hay không tan trong nước. Nước rất đáng quý nên phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Khơi gợi trí tò mò, lòng ham hiểu biết của trẻ.
- Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi.
2. Kỹ năng:
- Phát triển vận động, phát triển xúc cảm tình cảm, phát triển khả năng cảm thụ cái đẹp, phát triển ngôn ngữ.
- Trẻ có kỹ năng phát triển các năng lực hoạt động nhóm, chơi hợp tác theo nhóm.
- Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi cáo và thỏ
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời
- Trẻ biết đoàn kết, hoà thuận với bạn trong khi chơi
- Biết giữ gìn vệ sinh chung.
- Trẻ biết tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước
III. Chuẩn bị:
1. Hoạt động có mục đích: Làm thí nghiệm tan và không tan
- 4- 5 bàn kê ở khoảng sân trước cửa lớp.
- 8 Cốc nước, 4 - 5 lọ muối, 4- 5 lọ đường, cát sỏi
2. Trò chơi vận động: Cáo và Thỏ
- 1 Mũ cáo
- 20 mũ Thỏ
3. Chơi tự chọn
- Chơi với: Bóng, vòng, phấn, dải lụa
- Chơi đồ chơi ngoài trời
IV. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Bước 1: Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ chơi trò chơi về ngón tay-> Trò chuyện với trẻ về đồ dùng cô đã chuẩn bị
+ Chúng mình nhìn xem cô có gì đây?
+ Nước đường, muối, sỏi và cát chúng mình biết để làm gì không?
2.Bước 2: Nội dung chính:
a. Hoạt động có mục đích
- Giới thiệu hoạt động: Thị Nghiệm tan và không tan
Thí nghiệm với đường
- Cô cho trẻ đứng xúm xít quanh cô. Cô chỉ vào bàn đã để sẵn vật dụng để làm thí nghiệm. Cô hỏi trẻ:
( Cô gọi 1- 2 trẻ trả lời )
- Hôm nay cô sẽ cho lớp chúng mình làm 1 thí nghiệm. Lớp chúng mình có thích không nào? Thí nghiệm này có tên là “ Chất nào tan trong nước “
-Cô đã rót sẵn nước lọc vào cốc. Bây giờ cô sẽ lấy 1 thìa đường rồi đổ vào cốc nước xong cô sẽ khoáng cốc nước thật nhẹ nhàng. Các con hãy đoán xem sẽ có hiện tượng gì xảy ra nào?
( Cô gọi 3 – 4 trẻ trả lời )
* Cô KQ: Đúng rồi! những hạt đường trắng sẽ tan hết vào nước nên chúng mình sẽ không thể nhìn thấy nữa.
* Thí nghiệm với sỏi, cát
. Vậy theo các con, cát và sỏi có tan được trong nước không?
(Cô gọi 3 – 4 trẻ trả lời )
- Cô sẽ rót nước tiếp vào cốc và xúc thêm sỏi và cát bỏ vào cốc rồi khuấy thật kỹ xem sỏi và cát có tan ra không nhé. Ai có nhận xét gì về cốc nước của cô bây giờ nào?
- Cốc nước này có uống được nữa không? Vì sao?
( Cô gọi 3 – 4 trẻ trả lời )
Chúng mình vừa được xem cô làm thí nghiệm rồi. Ai cho cô biết đường ,muối, sỏi cát cái gì được tan trong nước? Cái gì không tan trong nước.
* Cô KQ: Đường và muối có thể tan trong nước. Còn cát và sỏi khi cho vào nước sẽ không tan ra mà chìm xuống vì chúng rất cứng và nặng nữa đấy.
-GD: Nước sạch rất đáng quý nên chúng mình phải cùng nhau tiết kiệm nước. Khi uống nước chúng mình chỉ nên rót ít một, uống hết thì lại rót tiếp, tránh đổ thừa nước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Thị Kim Oanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)