Hoạt động hoc MN

Chia sẻ bởi Phạm Thị Tuyết | Ngày 03/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: hoạt động hoc MN thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Tổ chức giờ học cho trẻ trong trường mầm non

Giảng viên: TS. Trần Lan Hương
Trợ giảng: Ths. Nguyễn Thị Thư

Hà Nội 4 – 7 tháng 10 năm 2011
MỤC TIÊU KHÓA HỌC
1. Kiến thức
Hiểu rõ về hình thức cũng như phương pháp dạy học nói chung và đặc thù của từng môn học
2. Kỹ năng
Có khả năng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện giờ học cho trẻ nhỏ nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục và phát huy tính tích cực của trẻ
3. Thái độ
Tích cực tham gia các hoạt động tập huấn.
Tự tin có khả năng thực hiện tốt hình thức học tập cho trẻ.
NỘI DUNG
1. Những vấn đề chung trong việc tổ chức các giờ học trong thực hiện chương trình GDMN.
Nhiệm vụ của giờ học.
Đặc điểm học của trẻ nhỏ.
Tổ chức giờ học
+ Lựa chọn nội dung
+ Hình thức tổ chức
+ Phương pháp dạy học
2. Đánh giá thực trạng việc tố chức các giờ học hiện nay ở đia phương.
3. Luyện tập kỹ năng xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện giờ học cho trẻ nhỏ nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục và phát huy tính tích cực của trẻ.
Khám phá khoa học
Làm quen với các khái niệm sơ đẳng về toán
Thể dục
Kể chuyện
Tạo hình
Âm nhạc
4. Dự giờ tại trường MN Hoa Thủy Tiên
PHƯƠNG PHÁP
Nêu và giải quyết vấn đề
Động não
Thảo luận
Thực hành
Trình bày nhóm
Nội dung 1
Những vấn đề chung trong việc tổ chức các giờ học trong thực hiện chương trình GDMN
Hoạt động 1

Thảo luận nhóm về thực trạng việc tổ chức các giờ học tại các địa phương hiện nay.
Trình bày của các nhóm và thảo luận chung.
Giảng viên phân tích và bổ sung.
Các nhiệm vụ giáo dục của giờ học
MỤC TIÊU DẠY HỌC
Hình thành cho trẻ một khối lượng kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục
MỤC TIÊU GIÁO DỤC
- Hình thành quan điểm, nhân cách của trẻ:
Sự ham muốn khám phá cái mới, tích cực tham gia vào các hoạt động
Thể hiện sự hứng thú khi đạt kết quả phù hợp với yêu cầu
Khả năng tập trung ý chí, sửa sai khi bị thất bại
Trải nghiệm sự tự hào, sung sướng khi đạt được kết quả
Sẵn sàng tiếp các nhiệm vụ học tập mới
- Giáo dục cho trẻ sự chuẩn bị sẵn sàng về mặt đạo đức- ý chí đối với hoạt động học tập :
Khả năng thực hiện các hoạt động trí não lâu dài khi tiếp nhận nội dung bài học
Sự cố gắng vượt các khó khăn nảy sinh
Các nhiệm vụ giáo dục của giờ học ( tiếp)
Tinh thần trách nhiệm với công việc (thực hiện ngay, thực hiện đến cùng công việc được giao)
Tính tự lực (tự làm, tự phục vụ bản thân, không chờ đợi sự chỉ bảo giúp đỡ của người khác…)
Tính tổ chức (tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của mình so với yêu cầu đặt ra…)
- Giáo dục thái độ tôn trọng đối với người lớn, mà trước hết là đối với cô giáo : sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện các nhiệm vụ, có được các thói quen trong văn hoá giao tiếp.
-Giáo dục sự sẵn sàng cùng hoạt động với các bạn (thảo luận, biết lắng nghe, chấp nhận sự phân công của nhóm, chờ đợi đến lượt,...)

Đặc điểm học của trẻ nhỏ.

- Trẻ là những người học tự nhiên và tích cực, chúng thích:
Quan sát
Thử nghiệm
Tưởng tượng
Khám phá
Điều tra
Thu thập thông tin
Chia sẻ kiến thức.
- Trẻ sẵn sàng học khi chúng có thể khởi xướng nhiều sự tương tác với môi trường và con người xung quanh chúng.
Tổ chức giờ học
1. Lựa chọn nội dung

Từng nội dung phải có mục đích rõ ràng
Nội dung phải phù hợp với mức độ nhận thức về kinh nghiệm của trẻ, phải có sự đa dạng và tăng dần độ khó
Mỗi nội dung đưa ra phải được khai thác hết các khía cạnh
Tổ chức giờ học (tt)
2. Hình thức tổ chức

Sắp xếp lớp học phải thoáng, tận dụng hết diện tích, đủ rộng để trẻ dễ hoạt động, đủ gần để tránh sự phân tán của trẻ
Cô giáo ngồi ngang tầm mắt trẻ
Xếp các cháu tích cực và nhút nhát xem kẽ nhau
Không nên lạm dụng cho trẻ ngồi dưới đất trong các giờ học
Xen kẽ hợp lý giữa các hoạt động động và tĩnh
Tổ chức giờ học (tt)
3. Phương pháp dạy học
1)Phương pháp trò chơi
2) Sử dụng lời nói
3) Làm mẫu
4) Khích lệ, khen ngợi và giúp đỡ
5) Lắng nghe
6) Đặt câu hỏi
7) Gợi ý
8) Sử dụng minh họa
9) Sử dụng đồ dùng, đồ chơi, vật mẫu
Phương pháp dạy học
1)Phương pháp trò chơi

Trò chơi làm cho giờ học hấp dẫn.
Các tình huống chơi giúp trẻ không bị nhàm chán.
Việc nâng cao hiệu ứng tình cảm sẽ tạo được khả năng hoàn thành công việc với chất lượng cao.
Vị trí và khối lượng các thủ thuật trò chơi trong giờ học phụ thuộc vào độ tuổi của nhóm trẻ và mức độ hình thành kinh nghiệm học tập của chúng.
Phương pháp dạy học
2) Sử dụng lời nói
Bài dạy ngắn gọn và đơn giản bao gồm nhiều nhất là việc giải thích về đối tượng và cách thực hiện.
Cô giáo cần quan sát xem trẻ có quan tâm đến đối tượng cô nói không, quan tâm như thế nào, trong bao nhiêu lâu, trẻ nào tỏ ra không hào hứng với đề nghị của cô.
Giáo viên không nên nói quá nhiều. Trẻ cần có thời gian tĩnh để quan sát, suy nghĩ và trả lời.
Trong mô tả, ngôn ngữ của giáo viên phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác, lưu loát để tập trung vào những nội dung cần thiết.
Chú ý ở mỗi bài nên thêm một vài từ mới và định hướng cho trẻ chú ý.
Phương pháp dạy học
3) Làm mẫu
Khi làm mẫu cô giáo tránh nói nhiều, lời giải thích phải rõ, ngắn, dễ hiểu. Trẻ phải có hứng thú quan sát và im lặng tập trung. Động tác của cô cần từ tốn, rõ ràng đối với cả lớp
Không nên để trẻ làm mẫu nhiều, mất nhiều thời gian và không có nhiều ý nghĩa với hiệu quả hoạt động của trẻ khác.
Khi làm mẫu dài, cô dùng thêm lời nói để cuốn hút sự chú ý của trẻ (đặt câu hỏi, tăng cường biểu cảm) tránh để trẻ ngồi thụ động lâu
Tốc độ lời nói vừa phải, không vội, không lấy thước đo bằng khối lượng kiến thức cô nói.
Phương pháp dạy học
4) Khích lệ, khen ngợi và giúp đỡ
Khích lệ :Sự khích lệ phải tập trung vào cách mà trẻ đang làm một công việc cụ thể. Thời điểm tốt nhất để khích lệ là khi trẻ và người lớn ở một mình ( không nên ở trong một nhóm đông vì những lời nói của người lớn sẽ làm trẻ lúng túng trước những đứa trẻ khác). Không nên so sánh trẻ này với trẻ khác trong hoạt động.

Khen ngợi
Khen ngợi trẻ một cách công bằng. Thường giáo viên có xu hướng chỉ khen ngợi những đứa trẻ mà họ cho là những trẻ giỏi.
Chỉ nên khen ngợi những thành công mới hay nỗ lực hết mình của trẻ. Khen ngợi trẻ trong những việc ít cần cố gắng sẽ làm trẻ ít cố gắng hơn trong những việc khó.
4) Khích lệ, khen ngợi và giúp đỡ (tt)
Một số cách đơn giản khích lệ và giúp đỡ trẻ :
- Đưa đồ chơi đến gần trẻ hơn
- Ngồi gần trẻ hơn
- Đưa tay ra để đề nghị giúp đỡ
- Đi tìm một dụng cụ hay vật dụng đặc biệt để làm phong phú thêm cho cách chơi của trẻ
- Lấy giúp trẻ một đồ chơi ngoài tầm với của chúng
- Ngồi cạnh trẻ để sẵn sàng trợ giúp khi cần
- Mỉm cười đúng lúc
- Hỏi xem trẻ có cần giúp đỡ không
- Giúp đỡ phù hợp với mức độ khó mà trẻ gặp phải.
- Khuyến khích trẻ giúp đỡ nhau bằng cách đưa ra những hình mẫu giúp đỡ và nhận xét tốt về những hành động giúp đỡ của trẻ.
 
Phương pháp dạy học
5) Lắng nghe
Khi giáo viên lắng nghe trẻ nói cũng đồng thời là họ đã chuyển đến trẻ một thông điệp là cô giáo chấp nhận trẻ và tôn trọng những ý kiến của chúng. Cô giáo cần:
* Dành thời gian lắng nghe trẻ.
* Cố gắng ngẫm nghĩ kỹ về những điều trẻ nói.
* Chờ một vài giây trước khi đáp lại để trẻ nhận ra rằng những nhận xét của chúng được tiếp nhận một cách nghiêm túc
* Đáp lại những ý kiến của trẻ một cách cẩn trọng.
Phương pháp dạy học
6) Đặt câu hỏi
a) Câu hỏi mở là câu hỏi tư duy. Có thể có nhiều câu trả lời cho một câu hỏi mở.
Ví dụ minh họa:
- Loại câu hỏi chia sẻ những giả định và hiểu biết: “Con nghĩ nó hoạt động như thế nào?; Tại sao?; làm thế nào chúng ta có thể tìm thêm thông tin về nó?”
- Loại câu hỏi chia sẻ cảm xúc: “Con cảm thấy như thế nào khi bạn hất tung khối xếp hình của con?”
- Loại câu hỏi chia sẻ những tưởng tượng và gợi suy nghĩ: “Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu ....?; Làm thế nào chúng ta có thể kết thúc câu chuyện này một cách khác đi?”

b)Câu hỏi đóng là câu hỏi hạn chế những lựa chọn để trả lời câu hỏi. Những câu hỏi đóng thường chỉ yêu cầu một câu trả lời ngắn nên chúng được sử dụng để yêu cầu trẻ nhớ lại những gì chúng đã được dạy hoặc đã được trải nghiệm.
Một số ví dụ:
- Câu hỏi để nhớ lại những sự vật, hiện tượng: ‘Tên con mèo nhà con là gì? Con có anh trai không? Các con có thích không?”
- Câu hỏi để nhớ lại những trải nghiệm:”Vị khách ngày hôm qua của chúng ta tên là gì? “










6) Đặt câu hỏi (tt)
c) Mục đích đặt câu hỏi
Hướng sự chú ý đến một vấn đề, sự kiện hoặc hiện tượng cụ thể
Kích thích sự hứng thú và tò mò về những sự kiện, thông tin hay cảm xúc
Giúp trẻ ngẫm nghĩ về những thông tin, cảm xúc hay sự kiện
Giúp trẻ tham gia tích cực vào quá trình học qua thảo luận
Khuyến khích trẻ tự hỏi bản thân, người khác và những người trong môi trường xã hội và tự nhiên của họ
Thu hút trẻ sử dụng đa dạng các khả năng nhận thức
d) Phương pháp đặt câu hỏi
Sử dụng những câu hỏi ngắn.
Hỏi từng câu hỏi một.
Hướng những câu hỏi vào chỉ một nhiệm vụ, suy nghĩ hay sự kiện.
Hỏi những câu hỏi theo thứ tự lôgíc.
Hỏi những câu hỏi nhằm thu được những thông tin hay ý kiến từ trẻ. Cho trẻ thời gian để trả lời câu hỏi.
Phản hồi lại những câu trả lời của trẻ bằng sự hứng thú và thân thiện.

6) Đặt câu hỏi (tt)

Một số lưu ý cần tránh khi đặt câu hỏi
Tránh dùng nhiều câu hỏi chỉ yêu cầu trả lời “có” hoặc “không”.
Hạn chế số lượng câu hỏi cả nhóm.
Lặp đi lặp lại câu hỏi cho đến khi trẻ trả lời
Lặp lại câu trả lời của trẻ.
Tự trả lời các câu hỏi do mình đặt ra.
Khuyến khích những câu trả lời đồng thanh (nhiều người cùng trả lời).
Phương pháp dạy học
7) Gợi ý
Trẻ càng nhỏ chúng càng cần những lời gợi ý cụ thể và trực tiếp
Tránh làm nhiễu trẻ bằng nhiều lời gợi ý một lúc
Cho trẻ thời gian để thử những gợi ý này bằng thực nghiệm
Chấp nhận việc trẻ có thể không làm theo những lời gợi ý của cô giáo.
Hãy đưa ra những lời gợi ý mang tính cá nhân và cụ thể đối với nhu cầu của trẻ.
Phương pháp dạy học
8) Sử dụng minh họa
- Tranh và đồ vật minh họa phải nêu bật bản chất và những nội dung chính
- Tranh, các con rối sặc sỡ nhưng phải chú ý sinh động, đẹp
- Chú ý thêm quang cảnh nền (thời gian, không gian, thời tiết, cảnh vật)
- Sử dụng tranh minh họa cần lưu ý:
Đặt vấn đề rõ ràng trước khi đưa tranh
Cho thời gian để trẻ quan sát, phát hiện nội dung, cô không vội vàng giới thiệu một lèo trước
Lắng nghe những phát hiện của trẻ, tỏ ra quan tâm và kích thích nhiều trẻ cúng tham gia
Đưa tranh đúng lúc, đúng chỗ và cất tranh cũng vậy
Phương pháp dạy học
9) Sử dụng đồ dùng, đồ chơi, vật mẫu
- Đồ dùng học tập không cầu kỳ, phức tạp, đắt tiền hoặc tốn nhiều công để làm
- Đủ cho mục đích học và cho từng trẻ, nhưng không lạm dụng quá nhiều thể loại cho 1 giờ học
- Đồ dùng phải an toàn
- Tăng cường tận dụng các đồ có sẵn trong lớp
- Cách sử dụng:
Trẻ được cầm tận tay và có vài phút để chơi tự do
Cô giáo hỏi một vài câu gợi ý ngay khi trẻ tiếp xúc với vật để tập trung sự quan sát vào những đặc điểm cần thiết.
Động viên trẻ dùng tối đa các giác quan có thể để tìm hiểu đối tượng
Nội dung 2.
Luyện tập kỹ năng xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện giờ học cho trẻ nhỏ nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục và phát huy tính tích cực của trẻ.
Nội dung2.1 . Giờ thể dục

Hoạt động 2.1:
Thảo luận nhóm :
- Những điểm được và chưa được khi tổ chức các giờ thể dục hiện nay nhằm đạt được mục tiêu giáo dục thể chất, phát huy tính tích cực của trẻ
- Giáo án giờ thể dục: Phân tích những về cách lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức.

Trình bày của các nhóm và thảo luận chung.
Giảng viên phân tích và bổ sung.
Mức độ chú ý của trẻ
Mức 1 (từ 0 – 1 tuổi): Đặc điểm chính là sự mất tập trung, trẻ nhanh chóng chuyển sự chú ý từ vật này hay từ người này sang người khác
Mức 2 (từ 1 – 2 tuổi): Trẻ tập trung vào 1 việc nào đó mà trẻ chọn nhưng không chấp nhận bất kỳ sự can thiệp nào bằng lời hay hình ảnh. Trẻ chỉ chú ý vào 1 khía cạnh.
Mức 3 (từ - 2 – 3 tuổi): Sự chú ý của trẻ vẫn chỉ là 1 kênh. Trẻ không thể chú ý vào những kích thích thị giác và thính giác cùng 1 lúc. Trẻ không thể nghe thấy lời người lớn khi đang chơi, nhưng có thể chuyển toàn bộ sự chú ý sang người nói rồi quay lại với sự giúp đỡ của người lớn
Mức 4 (từ 3 - 4 tuổi): Trẻ vẫn thay đổi toàn bộ sự chú ý về thị giác và thính giác giữa người nói và nhiệm vụ nhưng bây giờ trẻ có thể làm việc này 1 cách tự nhiên mà người lớn không cần phải giúp.
Mức 5 (từ 4 – 5 tuổi): Sự chú ý của trẻ lức này là 2 kênh. VD, trẻ có thể hiểu lời hướng dẫn liên quan đến nhiệm vụ mà không cần phải ngừng hoạt động cảu mình để nhìn vào người lớn. Khả năng tập trung chú ý cảu trẻ vẫn ngắn.
Mức 6 (từ 5 – 6 tuổi): Những kênh thính giác, thị giác và xúc giác đã tham gia đầy đủ. Khả năng chú ý cảu trẻ đã được thiết lập và duy trì
.
Mục tiêu
Nhà trẻ:
Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi.
Có một số tố chất vận động ban đầu (nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơ thể).
Mẫu giáo:
Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế.
Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian.
Các tố chất thể lực nhanh, khéo léo, ….
Nội dung
Trong chương trình giáo dục mầm non
Cấu trúc giờ học
Khởi động
Trọng động
Hồi tĩnh
- Mỗi phần có chức năng và nội dung đặc trưng.
- Lựa chọn nội dung (BTPTC, VĐCB, TC) cho 1 giờ thể dục
Các hình thức tổ chức trẻ trong giờ thể dục
Tất cả trẻ cùng tập một bài tập cùng một lúc
Nhóm
Luân phiên
Trò chơi
Các phương pháp
Làm mẫu
Thực hành
Phương pháp trò chơi
Sử dụng lời nói (chỉ dẫn và câu lệnh)
Khích lệ, khen ngợi và giúp đỡ
Một số hạn chế khi tổ chức giờ thể dục
Không thực hiện đầy đủ yêu cầu / chức năng các phần của giờ thể dục.
Không có lệnh rõ ràng (trẻ không hiểu những tiêu chí vận đông cần thiết)
Lời mô tả của giáo viên về kỹ thuật, động tác thiếu chính xác.
Giáo viên quan sát và sửa động tác chưa đến từng cá nhân trẻ
Câu hỏi của giáo viên không hướng sự chú ý của trẻ vào quan sát việc thực hiện các tiêu chí kỹ thuật
Tổ chức trò chơi vận động: chỉ đặt tiêu chí về kết quả khác kỹ thuật – trẻ chỉ chú ý kết quả bỏ qua kỹ thuật (trò chơi thi đua)
Trong giờ học giáo viên sử dụng nhiều đồ dùng/dụng cụ, làm phân tán sự chú ý, gây mệt mỏi cho trẻ và mất nhiều thời gian thay đổi.
Nội dung2.2. Giờ âm nhạc

Hoạt động 2.2:
Thảo luận nhóm :
+ Các mục tiêu giáo dục của: dạy hát, nghe nhạc, vận đông theo nhạc, chơi nhạc cụ
+ Đánh giá thực trạng: mặt được và hạn chế của các giờ học âm nhạc hiện nay
+ Phân tích giáo án giờ âm nhạc: về cách lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức.
Trình bày của các nhóm và thảo luận chung.
Giảng viên phân tích và bổ sung.
Mục tiêu giáo dục
Hát
Trẻ thể hiện bằng giọng của mình nhiều âm thanh dễ chịu, hát tự nhiên và hát theo nhạc điệu
Phát triển năng lực thể hiện âm điệu hài hòa của các bài hát
Phát triển khả năng tự hát một mình, hát với nhạc đệm và không có nhạc đệm
Thích hát, tự thưởng thức khi hát một mình hoặc với người khác
Biết nhiều bài hát.
Mục tiêu giáo dục
2 Nghe
Làm quen với các loại âm thanh phong phú của môi trường: Tiếng đồng hồ chạy; Tiếng máy điều hòa nhiệt độ; tiếng chuông cửa, tiếng xe cộ chạy; từ các con vật; tiếng mưa, tiếng sấm…và âm nhạc
Khám phá ra trạng thái thích thú, thỏa mãn, thư giãn mà việc nghe nhạc mang lại
Phân biệt được những nét đặc trưng của âm nhạc (nhịp điệu, giai điệu …)
Phát triển và thể hiện những giai điệu ưa thích
Sáng tạo ra âm thanh: ngân nga; hát; vỗ tay; bật ngón tay, giậm chân, tiếng đập của bàn tay…
Mục tiêu giáo dục
3. Vận động theo nhạc

Phát triển nhận thức và hiểu về năng lực vận động của chính bản thân
Tăng cường năng lực tự kiểm soát vận động, tiến hành từ việc kiểm soát các vận động theo chức năng đến việc biểu đạt vận động
Thực hiện đa dạng các trang thái vận động
Học cách hoạt động cùng nhau trong các điều kiện múa tập thể, múa đôi và trong các vận động theo chức năng cũng như vận động biểu diễn
Mục tiêu giáo dục
4. Làm quen với nhạc cụ
Trẻ hào hứng khi có cơ hội sử dụng các nhạc cụ
Khám phá các loại nhạc cụ mới (hiểu về cách có thể tạo ra giai điệu từ các loại nhạc cụ khác nhau)
Học cách chia sẻ, luân phiên, lắng nghe khi chơi nhạc cụ trong cùng một nhóm bạn
Học cách hiểu các tín hiệu của cô giáo hoặc bạn khi tham gia các hoạt động sử dụng nhạc cụ
Nội dung giáo dục trong giờ học
- Hát: hát cho trẻ nghe (hát giới thiệu), trẻ có các hành động khi nghe cô hát, hát theo một vài từ; hát cùng với cô; hát cùng với bạn. Tự hát một mình. Hát biểu diễn.
- Nghe: Nghe âm thanh, Thưởng thức một bài hát, hoặc một bản nhạc ngắn nào đó, Có thể nghe được các chi tiết và trả lời các câu hỏi có liên quan tới đoạn nhạc mà trẻ nghe. Có thể lắng nghe giọng hát của mình hoặc âm thanh từ nhạc cụ mà trẻ tự chơi
Nội dung giáo dục trong giờ học(tt)
Vận động: Quan sát, lắng nghe trước khi tham gia; Điều chỉnh vận động của cơ thể để theo kịp với nhịp hoặc nhạc đệm có sự tương phản giữa các đoạn; Hiểu được các khái niệm âm nhạc như nhanh – chậm, cao – thấp, mạnh mẽ, nhẹ nhàng và có thể thể hiện chúng thông qua vận động.
Tạo ra các nhịp điệu sử dụng các bộ phận của cơ thể (bàn tay, cánh tay, ngón tay, bàn chân, chân, miệng, hông, đầu gối, đùi)
Các kiểu hoạt động vận động: Chạy, nhảy, nhảy lò cò, quay vòng tròn, lắc lư, nhảy bước một, đi nhón chân, đi hành quân, uốn éo, gật gù, vẫy tay, ….
Các từ gợi ý cho miêu tả vận động: uyển chuyển, mềm mại, nhẹ nhàng, dồn dập, uốn éo, vòng tròn, mạnh, nhẹ, nhanh, chậm…
Nội dung giáo dục trong giờ học(tt)
- Làm quen với nhạc cụ: Quan sát nhạc cụ mà người lớn chơi; Biết tên của nhạc cụ; Học cách cầm nhạc cụ, chơi với nhạc cụ, nhận ra các âm thanh của nhạc cụ . Có thể chơi một nhạc cụ theo nhịp của một nhạc cụ khác hoặc một đoạn nhạc trong băng ghi âm. Chơi nhạc cụ với các trẻ khác
Nội dung giáo dục trong giờ học(tt)
- Nội dung sáng tạo trong giờ học:
Thử nghiệm với nhạc cụ và âm thanh. Các âm thanh sáng tạo bao gồm: Ngân nga; hát; tiếng bập bập môi; vỗ tay; bật ngón tay; tiếng gõ đầu ngón tay; tiếng giậm chận; tiếng đập của bàn tay; âm thanh từ các nhạc cụ.
Nghĩ ra một số từ ngữ mới cho một bài hát; Sáng tác thêm một đoạn lời cho một bài hát;
Chuyển tải tâm trạng của bản nhạc thành các vận động sáng tạo.
Tổ chức giờ học
Lựa chọn bài hát.
Bài hát phải thu hút trẻ nhỏ nên cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Bài hát ngắn. Không nên chọn bài hát dài có nhiều đoạn.
Có nhịp điệu rõ ràng, có điệp khúc
Giai điệu vui vẻ mà trẻ có thể biết
Chủ đề bài hát có thể kích thích trí tưởng tượng.
Ba cách dạy trẻ bài hát mới:
Cách tiếp cận trọn vẹn bài hát. Cô giáo hát toàn bộ bài hát vài lần và đề nghị trẻ vỗ tay theo nhịp hoặc ngân nga theo. Sau đó khuyến khích trẻ tự hát.
Tiếp cận theo từng đoạn bài hát. Hát toàn bộ bài hát. Sau đó hát từng đoạn một cho trẻ hát theo. Sau khi trẻ thuộc tất cả các đoạn, cùng nhau hát cả bài.
Tiếp cận linh hoạt. nếu thấy trẻ có thể học theo từng đoạn một cách dễ dàng, giáo viên có thể sử dụng tiếp cận trọn vẹn cả bài hát.
Nội dung 2.3. Giờ làm quen với các biểu tượng toán sơ đẳng

Hoạt động 2.3:
Thảo luận nhóm :
+ Mục tiêu, nội dung của làm quen với các biểu tượng toán sơ đẳng
+ Xác định các hoạt động có hiệu quả nhất để hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng.
+ Thực trạng việc thực hiện giờ làm quen với các biểu tượng toán sơ đẳng hiện nay ở địa phương mình.
+ Phân tích giáo án giờ toán: cách lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán sơ đẳng.
Trình bày của các nhóm và thảo luận chung.
Giảng viên phân tích và bổ sung.
Một số cách lập lại bài hát để không tạo ra sự nhàm chán:
Thêm động tác, cử chỉ
Thêm cảm xúc vào bài hát
Hát bài hát nhanh hơn hoặc chậm hơn, to hơn hoặc nhỏ hơn.
Thêm tên của trẻ vào bài hát
Vỗ tay hoặc chơi một điệu nhac, hoặc đánh nhịp hòa theo nhịp bài hát
Sử dụng đồ dùng, đồ chơi để làm nền phông cho bài hát
Chơi những dụng cụ tạo nhạc.
Mục tiêu

Cung cấp nhiều cơ hội thao tác khác nhau với các đồ vật: sờ, thao tác bằng tay, khám phá các vật liệu để học đếm, đo, hình dạng, so sánh, phân loại, xếp tương ứng…
Thực hiện các hoạt động để những kiến thức từ thế giới hiện thực đến hình thành các biểu tượng.
Có nhiều cơ hội để phát triển những kỹ năng phân loại, so sánh, xếp thư tự, xếp mẫu, đo, đếm và thực hiện các hoạt động với số.
Tranh luận
Đối với trẻ mầm non làm quen trẻ với các biểu tượng hay khái niệm toán sơ đẳng?
Trẻ mẫu giáo học toán để làm gì?
Nội dung (theo chương trình GDMN)
Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm.
Xếp tương ứng.
So sánh, sắp xếp theo qui tắc.
Đo lường.
Hình dạng.
Định hướng trong không gian và định hướng thời gian.
Các bước của quá trình hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ từ các đồ vật thật tới giấy và bút chì
Bước 1: Các đồ vật thật được sử dụng cho bước đầu tiên.

Bước 2: Các đồ vật thật được sử dụng kèm với các biểu tượng hình ảnh

Bước 3: Tranh ảnh cắt rời.

Bước 4: Các bức tranh.
Một số vấn đề cần lưu ý
Dạy những gì phù hợp với khả năng của trẻ (không dạy lại những gì trẻ đã biết, không dạy những gì vượt quá khả năng của trẻ

Ngoài việc tạo cơ hội để trẻ có cơ hội thao tác khác nhau với các đồ vật cần giúp trẻ giao tiếp với người khác, nói và thể hiện những suy nghĩ của mình.

Cần chú trọng đến việc dạy kỹ năng gì cho trẻ để lựa chọn đồ dùng cho trẻ khi học toán. Không nên chú trọng quá đến việc gắn đồ dùng đó với chủ đề, nếu điều đó tăng năng lao động cho giáo viên.
3 điều cần xem xét khi lựa chọn phương tiện khoa học và toán đó là:
Thứ nhất, các phương tiện phải tốt, có nghĩa là chúng phải chắc chắn, bền và an toàn cho trẻ sử dụng một cách độc lập. Ngoài ra các phương tiện này cần phải có ích cho nhiều hoạt động và cho việc dạy nhiều khái niệm.
Thứ hai, các phương tiện phải đựơc thiết kế phục vụ cho sự tiếp thu các biểu tương / khái niệm, có nghĩa là chúng phải phù hợp với mục tiêu giáo dục.
Thứ 3, các phương tiện phải phù hợp với mức độ phát triển của trẻ. Như đã nói, việc tiếp thu các khái niệm bắt đầu từ những kinh nghiệm cụ thể với các đồ vật thật.
Với điều kiện kinh phí hạn hẹp của các trường cần xem xét trước khi mua sắm:

Liệt kê những gì đã có sẵn.
Những đồ vật ở môi trường trong lớp, xung quanh, nguyên vật liệu thiên nhiên nào có thể sử dụng cho trẻ đạt được yêu cầu.
Suy nghĩ về cách sử dụng những thứ đã có so với yêu cầu của chương trình.
Những đồ dùng nào không thể thay thế

Sau những suy xét đó hãy lên danh sách mua sắm.
Nội dung2.4. Giờ tạo hình

Hoạt động 2.4:
Thảo luận nhóm :
+ Mục tiêu tạo hình .
+ Đánh giá thực trạng
+ Phân tích giáo án giờ tạo hình.
Trình bày của các nhóm và thảo luận chung.
Giảng viên phân tích và bổ sung.
Mục tiêu
1. Mục tiêu giáo dục thông qua các kinh nghiệm làm thủ công của trẻ
Trở nên cuốn hút mãnh liệt đối các hoạt động tạo hình
Phát triển các kỹ năng làm việc bằng tay trong việc sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình
Học cách sử dụng nguyên vật liệu theo các cách mới và đặc biệt
Phát triển trí tưởng tượng và kỹ năng sáng tạo qua sự bộc lộ tự nhiên và tự do những suy nghĩ và cảm xúc của chính mình.
Phát triển tính kiên trì thông qua việc làm 1 sản phẩm đòi hỏi sự tỉ mỉ và tốn nhiều thời gian.
Tận hưởng cảm giác thành công và thỏa mãn khi kết thúc công việc.
Thúc đẩy giao tiếp giữa trẻ với cô giáo và các bạn bằng cách miêu tả ý tưởng sản phẩm của mình.
Có khả năng làm việc chăm chú, có mục đích, thể hiện được những ý tưởng, cảm xúc của mình thông qua sản phẩm tạo hình.
Mục tiêu (tt)
2. Mục tiêu khi trẻ xem, chiêm ngưỡng các sản phẩm tạo hình
Khi xem các sản phẩm tạo hình trẻ học được cách:
Thừa nhận và tôn trọng sản phẩm của mình cũng như của người khác
Tỏ ra hiểu được các cách nhìn khác nhau trong sản phẩm tạo hình
Làm quen với những nội dung của nghệ thuật tạo hình như: đường nét, màu, hình dạng, đường bao, cách sắp đặt – bằng cách cảm nhận chúng trong môi trường tự nhiên và trong sản phẩm tạo hình
Mục tiêu (tt)
3. Mục tiêu khi trẻ nói chuyện và đánh giá sản phẩm tạo hình
Trẻ có thể phát triển năng lực để:
Thảo luận về cách tác giả tạo ra sản phẩm
Hiểu về ý tưởng và cách thể hiện ý tưởng
Đặt tên và thảo luận về nội dung sản phẩm: đường nét, màu sắc, cách sắp đặt, hình dáng.
Cảm nhận về mối liên hệ thẩm mỹ và phát triển nhận thức về thẩm mỹ
Nội dung khám phá ngôn ngữ tạo hình

1. Đường nét.
Giới thiệu các đặc tính của đường nét: dài, ngắn, dày, béo, mỏng, chiều ngang, chiều dọc, đường chéo, răng cưa, nhẵn, liền, ngắt quãng.
( hoạt động: thử nghiệm với các loại đường nét khác nhau để thể hiện tâm trạng hoặc sử dụng các loại phương tiện khác nhau như màu nước, bút màu, phấn)
2. Màu sắc.
Giúp trẻ nhận thức được các nhóm màu sắc:
Màu cơ bản ( đỏ, vàng, xanh da trời)
Màu pha ( là kết hợp của việc pha 2 màu cơ bản với nhau, ví dụ đỏ pha với vàng thành màu da cam)
Giới thiệu với trẻ tên của các màu cũng như tính chất của các màu như: ấm. mát, sáng, nhạt, đậm.
( Hoạt động, trẻ thử nghiệm khám phá khi pha trộn các màu, dùng màu được pha để thể hiện đồ vật, thiên nhiên, tâm trạng của mình)

Nội dung khám phá ngôn ngữ tạo hình (tt)
3. Hình và hình khối
Các đường nét hoặc màu sắc mà tạo ta đường bao trong một bức tranh có thể tạo ra các hình.
Sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau như đất sét, bột nặn, các khối hộp, cát, những đồ vật đã qua sử dụng để tạo ra hình ảnh 3 chiều của các đồ vật.
4. Họa tiết
Họa tiết là những màu sắc, đường nét, hình dạng hoặc sự kết hợp của những đặc điểm này được lặp đi lặp lại hoặc tương phản với nhau trong những bức tranh hoặc những tác phẩm tạo hình 3 chiều.
5. Chất liệu
Chất liệu là đặc tính xúc giác của các đồ vật. Trẻ có thể tìm kiếm các đồ vật có chất liệu khác nhau để tạo ra một bức tranh hoặc nhìn vào bức tranh và đoán đồ vật đó xù xì, nhẵn, có lông, có gai, trơn, cứng hay mềm.
Các kinh nghiệm tạo hình
Vẽ ( bút sáp, màu nước, chì, phấn màu )
Tranh chấm bông
Tranh bằng thổi màu
Tranh dán giấy
Tranh lăn sơn
Tranh tường
In tranh
Làm việc với giấy ( gấp giấy, Cắt giấy để tạo thành các hình đối xứng, làm vòng giấy, làm mũ, vương miện; làm các hình trang trí cho các ngày hội)
Cắt, dán, gập, cuộn. Tranh dán, dán và đính ( bằng hồ, băng dính, kim băng, ghim, kẹp giấy, dây chun, dây và dây điện),
Nặn. Các kỹ thuật trong nặn: Lăn, xoa, bóp, xoắn, đập, tạo khía, bẻ loe, ấn lõm, vuốt, xoay tròn.
Bện, tết, đan, buộc nút và thắt nút.
Các nguồn phương tiện
1. Các phương tiện cho vẽ các nét, vẽ bằng màu vẽ và in
- Giá vẽ ( gia vẽ rời hoặc gắn vào tường)
- Sơn màu không độc ( ít nhất có các màu cơ bản)
- Bút màu sáp với kích cỡ phù hợp
- Bút chì màu
- Phấn
- Bút lông các cỡ
- Lăn sơn
- Các hình xốp khác nhau
Các nguồn phương tiện (tt)
2. Các chất liệu để nặn:
- Chất dẻo plastincin
- Bột nặn
- Đất sét
3. Các chất liệu làm thủ công hoặc các tác phẩm tạo hình khác:
- Len/chỉ
- Ruy băng
- Các loại vải khác nhau
- Lưới mềm
- Cúc
- Hạt vòng
Các nguồn phương tiện (tt)
4. Những phương tiện có thể thu thập được:
- Cuộn giấy - Nắp chai
- Hộp đựng phim chụp ảnh
- Các loại hộp - Báo chí
5. Những phương tiện tạo hình khác cần có:
- Hồ dán và cái để quết hồ
- Băng dính - Giấy vẽ
- Giấy để gấp
- Giấy gói hàng và các loại giấy khác
- Giấy ăn - Que kem
- Tăm bông - Giấy bóng kính
- Kéo bình thường và kéo có răng cưa theo các họa tiết khác nhau
- Ghim tròn
Gợi ý cho việc quản lý lớp học trong các hoạt động tạo hình
Giải thích từng hoạt động rất rõ ràng cho trẻ, nhắc trẻ về những nguyên tắc (VD: Màu nước phải để trong cốc đựng, giúp đỡ lẫn nhau…)
Tránh phán xét các sản phẩm của trẻ hoặc đưa những chỉ dẫn như: “Nếu như con đưa thêm một ít màu này vào thì trông nó sẽ đẹp hơn”; Đừng dùng quá nhiều màu đen bức tranh sẽ bị tối”; …
Cố gắng miêu tả những gì trẻ đang làm. Dùng những câu hỏi mở, câu hỏi đóng để kích thích sự sáng tạo trong suy nghĩ và thể hiện
- Hãy cho phép sự bừa bãi
Một số cách để hạn chế công việc dọn dẹp
Đối với những công trình lớn và lộn xộn, hãy tổ chức cho trẻ làm việc ngoài trời
Dùng báo để tạo thành khu vực giới hạn cho việc thực hiện hoạt động và luôn chuẩn bị thật nhiều báo cho các hoạt động tạo hình.
Chuẩn bị tạp dề có khóa dán để trẻ có thể sử dụng một cách dễ dàng
Đảm bảo gần nguồn nước hoặc chuẩn bị các xô nước gần đó (nước cần thiết cho việc pha màu và để dọn rửa)
Chuẩn bị sẵn giẻ lau, xốp, thùng rác trong khu tạo hình.
Hình thành cho trẻ thói quen dọn dẹp sạch sẽ sau khi thực hiện công việc tạo hình của mình.
Nội dung2.5. Giờ kể chuyện

Hoạt động 2.5:
Thảo luận nhóm :
+ Mục tiêu làm quen trẻ với tác phẩm văn học.
+ Đánh giá thực trạng
+ Phân tích giáo án giờ kể chuyện.
Trình bày của các nhóm và thảo luận chung.
Giảng viên phân tích và bổ sung.
Mục tiêu
Thích nghe kể chuyện
Thúc đẩy sự yêu thích việc đọc và khuyến khích trẻ muốn tự đọc
Phát triển các kỹ năng nghe
Kích thích trí tưởng tượng của trẻ
Phát triển cảm xúc
Mở rộng vốn từ vựng và khả năng hiểu các quy tắc ngữ pháp
Kích thích kỹ năng tư duy
Mở rộng nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh và cuộc sống xã hội

Lựa chọn chuyện kể

Lựa chọn các câu chuyện có:
Những câu nói có vần điệu được lặp đi lặp lại
Có cốt chuyện đơn giản và theo một trình tự chặt chẽ
Cốt truyện có thể tạo ra những sự tạm ngừng để kích thích trẻ đoán xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Có các hình ảnh minh họa sáng sủa, bắt mắt, phù hợp với các nội dung.
12 bí quyết kể chuyện thành công
Cô giáo thuộc và thích câu chuyện
Đặt ra quy ước
Cách sắp xếp bố trí
Mở và đóng câu chuyện
Quan sát người nghe
Ngôn ngữ lặp lại
Vận động
Thêm vào ngôn ngữ thứ hai
Tiếng động/Âm nhạc
Im lặng
Tình tiết dự đoán
Tạm dừng
Các bí quyết kể chuyện cho trẻ nhỏ
2. Đặt ra quy ước
Thông báo với trẻ việc kể chuyện sắp diễn ra bằng một hành động quy ước.VD : đặt một cái ghế, rung một cái trống lắc, hát một câu nào đó. Lặp lại quy ước đó trong một khoảng thời gian nhất đinh sau đó chỉ cần thấy hành động quy ước trẻ sẽ hiểu là đến giờ kể chuyện. Cô giáo có thể tự tạo ra quy ước của mình
Các bí quyết kể chuyện cho trẻ nhỏ (tt)
3. Cách sắp xếp bố trí
- Chú ý đến vị trí của người kể chuyện, Cô giáo ngồi ở vị trí để có thể trò chuyện bằng mắt với trẻ được và chắc chắn rằng không có đứa trẻ nào ngồi phía sau
- Xếp trẻ ngồi hình bán nguyệt để trẻ có thể nhìn thấy minh họa của cuốn sách
- Ánh sáng phải ở phía trên chứ không phải ở đằng sau lưng cô giáo.
- Chỉ bắt đầu kể khi tất cả trẻ cảm thấy thoải mái nhất. và sẵn sàng lắng nghe.
Các bí quyết kể chuyện cho trẻ nhỏ (tt)
4. Mở và đóng câu chuyện
Cách bắt đầu câu chuyện rất quan trọng để thu hút sự tò mò, tập trung chú ý của trẻ.
Cô giáo cần cố gắng để trẻ nhập tâm vào câu chuyện, có thể dùng cách gọi trẻ để trẻ tương tác với mình.
Khi kết thúc cần cố gắng kể để câu chuyện thật hoàn chỉnh giữ giọng nói sao cho thật hợp lý để trẻ không quá hẫng hụt (kết thúc đột ngột, không đúng lô gíc).
Các bí quyết kể chuyện cho trẻ nhỏ (tt)
5. Quan sát người nghe
Cô giáo cần quan sát xem trẻ đón nhận câu chuyện như thế nào để có quyết định cho việc kể tiếp theo.
Nếu nhận ra câu chuyện không phù hợp thì cần phải điều chỉnh nội dung, giọng kể hoặc nhanh chóng kết thúc câu chuyện.
Các bí quyết kể chuyện cho trẻ nhỏ (tt)
6. Ngôn ngữ lặp lại
Có thể sử dụng một từ hoặc một cụm từ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trẻ sẽ rất trông đợi đến từ đó để được tham gia cùng và nó sẽ rất thu hút trẻ. Khi kể đến đoạn điệp khúc trẻ dự đoán và có thể nói theo
Phương thức này rất hiệu quả giúp trẻ học từ mới và tăng hứng thú cho trẻ đối với câu chuyện.
Các bí quyết kể chuyện cho trẻ nhỏ (tt)
7. Vận động
Vận động là sự thúc đẩy và thu hút các giác quan, trẻ sử dụng mắt để xem các hình ảnh còn vận động sử dụng để duy trì hứng thú cho trẻ.
Để sử dụng vận động để kể cô giáo phải tập trước gương rất trôi chảy và hấp dẫn.
Các bí quyết kể chuyện cho trẻ nhỏ (tt)
8. Thêm vào ngôn ngữ thứ hai
Đây là một điều đặc biệt quan trọng nếu ở trường có dạy ngôn ngữ thứ hai. Nó giúp trẻ trở nên quen thuộc với các từ mới, một ngôn ngữ mới mà trẻ vừa được học. Sử dụng ngôn ngữ thứ hai kích thích sự tò mò, thích thú với ngôn ngữ khác ở trẻ.
Các bí quyết kể chuyện cho trẻ nhỏ (tt)
9. Tiếng động/Âm nhạc
Để tạo ra những hiệu ứng nhấn mạnh một tình tiết trong câu chuyện có thể dùng thêm tiếng động hoặc âm nhạc.
Tiếng động có thể là vỗ tay, dậm chân, những âm thanh do miệng phát ra.
Có thể sử dụng nhiều nhạc cụ trong một giờ kể chuyện. Ngay cả khi không chơi được nhạc cụ cô giáo có thể sử dụng âm thanh của đàn, trống lắc, sáo để tăng chiều sâu cho câu chuyện. Sử dụng bài hát cũng là một cách khác để thêm âm nhạc và tăng chiều sâu cho câu chuyện.
Các bí quyết kể chuyện cho trẻ nhỏ (tt)
10. Im lặng
Là một phần thực sự quan trọng khi kể chuyện nó kích thích tưởng tượng theo diễn biến của câu chuyện. Sự im lặng sẽ giúp trẻ tưởng tượng đầy đủ hơn. Điều quan trọng là cô giáo biết biến cái im lặng trở thành một phần của câu chuyện chứ không phải là khoảng thời gian để cô suy nghĩ xem điều gì xảy ra tiếp theo. Cô giáo giữ giao lưu bằng mắt với trẻ.
Các bí quyết kể chuyện cho trẻ nhỏ (tt)
11. Tình tiết dự đoán
Nội dung câu chuyện giúp đứa trẻ có thể tham gia dự đoán câu chuyện và bằng cách này dường như trẻ được tham gia vào diễn biến của câu chuyện.
Tiếng nói của trẻ trở thành một phần của câu chuyện
Các bí quyết kể chuyện cho trẻ nhỏ (tt)
12. Tạm dừng
Tạm dừng gần giống sự im lặng nhưng ngắn hơn, có thể được sử dụng tác dụng giống như im lặng. Tạm dừng lôi kéo sự tập trung chú ý của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Tuyết
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)