Hoat dong ngoai gio len lop he 2010
Chia sẻ bởi Trần Phước Vinh |
Ngày 08/05/2019 |
58
Chia sẻ tài liệu: hoat dong ngoai gio len lop he 2010 thuộc Đại số 10
Nội dung tài liệu:
LỚP TẬP HUẤN
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP BỘ MÔN HĐGDNGLL Ở
CẤP THCS VÀ THPT
LX, ngày 17/ 7/ 2010
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO AN GIANG
BÁO CÁO
PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CÁC MÔ HÌNH SINH HOẠT TẬP THỂ TRONG HĐGDNGLL
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO AN GIANG
I. KHÁI NIỆM VỀ THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT TẬP THỂ:
Là làm việc có kế hoạch: Làm những gì? Làm như thế nào? Làm cho ai?
Mỗi hoạt động cần xác định: Nội dung, hình thức, thời gian, địa điểm.
Các yếu tố mang tính phục vụ sao cho phù hợp và đảm bảo tính chính xác, khoa học.
Hiểu thiết kế là sự lựa chọn trước về nội dung, hình thức và cách bố trí theo một trình tự nhất định để tạo ra một mô hình hoạt động.
II. YÊU CẦU CỦA MỘT BẢN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG:
1/ Đảm bảo tính giáo dục:
- GD theo đúng mục đích và mục tiêu của GD các em theo 5 điều Bác Hồ dạy bằng các mặt giáo dục: Đạo đức, học tập, lao động, sức khoẻ và thẩm mỹ.
- Xem nội dung thiết kế của mình đạt được những nội dung nào? Đây là nguyên tắc cơ bản mang tính định hướng.
Thực chất của việc tổ chức hoạt động sinh hoạt tập thể là nhằm giáo dục nhân cách cho học sinh, nhân cách này được hình thành trong quá trình hoạt động và được đánh giá trong hoạt động.
Yêu cầu đối với giáo viên là phải tự nghiên cứu , tìm hiểu, tham khảo và phải có sự sáng tạo sao cho phù hợp để hoạt động GDNGLL mang ý nghĩa giáo dục thiết thực để từ đó hình thành nhân cách học sinh.
2/ Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và nhu cầu của học sinh:
Đây là yếu tố để hoạt động giáo dục NGLL mang tính hấp dẫn và sôi nổi, thu hút các em tham gia nhằm mang lại hiệu quả cao.
Chú ý phân chia các hoạt động theo từng nhóm và từng đối tượng cụ thể tuỳ theo năng khiếu, vừa sức và công bằng.
Đáp ứng nhu cầu cơ bản của học sinh: Hiểu các em cần gì? Thích hoạt động nào? Hình thức nào? Cách tổ chức ra sao? . . .
( Liên hệ Quyền tham gia của trẻ em)
3/ Phù hợp với văn hóa vùng miền:
Tình hình nước ta gồm nhiều dân tộc rãi rác ở các tỉnh thành với các vùng đất khác nhau, phong tục tập quán khác nhau. Khi thiết kế hoạt động, giáo viên phải thiết kế sao cho phù hợp để phát huy thế mạnh và thu hút được nhiều người tham gia ( phạm vi rộng).
Cần tìm hiểu về địa danh và truyền thống lịch sử của dân tộc và từ đó đưa nội dung hoạt động để ôn lại truyền thống và lịch sử vùng đất đó.
4/ Phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ sở, đơn vị:
Đặc trưng của từng đơn vị là không giống nhau, tranh thủ về thế mạnh của mỗi đơn vị và khi thiết kế biết phát huy tối đa thế mạnh đó đồng thời từng bước khắc phục những hạn chế tại đơn vị của mình chưa thực hiện được.
Trình độ của học sinh ở các nơi khác nhau, khi thiết kế phải xuất phát từ các em, không nên đề ra yêu cầu quá cao so với thực tế dẫn đến học sinh khó thực hiện, gây nhàm chán và kết quả công việc không thực hiện được.
5/ Học sinh đều được tham gia các hoạt động:
Trong hoạt động, đối tượng chủ yếu là các em, khi thiết kế hoạt động phải xây dựng cụ thể các mảng hoạt động trong đó tất cả học sinh đều tham gia, không nên tập trung vào một nhóm học sinh cho tất cả các hoạt động, điều này dẫn đến sự không công bằng.
Trong thiết kế cần có hoạt động chung để tạo nên không khí sôi nổi, vui tươi, tạo không khí phấn khởi, phát huy sức mạnh tập thể.
6/ Thiết kế hoạt động phải mang hình ảnh của tập thể:
Hoạt động GDNGLL cũng là hoạt động của thiếu nhi, phù hợp tâm sinh lý của các em: Vừa kết hợp giáo dục với hoạt động vui chơi lành mạnh để thỏa mãn nhu cầu các em, có như thế mới thu hút các em tham gia.
7/ Đảm bảo các nguyên tắc hoạt động của giáo dục:
- Là nguyên tắc tự nguyện, tự quản có sự hướng dẫn của giáo viên trong bất kì hoạt động nào.
+ Khi thiết kế hoạt động phải có học sinh tham gia.
+ Có học sinh cùng tham gia thiết kế hoạt động (đại diện của nhóm, tổ, lớp).
+ Thiết kế đảm bảo nguyên tắc hoạt động, phù hợp trình độ, tâm sinh lý của học sinh vì đó là thiết kế dành cho các em. Điều này sẽ mang lại thành công rất lớn, tạo sự lan rộng trong cả tập thể học sinh và sự ủng hộ của phụ huynh học sinh.
8/ Sắp xếp chương trình, bố trí các mảng hoạt động hợp lý, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em:
- Nắm được những vấn đề cơ bản về thể chất và tinh thần của các em.
Thường xuyên thay đổi các hình thức hoạt động trong từng nội dung để tránh sự nhàm chán ở các em nếu không các em sẽ không tham gia.
Hình thức hoạt động phải thường xuyên có giải pháp làm thay đổi trạng thái của các em: Vui, buồn, ngồi, đứng, giao lưu, động não. . . để tập trung sự chú ý của các em tham gia.
III. CÁC YẾU TỐ ĐỂ HÌNH THÀNH, XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGLL:
1/ Căn cứ vào kế hoạch chương trình giảng dạy bộ môn và nhiệm vụ năm học của nhà trường:
2/ Nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung chủ đề:
- Dựa vào đó mà thiết kế các mảng hoạt động phù hợp với chủ đề.
- Các hoạt động phải đúng với chủ đề, tập trung vào chủ đề mới có ý nghĩa giáo dục học sinh.
Cần khắc sâu hoạt động đáng nhớ bằng cao trào để khi hoạt động xong thì các em nhớ lâu về mục đích hoạt động.
VD: Kết thúc hoạt động bằng một bài hát dân ca, đố vui hay trò chơi liên hệ với chủ đề.
3/ Dựa vào nhu cầu và trình độ đối tượng học sinh:
Như đã nói trên, đối tượng học sinh tuỳ theo vùng miền mà có sự khác nhau, khi thiết kế trong cùng hoạt động phải thiết kế sao cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của đối tượng tại đơn vị. Tránh trường hợp đề ra yêu cầu hoạt động quá cao hoặc quá thấp làm cho các em dễ nhàm chán hoặc quá sức đối với các em.
4/ Dựa vào điều kiện thực tế ở cơ sở:
Mỗi đơn vị có điều kiện khác nhau về: cơ sở vật chất, địa điểm, phương tiện, thời gian . . . Khi thiết kế phải phù hợp với điều kiện vốn có và sẽ có tại cơ sở. Điều này dẫn đến sự thành công cao trong hoạt động.
Lợi dụng thế mạnh tại đơn vị để phát huy, dựa vào đó để thiết kế các hoạt động chủ đạo, tạo tính cao trào trong hoạt động. Nhất là phát huy thế mạnh của các ban ngành đoàn thể cùng tham gia các hoạt động, tạo sức mạnh về vật chất lẫn tinh thần trong hoạt động.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GDNGLL:
1/ Phát thảo một thiết kế hoạt động:
- Dựa trên mục đích, yêu cầu, nội dung, chủ đề của hoạt động, từ đó phát thảo một hoạt động mang tính chi tiết, cụ thể trong từng mảng chủ đề hoạt động.
Bố trí, sắp xếp các hoạt động theo trình tự hợp lý, khoa học phù hợp với trình tự hợp lý, khoa học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng.
Khi thiết kế kết hợp với các loại hình nghệ thuật, kết hợp nhiều hình thức hoạt động trong cùng một nội dung gây thu hút các em tham gia.
2/ Tham khảo các đối tượng có liên quan: ( tư vấn)
Yêu cầu phải tham khảo ở các đối tượng: Học sinh, ban giám hiệu, GVBM về các mặt hoạt động.
Có thể tham gia ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực tạo nên hoạt động phong phú, chất lượng và hiệu quả, hấp dẫn và phù hợp với mọi đối tượng.
3/ Hoàn thiện thiết kế, phân công trách nhiệm:
Sau khi xin ý kiến đóng góp thì tiến hành phân công nhiệm vụ đến từng đối tượng có liên quan đến hoạt động.
Phân công phải chi tiết, tỉ mỷ, rành rọt làm sao cho người được phân công hiểu nhiệm vụ của mình đồng thời phải phối hợp với các đối tượng khác trong chuỗi hoạt động. Việc này liên quan trực tiếp đến thành công.
4/ Tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động:
Đây là việc làm quan trọng để cho mọi người biết về nội dung hoạt động với các hình thức tuyên truyền sau:
+ Gián tiếp: Bảng tin, văn bản, qua người khác. . .
+ Trực tiếp: Qua hệ thống loa truyền thanh, tổ chức cuộc họp.
- Kiểm tra đôn đốc các đối tượng liên quan trong hoạt động, tránh tình trạng đến khi thực hiện lại thiếu sót ảnh hưởng đến kết quả hoạt động.
5/ Triển khai hoạt động theo thiết kế:
Là việc thực hiện nội dung, chương trình của hoạt động, là sự phối hợp nhịp nhàng các hoạt động nhỏ tạo thành hoạt động lớn.
Nên tập, chạy và duyệt chương trình.
6/ Đánh giá hoạt động:
Khi kết thúc cần đánh giá, rút kinh nghiệm xem mức độ hoàn thành; nội dung và hình thức đã phù hợp chưa; Khâu tổ chức, phục vụ. . . để làm bài học kinh nghiệm cho hoạt động sau.
Phải có sự ghi chép và lưu lại những ý kiến đóng góp để giúp ích cho bản thân và cho hoạt động sau.
BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG
DẪN CHƯƠNG TRÌNH
TRONG TIẾT HĐGDNGLL
MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ
Nhằm nâng cao vai trò của học sinh trong tiết hoạt động GDNGLL.
Bồi dưỡng các kỹ năng trong việc thực hiện các nội dung, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
KHÁI NI?M CO B?N
V? DẪN CHƯƠNG TRÌNH
Là kỹ năng mà HS dùng khả năng giao tiếp và kiến thức của mình để tiếp cận với các đối tượng. DCT tốt sẽ giúp HS chủ động hơn trong việc triển khai các nội dung hoạt động khi tiếp cận và giúp đỡ các bạn, tạo người nghe hiểu đúng và hiểu nhanh các kiến thức.
MỘT VÀI YÊU CẦU ĐỐI VỚI HS KHI DẪN CHƯƠNG TRÌNH
1/ Nhìn đối diện với các bạn.
2/ Tạo tư thế đứng thoải mái, vững vàng.
3/ Nét mặt, cử điệu tay và di chuyển.
4/ Giọng nói và lời lẽ.
KỸ NĂNG KHÔNG LỜI
Giữa giao lưu bằng mắt trong lúc nói. Không nên chỉ tập trung để mắt nhìn vào một nhóm người nào đó.
Di chuyển quanh phòng nhưng không gây mất tập trung cho lôùp. Tránh đứng ở những chỗ làm cho người tham gia khó thấy.
Thể hiện thái độ đang lắng nghe người tham gia nói bằng cách gật đầu, cười…
Đứng trước lôùp không nên ngồi - đặc biệt là lúc bắt đầu thöïc hieän.
Điều quan trọng là cần tỏ ra tự tin, thoải mái và đồng thời thẳng thắn.
KỸ NĂNG CÓ LỜI (tt)
Đừng nên tự trả lời tất cả câu hỏi của người tham gia. Người tham gia có thể trả lời câu hỏi của những người khác trong lôùp. Nên nói “Có ai trong lôùp có thể trả lời được câu hỏi này không?”
Làm rõ ý của người tham gia bằng cách sử dụng từ ngữ của mình. Chúng ta có thể kiểm tra xem ta có hiểu đúng ý của họ muốn nói hay không.
KỸ NĂNG CÓ LỜI (tt)
Tóm tắt các ý kiến thảo luận. Cần giúp mọi người hiểu và đi đúng hướng mà bạn mong muốn. Xem có ý kiến nào không đồng ý và đưa ra kết luận.
Củng cố các ý kiến bằng cách chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. DCT có thể nói “Điều này nhắc tôi nhớ đến một điều đã xảy ra năm ngoái….”
BÀI TRÍ PHÒNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH
MÀN HÌNH
BÀN
ĐỂ
DỤNG
CỤ
THƯ
KÝ
TÊN HOẠT ĐỘNG
DẪN CHƯƠNG TRÌNH
NGƯỜI THAM DỰ
TIẾN TRÌNH DẪN CHƯƠNG TRÌNH
A. CHUẨN BỊ DẪN CHƯƠNG TRÌNH
B. TRONG KHI DẪN CHƯƠNG TRÌNH.
C. SAU KHI DẪN CHƯƠNG TRÌNH.
A. CHUẨN BỊ DẪN CHƯƠNG TRÌNH
1/ CHUẨN BỊ CHO BẢN THÂN MÌNH:
Nội dung của buổi dẫn chương trình đó là gì?.
Mình sẽ thực hiện chủ đề đó như thế nào?
Mình có tự tin về chủ đề đó hay không?
Chủ đề đó mình có hứng thú hay không?
A. CHUẨN BỊ DẪN CHƯƠNG TRÌNH
2/ PHẢI HIỂU VỀ NGƯỜI DỰ:
Có bao nhiêu người tham dự.
- DCT có hiểu về người dự không?
A. CHUẨN BỊ DẪN CHƯƠNG TRÌNH
3/ CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
Các tài liệu viết sẵn.
Các trò chơi sao cho phù hợp.
Sắp xếp địa điểm, chổ ngồi.
Bàn, ghế đủ chưa?
Cách sắp xếp chổ ngồi có tạo điều kiện cho các bạn tham gia không?
Trước khi trình bày
Trạng thái hồi hộp và lo lắng trước khi trình bày là điều tự nhiên.
Nên tới nơi trước khoảng 10 phút để làm quen với địa điểm
Thư giãn một chút trước khi trình bày
Thở sâu nhiều lần trước khi bắt đầu
B. TRONG KHI DẪN CHƯƠNG TRÌNH
1/ Tạo một bầu không khí thân thiện:
Bảo đảm giới thiệu một cách thích hợp.
Xây dựng nguyên tắc làm việc.
Tạo lớp học sinh động và vui.
Bản thân tự nhiên và bình tĩnh.
Có sự sáng tạo.
Quan tâm, chú ý tới các bạn.
B. TRONG KHI DẪN CHƯƠNG TRÌNH
2/ Hãy lắng nghe một cách tích cực:
Bản thân quên đi những chuyện riêng.
Không phê phán người nói,
Không cắt ngang.
Hãy tập trung.
Hỏi lại nếu nghe người nói không rõ hoặc mình không hiểu.
B. TRONG KHI DẪN CHƯƠNG TRÌNH
3/ Khuyến khích sự tham gia của các bạn:
Quan sát thường xuyên và hỗ trợ khi cần thiết.
Hỏi những câu hỏi khích lệ, sử dụng ngôn từ , điệu bộ thích hợp.
Tạo bầu không khí vui tươi.
Cho ý kiến của mình khi thấy cần thiết.
Sử dụng những giáo cụ trực quan.
Tôn trọng ý kiến và lắng nghe ý kiến phản hồi
Giao việc cho những bạn hay hói.
B. TRONG KHI DẪN CHƯƠNG TRÌNH
4/ Chú ý về mặt thời gian:
Cố gắng không nên để thời gian chết.
Luôn định trước thời gian từng phần.
Hãy tập trung thực hiện đúng chủ đề.
Tổng kết, kết luận kịp thời..
Thường xuyên nhắc nhỡ những bạn phá rối.
Không nên đặt bạn vào tình huống khó xử.
C. SAU KHI DẪN CHƯƠNG TRÌNH
1/ Đánh giá lại buổi hoạt động:
Ghi chép lại các vấn đề để rút kinh nghiệm cho lần sau ( có thêm bớt gì không?).
Ghi chép lại những gì có liên quan đến phương pháp đang sử dụng.
2/ Đánh giá về người tham dự:
Mọi người tham gia có theo kịp không?
Ghi lại những đối tượng cá biệt trong lớp.
3/ Xây dựng kế hoạch cho hoạt động tiếp theo.
CHÚC LỚP TẬP HUẤN THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP BỘ MÔN HĐGDNGLL Ở
CẤP THCS VÀ THPT
LX, ngày 17/ 7/ 2010
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO AN GIANG
BÁO CÁO
PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CÁC MÔ HÌNH SINH HOẠT TẬP THỂ TRONG HĐGDNGLL
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO AN GIANG
I. KHÁI NIỆM VỀ THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT TẬP THỂ:
Là làm việc có kế hoạch: Làm những gì? Làm như thế nào? Làm cho ai?
Mỗi hoạt động cần xác định: Nội dung, hình thức, thời gian, địa điểm.
Các yếu tố mang tính phục vụ sao cho phù hợp và đảm bảo tính chính xác, khoa học.
Hiểu thiết kế là sự lựa chọn trước về nội dung, hình thức và cách bố trí theo một trình tự nhất định để tạo ra một mô hình hoạt động.
II. YÊU CẦU CỦA MỘT BẢN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG:
1/ Đảm bảo tính giáo dục:
- GD theo đúng mục đích và mục tiêu của GD các em theo 5 điều Bác Hồ dạy bằng các mặt giáo dục: Đạo đức, học tập, lao động, sức khoẻ và thẩm mỹ.
- Xem nội dung thiết kế của mình đạt được những nội dung nào? Đây là nguyên tắc cơ bản mang tính định hướng.
Thực chất của việc tổ chức hoạt động sinh hoạt tập thể là nhằm giáo dục nhân cách cho học sinh, nhân cách này được hình thành trong quá trình hoạt động và được đánh giá trong hoạt động.
Yêu cầu đối với giáo viên là phải tự nghiên cứu , tìm hiểu, tham khảo và phải có sự sáng tạo sao cho phù hợp để hoạt động GDNGLL mang ý nghĩa giáo dục thiết thực để từ đó hình thành nhân cách học sinh.
2/ Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và nhu cầu của học sinh:
Đây là yếu tố để hoạt động giáo dục NGLL mang tính hấp dẫn và sôi nổi, thu hút các em tham gia nhằm mang lại hiệu quả cao.
Chú ý phân chia các hoạt động theo từng nhóm và từng đối tượng cụ thể tuỳ theo năng khiếu, vừa sức và công bằng.
Đáp ứng nhu cầu cơ bản của học sinh: Hiểu các em cần gì? Thích hoạt động nào? Hình thức nào? Cách tổ chức ra sao? . . .
( Liên hệ Quyền tham gia của trẻ em)
3/ Phù hợp với văn hóa vùng miền:
Tình hình nước ta gồm nhiều dân tộc rãi rác ở các tỉnh thành với các vùng đất khác nhau, phong tục tập quán khác nhau. Khi thiết kế hoạt động, giáo viên phải thiết kế sao cho phù hợp để phát huy thế mạnh và thu hút được nhiều người tham gia ( phạm vi rộng).
Cần tìm hiểu về địa danh và truyền thống lịch sử của dân tộc và từ đó đưa nội dung hoạt động để ôn lại truyền thống và lịch sử vùng đất đó.
4/ Phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ sở, đơn vị:
Đặc trưng của từng đơn vị là không giống nhau, tranh thủ về thế mạnh của mỗi đơn vị và khi thiết kế biết phát huy tối đa thế mạnh đó đồng thời từng bước khắc phục những hạn chế tại đơn vị của mình chưa thực hiện được.
Trình độ của học sinh ở các nơi khác nhau, khi thiết kế phải xuất phát từ các em, không nên đề ra yêu cầu quá cao so với thực tế dẫn đến học sinh khó thực hiện, gây nhàm chán và kết quả công việc không thực hiện được.
5/ Học sinh đều được tham gia các hoạt động:
Trong hoạt động, đối tượng chủ yếu là các em, khi thiết kế hoạt động phải xây dựng cụ thể các mảng hoạt động trong đó tất cả học sinh đều tham gia, không nên tập trung vào một nhóm học sinh cho tất cả các hoạt động, điều này dẫn đến sự không công bằng.
Trong thiết kế cần có hoạt động chung để tạo nên không khí sôi nổi, vui tươi, tạo không khí phấn khởi, phát huy sức mạnh tập thể.
6/ Thiết kế hoạt động phải mang hình ảnh của tập thể:
Hoạt động GDNGLL cũng là hoạt động của thiếu nhi, phù hợp tâm sinh lý của các em: Vừa kết hợp giáo dục với hoạt động vui chơi lành mạnh để thỏa mãn nhu cầu các em, có như thế mới thu hút các em tham gia.
7/ Đảm bảo các nguyên tắc hoạt động của giáo dục:
- Là nguyên tắc tự nguyện, tự quản có sự hướng dẫn của giáo viên trong bất kì hoạt động nào.
+ Khi thiết kế hoạt động phải có học sinh tham gia.
+ Có học sinh cùng tham gia thiết kế hoạt động (đại diện của nhóm, tổ, lớp).
+ Thiết kế đảm bảo nguyên tắc hoạt động, phù hợp trình độ, tâm sinh lý của học sinh vì đó là thiết kế dành cho các em. Điều này sẽ mang lại thành công rất lớn, tạo sự lan rộng trong cả tập thể học sinh và sự ủng hộ của phụ huynh học sinh.
8/ Sắp xếp chương trình, bố trí các mảng hoạt động hợp lý, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em:
- Nắm được những vấn đề cơ bản về thể chất và tinh thần của các em.
Thường xuyên thay đổi các hình thức hoạt động trong từng nội dung để tránh sự nhàm chán ở các em nếu không các em sẽ không tham gia.
Hình thức hoạt động phải thường xuyên có giải pháp làm thay đổi trạng thái của các em: Vui, buồn, ngồi, đứng, giao lưu, động não. . . để tập trung sự chú ý của các em tham gia.
III. CÁC YẾU TỐ ĐỂ HÌNH THÀNH, XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGLL:
1/ Căn cứ vào kế hoạch chương trình giảng dạy bộ môn và nhiệm vụ năm học của nhà trường:
2/ Nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung chủ đề:
- Dựa vào đó mà thiết kế các mảng hoạt động phù hợp với chủ đề.
- Các hoạt động phải đúng với chủ đề, tập trung vào chủ đề mới có ý nghĩa giáo dục học sinh.
Cần khắc sâu hoạt động đáng nhớ bằng cao trào để khi hoạt động xong thì các em nhớ lâu về mục đích hoạt động.
VD: Kết thúc hoạt động bằng một bài hát dân ca, đố vui hay trò chơi liên hệ với chủ đề.
3/ Dựa vào nhu cầu và trình độ đối tượng học sinh:
Như đã nói trên, đối tượng học sinh tuỳ theo vùng miền mà có sự khác nhau, khi thiết kế trong cùng hoạt động phải thiết kế sao cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của đối tượng tại đơn vị. Tránh trường hợp đề ra yêu cầu hoạt động quá cao hoặc quá thấp làm cho các em dễ nhàm chán hoặc quá sức đối với các em.
4/ Dựa vào điều kiện thực tế ở cơ sở:
Mỗi đơn vị có điều kiện khác nhau về: cơ sở vật chất, địa điểm, phương tiện, thời gian . . . Khi thiết kế phải phù hợp với điều kiện vốn có và sẽ có tại cơ sở. Điều này dẫn đến sự thành công cao trong hoạt động.
Lợi dụng thế mạnh tại đơn vị để phát huy, dựa vào đó để thiết kế các hoạt động chủ đạo, tạo tính cao trào trong hoạt động. Nhất là phát huy thế mạnh của các ban ngành đoàn thể cùng tham gia các hoạt động, tạo sức mạnh về vật chất lẫn tinh thần trong hoạt động.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GDNGLL:
1/ Phát thảo một thiết kế hoạt động:
- Dựa trên mục đích, yêu cầu, nội dung, chủ đề của hoạt động, từ đó phát thảo một hoạt động mang tính chi tiết, cụ thể trong từng mảng chủ đề hoạt động.
Bố trí, sắp xếp các hoạt động theo trình tự hợp lý, khoa học phù hợp với trình tự hợp lý, khoa học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng.
Khi thiết kế kết hợp với các loại hình nghệ thuật, kết hợp nhiều hình thức hoạt động trong cùng một nội dung gây thu hút các em tham gia.
2/ Tham khảo các đối tượng có liên quan: ( tư vấn)
Yêu cầu phải tham khảo ở các đối tượng: Học sinh, ban giám hiệu, GVBM về các mặt hoạt động.
Có thể tham gia ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực tạo nên hoạt động phong phú, chất lượng và hiệu quả, hấp dẫn và phù hợp với mọi đối tượng.
3/ Hoàn thiện thiết kế, phân công trách nhiệm:
Sau khi xin ý kiến đóng góp thì tiến hành phân công nhiệm vụ đến từng đối tượng có liên quan đến hoạt động.
Phân công phải chi tiết, tỉ mỷ, rành rọt làm sao cho người được phân công hiểu nhiệm vụ của mình đồng thời phải phối hợp với các đối tượng khác trong chuỗi hoạt động. Việc này liên quan trực tiếp đến thành công.
4/ Tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động:
Đây là việc làm quan trọng để cho mọi người biết về nội dung hoạt động với các hình thức tuyên truyền sau:
+ Gián tiếp: Bảng tin, văn bản, qua người khác. . .
+ Trực tiếp: Qua hệ thống loa truyền thanh, tổ chức cuộc họp.
- Kiểm tra đôn đốc các đối tượng liên quan trong hoạt động, tránh tình trạng đến khi thực hiện lại thiếu sót ảnh hưởng đến kết quả hoạt động.
5/ Triển khai hoạt động theo thiết kế:
Là việc thực hiện nội dung, chương trình của hoạt động, là sự phối hợp nhịp nhàng các hoạt động nhỏ tạo thành hoạt động lớn.
Nên tập, chạy và duyệt chương trình.
6/ Đánh giá hoạt động:
Khi kết thúc cần đánh giá, rút kinh nghiệm xem mức độ hoàn thành; nội dung và hình thức đã phù hợp chưa; Khâu tổ chức, phục vụ. . . để làm bài học kinh nghiệm cho hoạt động sau.
Phải có sự ghi chép và lưu lại những ý kiến đóng góp để giúp ích cho bản thân và cho hoạt động sau.
BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG
DẪN CHƯƠNG TRÌNH
TRONG TIẾT HĐGDNGLL
MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ
Nhằm nâng cao vai trò của học sinh trong tiết hoạt động GDNGLL.
Bồi dưỡng các kỹ năng trong việc thực hiện các nội dung, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
KHÁI NI?M CO B?N
V? DẪN CHƯƠNG TRÌNH
Là kỹ năng mà HS dùng khả năng giao tiếp và kiến thức của mình để tiếp cận với các đối tượng. DCT tốt sẽ giúp HS chủ động hơn trong việc triển khai các nội dung hoạt động khi tiếp cận và giúp đỡ các bạn, tạo người nghe hiểu đúng và hiểu nhanh các kiến thức.
MỘT VÀI YÊU CẦU ĐỐI VỚI HS KHI DẪN CHƯƠNG TRÌNH
1/ Nhìn đối diện với các bạn.
2/ Tạo tư thế đứng thoải mái, vững vàng.
3/ Nét mặt, cử điệu tay và di chuyển.
4/ Giọng nói và lời lẽ.
KỸ NĂNG KHÔNG LỜI
Giữa giao lưu bằng mắt trong lúc nói. Không nên chỉ tập trung để mắt nhìn vào một nhóm người nào đó.
Di chuyển quanh phòng nhưng không gây mất tập trung cho lôùp. Tránh đứng ở những chỗ làm cho người tham gia khó thấy.
Thể hiện thái độ đang lắng nghe người tham gia nói bằng cách gật đầu, cười…
Đứng trước lôùp không nên ngồi - đặc biệt là lúc bắt đầu thöïc hieän.
Điều quan trọng là cần tỏ ra tự tin, thoải mái và đồng thời thẳng thắn.
KỸ NĂNG CÓ LỜI (tt)
Đừng nên tự trả lời tất cả câu hỏi của người tham gia. Người tham gia có thể trả lời câu hỏi của những người khác trong lôùp. Nên nói “Có ai trong lôùp có thể trả lời được câu hỏi này không?”
Làm rõ ý của người tham gia bằng cách sử dụng từ ngữ của mình. Chúng ta có thể kiểm tra xem ta có hiểu đúng ý của họ muốn nói hay không.
KỸ NĂNG CÓ LỜI (tt)
Tóm tắt các ý kiến thảo luận. Cần giúp mọi người hiểu và đi đúng hướng mà bạn mong muốn. Xem có ý kiến nào không đồng ý và đưa ra kết luận.
Củng cố các ý kiến bằng cách chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. DCT có thể nói “Điều này nhắc tôi nhớ đến một điều đã xảy ra năm ngoái….”
BÀI TRÍ PHÒNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH
MÀN HÌNH
BÀN
ĐỂ
DỤNG
CỤ
THƯ
KÝ
TÊN HOẠT ĐỘNG
DẪN CHƯƠNG TRÌNH
NGƯỜI THAM DỰ
TIẾN TRÌNH DẪN CHƯƠNG TRÌNH
A. CHUẨN BỊ DẪN CHƯƠNG TRÌNH
B. TRONG KHI DẪN CHƯƠNG TRÌNH.
C. SAU KHI DẪN CHƯƠNG TRÌNH.
A. CHUẨN BỊ DẪN CHƯƠNG TRÌNH
1/ CHUẨN BỊ CHO BẢN THÂN MÌNH:
Nội dung của buổi dẫn chương trình đó là gì?.
Mình sẽ thực hiện chủ đề đó như thế nào?
Mình có tự tin về chủ đề đó hay không?
Chủ đề đó mình có hứng thú hay không?
A. CHUẨN BỊ DẪN CHƯƠNG TRÌNH
2/ PHẢI HIỂU VỀ NGƯỜI DỰ:
Có bao nhiêu người tham dự.
- DCT có hiểu về người dự không?
A. CHUẨN BỊ DẪN CHƯƠNG TRÌNH
3/ CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
Các tài liệu viết sẵn.
Các trò chơi sao cho phù hợp.
Sắp xếp địa điểm, chổ ngồi.
Bàn, ghế đủ chưa?
Cách sắp xếp chổ ngồi có tạo điều kiện cho các bạn tham gia không?
Trước khi trình bày
Trạng thái hồi hộp và lo lắng trước khi trình bày là điều tự nhiên.
Nên tới nơi trước khoảng 10 phút để làm quen với địa điểm
Thư giãn một chút trước khi trình bày
Thở sâu nhiều lần trước khi bắt đầu
B. TRONG KHI DẪN CHƯƠNG TRÌNH
1/ Tạo một bầu không khí thân thiện:
Bảo đảm giới thiệu một cách thích hợp.
Xây dựng nguyên tắc làm việc.
Tạo lớp học sinh động và vui.
Bản thân tự nhiên và bình tĩnh.
Có sự sáng tạo.
Quan tâm, chú ý tới các bạn.
B. TRONG KHI DẪN CHƯƠNG TRÌNH
2/ Hãy lắng nghe một cách tích cực:
Bản thân quên đi những chuyện riêng.
Không phê phán người nói,
Không cắt ngang.
Hãy tập trung.
Hỏi lại nếu nghe người nói không rõ hoặc mình không hiểu.
B. TRONG KHI DẪN CHƯƠNG TRÌNH
3/ Khuyến khích sự tham gia của các bạn:
Quan sát thường xuyên và hỗ trợ khi cần thiết.
Hỏi những câu hỏi khích lệ, sử dụng ngôn từ , điệu bộ thích hợp.
Tạo bầu không khí vui tươi.
Cho ý kiến của mình khi thấy cần thiết.
Sử dụng những giáo cụ trực quan.
Tôn trọng ý kiến và lắng nghe ý kiến phản hồi
Giao việc cho những bạn hay hói.
B. TRONG KHI DẪN CHƯƠNG TRÌNH
4/ Chú ý về mặt thời gian:
Cố gắng không nên để thời gian chết.
Luôn định trước thời gian từng phần.
Hãy tập trung thực hiện đúng chủ đề.
Tổng kết, kết luận kịp thời..
Thường xuyên nhắc nhỡ những bạn phá rối.
Không nên đặt bạn vào tình huống khó xử.
C. SAU KHI DẪN CHƯƠNG TRÌNH
1/ Đánh giá lại buổi hoạt động:
Ghi chép lại các vấn đề để rút kinh nghiệm cho lần sau ( có thêm bớt gì không?).
Ghi chép lại những gì có liên quan đến phương pháp đang sử dụng.
2/ Đánh giá về người tham dự:
Mọi người tham gia có theo kịp không?
Ghi lại những đối tượng cá biệt trong lớp.
3/ Xây dựng kế hoạch cho hoạt động tiếp theo.
CHÚC LỚP TẬP HUẤN THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Phước Vinh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)