HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Chia sẻ bởi trần thị lệ hằng | Ngày 05/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG MN HƯỚNG DƯƠNG
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
KPKH: NƯỚC BỊ CHIẾM CHỖ
Trò chơi: Vận động: “ Thi xem đội nào nhanh”
Dân gian Tập tầm vông
Lớp : Lá
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Trẻ hiểu được nước có thể bị các vật khác chiếm chỗ, vật lớn chiếm nhiều chỗ của nước hơn vật nhỏ.
Phát triển khả năng vận dụng hiểu biết vào giải quyết vấn đề.
Giáo dục trẻ trật tự và hứng thú khi tham gia các hoạt động.
CHUẨN BỊ
Mô hình kể chuyện, quạ.
Bình nước, chậu nước.
Ly, khay.
Sỏi, đá, gạch , bi……
Đồ chơi ngoài trời.
CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động 1: “Khám phá nước bị chiếm chỗ”.
Hát: “ Hãy lắng nghe”, cho trẻ nhắm mắt lại.
Cô rót nước từ ca vào chậu, hỏi trẻ nghe tiếng gì?
Cô đổ nước vào chậu ngang vạch mức đã đánh dấu.
Hôm nay cô sẽ cho lớp mình khám phá một điều thú vị từ nước, xem nước có bị những vật khác chiếm chỗ không
Gọi một số trẻ lên tharsoir, bi, đá cuội vào chậu nước, cho trẻ quan sát mực nươc trong bình sau khi thả những vật trên vào.
Đặt câu hỏi: Mực nước trong chậu như thế nào? Vì sao mực nước trong bình dâng lên cao? ( Vì những viên sỏi, đá cuội, bi đã chiếm chỗ của nước)
Cô cho trẻ xem câu chuyện: “ Con Quạ và bình nước” ( xem đoạn đầu câu chuyện) cô dừng lại đặt câu : theo con chú Quạ sẽ làm gì để có nước uống? cô gợi ý cho trẻ trả lời.
Cô dẫn dắt: để xem chú Quạ có tìm ra cách để uống nước các con nghĩ không, cô sẽ cho các con xem tiếp câu chuyện cho các con nghe nhé.
Cô tóm ý câu chuyên và gút lại: Nước có thể bị chiếm bởi các vật khác.
Trò chuyện về lợi ích của nước.
Cô tiến hành thử nghiệm:
Cô có 2 bình nước các con thấy mực nước trong bình như thế nào so với nhau? Để biết lượng nước trong 2 bình có bằng nhau hay không, cô mời 1 bạn lên đo, đánh dấu. ( Kết quả: mực nước trong 2 bình bằng nhau).
Cô đưa ra 2 viên gạch( 1 lớn, 1 nhỏ) cho cháu so sánh.
Gọi 2 cháu bỏ 2 viên sỏi vào 2 bình nước. Cho trẻ nhận xét .
Cô gút lại: khi thả viên gạch vào bình nước thì mực nước trong 2 bình dâng lên cao vì nước trong cả 2 bình đều bị viên gạch chiếm chỗ, nhưng nước trong bình xanh dâng cao hơn vì bị chiêm chỗ nhiêu hơn vì viên gạch lớn hơn. Vậy, vật càng lớn chiếm chỗ của nước càng nhiều hơn.
Hoạt động 2:
Chuyển tiếp: Đọc đồng dao “ Hạt mưa”mỗi trẻ lấy 1 cái khay, trong đó có 2 ly nước với lượng nước khac nhau, 2 cuc đá cuội( 1 lớn, 1 nhỏ)
Cho trẻ so sánh lượng nước trong 2 ly, so sánh độ lớn của 2 cục đá cuội. ( lồng ghép trò chơi tập tầm vông)
Chơi và chọn cục đá bơ vào ly nước màu xanh cho nhận xét mực nước.
Chơi lần 2 chọn đá lớn bỏ vào ly nước màu đỏ cho trẻ nhân xét.
Cho trẻ quan sát 2 ly nước so sánh. Cô giải thích hiện tượng.
Cô gút lại
Hoạt động 3: Trò chơi vận động “ thi xem đội nào nhanh”
Cách chơi: 3 đội thi đua chạy theo đường hẹp, bật qua suối chọn 1 vật trong khay bỏ vào bình nước sao cho nước trong bình của mình chiếm nhiều chỗ nhất.
Luật chơi: mỗi cháu chỉ được chọn 1 vật.
Tơ chức cho lớp chơi.
Nhận xét tuyên dương.
Hoạt đông 4: Chơi tự do
Cô giới thiệu mốt đồ chơi.
Cô nhắc nhở cháu chơi, bao quát cháu chơi.
Nhận xét giờ học.










HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
KHÁM PHÁ ÂM THANH VÀ SỰ LAN TRUYỀN CỦA ÂM THANH
TRÒ CHƠI: VẬN ĐỘNG: THI XEM TAI AI TINH
DÂN GIAN: TẠO DÁNG LÀM TIẾNG KÊU
Lớp lá

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Trẻ biết âm thanh có từ đâu, và sự lan truyền âm thanh qua hệ thống đồ vật, máy móc.
Trẻ biết ghi nhớ các loại âm thanh để áp dụng vào trò chơi. Cháu chơi đúng luật và chơi hứng thú.
Giáo dục cháu chơi trật tự và hứng thú khi tham gia vào các hoat động.
CHUẨN BỊ
Một số âm thanh: chó sủa, gà gáy, chim hót, suối chảy, bò kêu……
Một số đồ chơi: đàn, kèn, trống
Máy catset, điện thoại
Một số ống nghe bằng nhựa


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trần thị lệ hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)