Hoạt động ngoại khóa THPT

Chia sẻ bởi Hoàng Liên | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Hoạt động ngoại khóa THPT thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
Khoa Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp


Khóa luận tốt nghiệp
Đề tài:
TÌM HIỂU NHU CẦU CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
GVHD: TS.Nguyễn Thanh Thủy
SVTH : Hoàng Thị Liên
Đề tài gồm các chương:
Chương 1: Giới thiệu.
Chương 2: Cơ sở lý luận.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và phân tích.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Từ những yêu cầu về một thế hệ trẻ với đầy đủ khả năng làm trụ cột của đất nước trong tương lai và vai trò của hoạt động ngoại khóa trong công tác giáo dục, người nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài: “TÌM HIỂU NHU CẦU CỦA HỌC SINH THPT VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA”.
1.2. Vấn đề nghiên cứu:

1.2.1. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu nhu cầu của HS THPT về hoạt động ngoại khóa.
1.2.2. Đối tượng nghiên cứu:
1.2.3. Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: 3 trường THPT: Tam Phú, Thủ Đức, Long Trường.
+ Quy mô: 9 lớp gồm 3 khối THPT và 3 GV.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu:

Câu hỏi 1: Thái độ của học sinh THPTvới hoạt động ngoại khóa như thế nào?
Câu hỏi 2: Nhu cầu của học sinh THPT đối với các hoạt động ngoại khóa như thế nào?
Câu hỏi 3: Những định hướng nào cho hoạt động ngoại khóa ở trường THPT?
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tìm hiểu cơ sở lý luận.
- Tìm hiểu tình hình hoạt động ngoại khóa trường THPT tổ chức cho học sinh trong một năm học.
- Tìm hiểu nhu cầu của học sinh THPT về các hoạt động ngoại khóa.
- Kiến nghị đến nhà trường về việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
3.1.1. Thời gian nghiên cứu: 9/2009 – 5/2010.
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu : Tam Phú, Thủ Đức, Long Trường.
3.2. Phương pháp nghiên cứu:

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
3.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi.
3.2.3. Phương pháp phỏng vấn.
3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu.
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Chương trình học trên lớp đối với HS:
Bảng 4.1. Chương trình học trên lớp đối với HS:
4.2 Thời gian rảnh rỗi trong ngày của HS:
Bảng 4.2. Thời gian rảnh rỗi trong ngày của HS:
4.3. Công việc học sinh thường làm vào những giờ rảnh rỗi trong ngày:
- Học sinh thường lên mạng, học bài, nghe nhạc, chơi game, đọc sách, đi chơi với bạn,…
- Một số học sinh phụ giúp bố mẹ làm việc nhà, nấu ăn…
4.4. Áp lực của gia đình đối với học sinh:
Bảng 4.3. Áp lực của học sinh:
4.5. Học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa:

Bảng 4.4. Học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa:
4.6. Hoạt động ngoại khóa học sinh từng tham gia:
+ Cắm trại, tham quan các khu du lịch, di tích lịch sử.
+ Hoạt động chào mừng ngày 20/11, 26/3…
+ Văn nghệ, thể thao, sinh hoạt đội, ngoại khóa các môn học: anh văn, văn, hóa, lý.
+ Hướng nghiệp ở các trường ĐH, CĐ như: ĐH Nông Lâm. TP.HCM, CĐ nghề Thủ Đức.
4.7. Lý do tham gia hoạt động ngoại khóa của học sinh:
Bảng 4.5. Lý do tham gia hoạt động ngoại khóa của học sinh:
4.8. Tác động của hoạt động ngoại khóa đến học tập của học sinh:
54.53% HS cho rằng HĐNK giúp học chính khóa tốt hơn, vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế.
33.93% HS thấy HĐNK không liên quan , không có tác động gì đến việc học tập.
7.43% HS cho rằng HĐNK tốn thời gian vô bổ, ảnh hưởng xấu đến việc học tập chính khóa.
4.11% HS có ý kiến khác.
4.9. Nhận xét của học sinh về độ phong phú của các hoạt động ngoại khóa:
7.7% HS nhận thấy nội dung các HĐNK rất phong phú.
18.67% HS nhận thấy nội dung các HĐNK phong phú.
59.57% HS nhận thấy nội dung các HĐNK bình thường.
14.07% HS nhận thấy nội dung các HĐNK nhàm chán.
4.10. Ý kiến của học sinh về việc nhà trường có nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa:
81.83% HS cho rằng nhà trường nên tổ chức các HĐNK.
18.17% HS cho rằng nhà trường không nên tổ chức các HĐNK.
4.11. Yêu cầu của học sinh về hoạt động ngoại khóa đối với nhà trường:
- Tổ chức chu đáo và phong phú hơn, tạo điều kiện để HS trổ tài.
- Không nên quá nghiêm khắc đối với HS, GV cùng tham gia.
- Tổ chức HĐNK dựa trên ý kiến của HS nhưng phải hợp lý, giúp HS phát huy tính sáng tạo, không nên gò bó.
- Thường xuyên tổ chức các chuyến đi nhằm tìm hiểu về kiến thức và trải nghiệm thực tế.
- Tổ chức các hoạt động nhằm xây dựng tinh thần đồng đội.
- Quan tâm hơn đến suy nghĩ và nhu cầu của HS.
- Phù hợp với kinh tế của học sinh.
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận:

5.1.1. Câu hỏi 1: Thái độ của học sinh đối với hoạt động ngoại khóa như thế nào?

- Đa số (61.63%) học sinh không tham gia hoạt động ngoại khóa.
- Thời gian rảnh rỗi học sinh thường: Chơi game, nghe nhạc, học bài, gặp gỡ bạn bè,…



5.1.2. Câu hỏi 2: Nhu cầu của học sinh THPT đối với hoạt động ngoại khóa như thế nào?
-Nhu cầu tham gia hoạt động ngoại khóa của học sinh THPT cao.
- Có (81.83%) học sinh THPT cho rằng nhà trường nên tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh.
5.1.3. Câu hỏi 3: Những định hướng nào cho hoạt động ngoại khóa ở trường THPT?

- Sáng tạo trong khâu tổ chức, thay đổi nội dung cho phù hợp với nhu cầu của học sinh.

- Nội dung của các hoạt động ngoại khóa không chỉ nhằm cung cấp kiến thức mà phải rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
5.2. Kiến nghị:
5.2.1. Về phía nhà trường:
- Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khóa cho cán bộ, GV, HS.
- Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐNK cho cán bộ, GV, cán bộ lớp, cán bộ đoàn đội.
- Bồi dưỡng năng lực hoạt động cho HS.
- Chỉ đạo nội dung, chương trình HĐNK.
5.2.2. Về phía giáo viên:

- Hiểu rõ vai trò của HĐNK đối với việc giáo dục HS.
- Thường xuyên đổi mới nội dung và cách thức tổ chức các HĐNK.
- Tìm hiểu nhu cầu của HS về HĐNK để có chương trình phù hợp.
- Nên tổ chức các hoạt động kích thích tính sáng tạo, suy luận, các trò chơi trí tuệ.
5.2.3. Về phía gia đình:

- Quan tâm hơn tới vấn đề học tập của học sinh.
- Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh học tập.
- Phối hợp với nhà trường để giáo dục học sinh cả về kiến thức và đạo đức.
- Không nên tạo áp lực quá nhiều cho học sinh.
5.3. Hướng mở rộng đề tài:
- Sự khác nhau về nhu cầu tham gia hoạt động ngoại khóa của học sinh THPT ở nông thôn và thành phố.
- Đánh giá hiệu quả ở các trường THPT tổ chức hoạt động ngoại khóa theo nhu cầu của học sinh.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tham gia hoạt động ngoại khóa của học sinh THPT.
Trường THPT Lê Lợi
Múa đào liễu, trường THPT Lê
Viết Thuật – Nghệ An.
Cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã lắng nghe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Liên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)