Hoạt động chơi
Chia sẻ bởi Ngô Thị Lệ Thanh |
Ngày 05/10/2018 |
55
Chia sẻ tài liệu: Hoạt động chơi thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
T? ch?c ho?t d?ng choi cho tr? m?m non
Mục đích bài học
Giúp học viên nắm được:
Một số nguyên tắc tổ chức hoạt động chơi cho trẻ mầm non(0-5T)
Cách lập kế hoạch tổ chức hoạt động chơi trong lớp cho trẻ mầm non (0-5T).
Cách lập kế hoạch tổ chức hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ mầm non (0-5T).
Nội dung
Giới thiệu về tổ chức môi trường vật chất và môi trường xã hội cho trẻ mầm non hoạt động.
Hướng dẫn thực hiện nội dung tổ chức hoạt động chơi (trong lớp và ngoài trời cho trẻ mầm non).
Thực hành thiết kế hoạt động chơi (trong lớp và ngoài trời cho trẻ mầm non).
Thảo luận về tổ chức môi trường cho hoạt động chơi (trong và ngoài lớp).
Giới thiệu về lĩnh vực PT của trẻ trong chương trình GDMN
1. Nhà trẻ:
- Thể chất.
- Nhận thức,
- Ngôn ngữ,
- Tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.
2. Mẫu giáo:
Thể chất.
Nhận thức.
Ngôn ngữ.
Tình cảm và kỹ năng xã hội.
Thẩm mỹ.
NT:
* Trẻ dưới 12 tháng: HĐCĐ là giao lưu cảm xúc.
* Trẻ 12-24 tháng:Hoạt động chủ đạo là HĐVĐV vì:
Đáp ứng nhu cầu của trẻ về tìm hiểu thế giới đồ vật xung quanh, hình thành mối quan hệ với những người gần gũi. Ở độ tuổi này trẻ có thể chơi thao tác vai (chơi phản ánh sinh hoạt), trò chơi có yếu tố vận động, trò chơi dân gian (HĐ chủ đạo trẻ 12-36th).
* HĐC kết hợp yếu tố chơi với luyện tập có kế hoạch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên nhằm phát triển 4 mặt (yếu tố ban đầu về thẩm mỹ).
MG:
* Hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mẫu giáo.
HOẠT ĐỘNG CHƠI
Hình thức tổ chức:
Tổ chức hoạt động trong phòng mhóm, lớp.
- Tổ chức hoạt động ngoài trời.
PHƯƠNG PHÁP
TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ HOẠT ĐỘNG
1/ NHÓM TRẺ:
A. Trong nhóm, lớp:
- Có ĐDĐC đa dang có màu sắc sặc sỡ, hình dạng phong phú, hấp dẫn phát ra tiếng kêu và có thể di chuyển được.
- Sắp xếp, bố trí đồ vật an toàn, hợp lý, đảm bảo thẩm mỹ và đáp ứng mục đích giáo dục.
- Các khu vực hoạt động bố trí: Phù hợp,linh hoạt, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ lựa chọn, sử dụng đồ chơi và tham gia vào các góc chơi, đồng thời thuận tiện cho việc quan sát của giáo viên.
+ Dưới 12 tháng: có nơi cho trẻ trườn, bò, đi men và chơi với các đồ chơi Pt giác quan và các thiết bị cho trẻ tập đi, tập vận động.
+ Trẻ 12-24 tháng có thêm khu vực (góc) cho trẻ HĐVĐV, với sách, tranh, bút sáp, giấy, các vật dụng và thiết bị, đồ chơi vận động đơn giản.
+ Trẻ 24-36 tháng có thêm khu vực (góc) thao tác vai, chơi với đất nặn, bút vẽ.
B. Hoạt động ngoài trời:
- Sân chơi, ĐCNT phù hợp, gần nhóm, lớp.
- Có vườn cây, bồn hoa, cây cảnh, khu vực nuôi các con vật.
C. Môi trường xã hội:
- An toàn.
- Giáo dục kỹ năng xã hội.
- Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
D. Hoạt động chơi:
Ví dụ:
* Chơi thao tác vai:Là trò chơi mô phỏng, bắt chước những hành động phản ánh sinh hoạt nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và khám phá thế giới đồ vật, hình thành kỹ năng sống.
- Thời gian: Tổ chức cho trẻ chơi-tập ở các khu vực hđộng, chơi 15-20 phút. Tùy thuộc vào sự hứng thú của trẻ.
- Nội dung:
+ Xúc cho bé ăn, ru em bé ngủ, kéo đẩy ô tô…
+ Có đồ chơi, thiết bị phù hợp trẻ thực hiện thao tác vai kết hợp trò chuyện, khuyến khích phát triển lời nói cho trẻ.
- Hình thức: Cho trẻ chơi theo nhóm nhỏ (4-5 trẻ) hoặc cá nhân. Tổ chức luân phiên cho tất cả trẻ được chơi trong tuần.
E. Các khu vực (góc) hoạt động chính trong lớp.
- Bố trí các góc khác nhau đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện cho trẻ.
1/ Khu vực chơi thao tác vai (mẹ-con, nấu ăn, bán hàng…) Góc cố định
* Bố trí đủ đồ chơi, tránh tình trạng tranh giành nhau.
2/ Khu vực hoạt động với đồ vật và chơi xâu hạt, lắp ráp, xếp hình khối, xây dựng.
3/ Khu vực nghệ thuật (chơi với đất nặn, bút vẽ, giấy màu, hát múa). (nên cố định)
* Khu vực này đủ ánh sáng, tránh ồn ào, có thể trải chiếu, nệm, bàn ghế phù hợp với trẻ.
+ Đất nặn, màu, sáp vẽ, bút màu, phấn, bảng con, khăn ướt lau tay và một số vật liệu thiên nhiên quả, hoa, lá cây…
4/ Khu vực chơi với các đồ chơi vận động.
G. Khu vực hoạt động ngoài trời.
- Bậc thang, cầu trượt, đu quay, các con giống nhún, bập bênh, xích đu, xe đạp ba bánh…
- Vườn cây, cây có bóng râm, chỗ nuôi các con vật.
- Nơi chơi cát, nước: Xẻng, xô nhựa, khuôn in hình các đồ chơi có thể nổi, chìm…
2. MẪU GIÁO.
* Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ MG.
- 3-4 tuổi trẻ chơi với đồ chơi, chơi cạnh nhau và bắt đầu hđộng theo nhóm nhỏ (trai,gái). Trẻ bắt đầu cộng tác với nhau và có biểu hiện đầu tiên, trẻ chơi với một vài bạn.
- 4-5 tuổi đã có một số kinh nghiệm chơi, trẻ chơi thành nhóm 4-5 trẻ (trai và gái), biết hợp tác với trẻ khác và nhường nhịn bạn trong khi chơi.
- 5-6 tuổi tham gia chơi độc lập, tương đối hoàn chỉnh, trọn vẹn tất cả các loại trò chơi.
+ Trẻ chơi cùng nhau, cùng chia sẻ mục đích, ý tưởng chơi, cùng quyết định những gì muốn chơi.
+ Thích được chơi với nhiều trẻ khác.
+ Trẻ chơi thành nhóm lớn cả trai lẫn gái và ủng hộ nhau trong khi chơi.
VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN
- Cung cấp nguyên vật liệu.
* Đầy đủ, đa dạng, phù hợp với độ tuổi tạo sự thử thách, có tính thẩm mỹ, giàu bản sắc văn hóa địa phương.
- Thiết kế môi trường.
* Sắp xếp logic (chia thành góc), tạo đk tốt cho trẻ hđộng, phân loại và bảo quản tốt nguyên vật liệu.
- Giám sát và hỗ trợ.
* Quan sát, lắng nghe, đưa ra gợi ý, cùng chơi để làm mẫu và chỉ dẫn, khuyến khích, giúp đỡ trẻ khi cần.
NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
(Nhà trẻ)
* Với trẻ 6-12tháng:
- Buổi sáng: chơi tập có chủ đích (3-5 phút).
- Chơi với đồ chơi: thú nhún, bập bênh…trò chuyện âu yếm với trẻ (6-7 phút)
- Buổi chiều: 2-3 trẻ ngồi cạnh cô chơi theo ý thích.
Với trẻ 12-24 tháng: tổ chức sau thời gian chơi - tập có chủ đích, chơi với ô tô, búp bê, khối gỗ, xe tranh, gọi tên các đồ vật…(8-10 phút).
Với trẻ 24-36 tháng:
Ví dụ: 18-24 tháng (chơi với đồ chơi: Xếp chồng các vật lên nhau, chơi vời đồ chơi có màu xanh, đỏ; to-nhỏ, gọi tên và bắt chước tiếng kêu của các con vật; cho búp bê ăn; chơi với đồ chơi; nghe đọc thơ (Gà gáy)và nghe hát (Gà gáy).
- Chiều cho trẻ hoạt động nhẹ nhàng ở các khu vực hđộng.
* Trẻ 24-36 tháng:
- Tổ chức chơi sau thời gian chơi tập có chủ đích (10-15 phút)
(Giáo viên gợi mở, khuyến khích trẻ tham gia vào các khu vực chơi 3-4 góc chơi).
Ví dụ: Làm sách tranh(dán bộ phận còn thiếu vào khuôn mặt bé), tró chơi thao tác vai: Ru em ngủ, cho em ăn…, xé hình, nặn theo ý thức; xem sách, truyện tranh, xem ảnh gia đình của bé; cất dọn đồ chơi sau khi chơi.
- Có thể tổ chức cho trẻ hđộng nhẹ nhàng ở các góc góc vào buổi chiều.
* Xây dựng KHGD cho trẻ có cùng một trình độ phát triển.
NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHƠI
(Mẫu giáo)
- Lấy đứa trẻ làm trung tâm, thỏa mãn nhu cầu và phù hợp với khả năng của từng đứa trẻ.
- Tạo điều kiện cho trẻ phát triển về mọi mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.
- Khai thác kinh nghiệm thực tế của trẻ, tận dụng môi trường sẵn có và cho trẻ thực hành được nhiều nhất.
- Cân đối hài hòa cá hoạt động: cá nhân và nhóm, trong lớp và ngoài trời, tĩnh và động, hoạt động do trẻ khởi xướng và do gv khởi xướng.
- Linh hoạt theo tình hình địa phương (sự kiện, truyền thống văn hóa…)
HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHƠI
Đảm bảo tính tự nguyện.
Giáo viên cung cấp kiến thức (phù hợp chủ đề).
-Chuẩn bị đồ dùng.
-Bố trí thuận tiện.
Đảm bảo tính phát triển.
-Đảm bảo tính linh hoạt sáng tạo chủ trẻ (giaó viên gợi ý).
-Luôn gợi ý trẻ thay đổi vai chơi.
-Phù hợp với chủ đề.
-Số lượng góc phù hợp vào tình hình cụ thể của lớp.
-Giáo viên hướng dẫn trẻ cùng cất dọn đồ chơi đ1ung nơi quy định sau khi chơi.
CÁC GÓC CHƠI TRONG LỚP CHO TRẺ 3-5 TUỔI
Khu vực đóng vai (góc quan trọng)
+ Căn hộ, cửa hàng, bệnh viện, trường MN.
+ Không gian có đủ để chia thành góc nhỏ.
-Khu vực tạo hình (gần nơi có nguồn nước)
-Khu vực đọc sách, truyện (bố trí nơi yên tĩnh)
+ Thêm các con rối…
-Khu vực chơi xây dựng (cố định hoặc di động)
-Khu vực khám phá khoa học (ngoài hiên, ngài sân).
-Khu vực âm nhạc.
TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1/ Khu vực có cây bóng mát, góc thiên nhiên, bãi cỏ.
2/ Bố trí các con vật nuôi, bình tưới nước, cuốc, xẻng…
3/ Khu vực thiết bị ĐCNT: Cầu trượt, đu quay, xe các loại…
4/ Khu vực chơi với cát, nước và các vật liệu thiên nhiên: các vật thí nghiệm chìm, nổi; khuôn, giấy gấp thuyền, muỗng, chén, xẻng..
Khi chơi ngoài trời, giaó viên nên giới thiệu các khu có ý tưởng chung, sau đó để trẻ tự ý lựa chọn trò chơi, địa điểm và cách chơi.
Nội dung gắn với nội dung triển khai trong ngày và chủ đề.
Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ.
NHỮNG CĂN CỨ KHI LẬP KẾ HOẠCH
1/ Mục tiêu, nội dung của Bộ.
2/ Thời gian quy định trong năm.
3/Điều kiện cơ sở vật chất.
4/ Nhu cầu và trình độ phát triển của đứa trẻ.
Ví dụ: Kế hoạch 1 tuần của chủ đề Gia đình
(4-5 T)
Tuần 1: Gia đình tôi
1/Hoạt động góc:
Chơi đóng vai: Gia đình của bé, Phòng khám đa khoa, Bếp ăn gia đình, cửa hàng thực phẩm, tiệm uốn tóc, gội đầu…
Góc xây dựng: Xếp hình người thân bằng các hình hình học khác nhau; xây dựng ngôi nhà, chung cư, công viên.
- Góc tạo hình:
+ Dán, tô màu, nặn người thân, nhà ở, cây cối, các phương tiện đi lại của gia đình..
+ Chơi: làm đồ dùng gia đình/ thiết kế thơì trang(cát ,dán vẽ một số mẫu quần áo cho người thân…)
- Góc khám phá khoa học/ góc thiên nhiên:
+ Chăm sóc cây cảnh trong lớp, gieo hạt và tuới cây, quan sát hạt nảy mầm và phát triển thành cây.
+ Chơi trò chơi phần mềm máy tính (nếu có)….
- Góc sách, truyện:
+ Đọc truyện, xem ảnh, kể chuyện về gia đình.
+ Đọc ca dao về gia đình (công cha như núi Thái Sơn….)
+ Góc âm nhạc: Múa, hát các bài về gia đình.
2/ Hoạt động ngoài trời:
Chơi với đồ chơi ngoài trời.
-Chơi tự do.
+ Ngày thứ nhất: Quan sát, nhận xét về tời tiết.
+ Ngày thứ hai: Nhặt lá vàng rơi. Chơi vận động, lộn cầu vồng.
+ Ngày thứ ba: Quan sát cây trong vườn trường, Chơi vận động “Gieo hạt”.
+ Ngày thứ tư: Vẽ chân dung người thân trong gia đình, chơi vận động, tìm đúng nhà.
+ Ngày thứ 5: Quan sát khu nhà ở (nhà 1 tầng, nhà nhiều tầng, nhà mái bằng, nhà máy ngói.
CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Chơi theo ý thích ở các góc.
Trò chuyện về gia đình.
Chơi trò chơi “Đoán xem đó là ai”.
Làm Album ảnh gia đình của cả lớp.
Xem vô tuyến băng hình, máy tính (nếu có).
VÍ DỤ: KẾ HOẠCH 1 TUẦN (24-36th)
CHỦ ĐỀ “Bé biết nhiều thứ”.
1/ Làm sách tranh (dán thêm những bộ phận còn thiếu vào khuôn mặt của bé”.
2/ Trò chơi thao tác vai:”Ru em ngủ”, “Cho em ăn”…
3/ Xem sách, truyện tranh, xem ảnh gia đình của bé.
4/ Cất dọn đồ chơi sau khi chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát thiên nhiên- Thời tiết muà thu.
- Chơi vận động “Về đúng nhà”(bạn trai, bạn gái).
- Chơi với cát: Phân biệt cát khô và cát ướt.
1/ Thiết kế giáo án hoạt động chơi cho trẻ:
- 24-36 tháng (tổ 1).
- 3-4t (tổ 2).
- 4-5 t (tổ 3).
- 5-6t (tổ 4).
2/ Thiết kế giáo án hoạt động ngoài trời:
- 24-36th(tổ 5).
- 3-4t (tổ 6).
- 4-5 t (tổ 7).
- 5-6 t (tổ 8).
Xin trân trọng cám ơn!
1/ Mạng nội dung
Tên chủ đề.
Thời gian thực hiện.
Mục tiêu chủ đề: Xác định kiến thức kỹ năng, thái độ sẽ hình thành cho trẻ (4 mặt) trên cơ sở mục tiêu cuối độ tuổi và năm học.
2/ Mạng nội dung:thời gian ? Tuần.
Mạng hoạt động: các hoạt động triển khai theo lĩnh vực và được thực hiện theo hướng tích hợp thông qua các hđ:phát triển vận động, hoạt động luyện các giác quan và nhận biết đồ vật…..kể chuyện theo tranh, vận động theo nhạc….
Gợi ý xây dựng kế hoạch giáo dục
ChỦ đề: Bé và các bạn.
Bé biết nhiều thứ.
Các bạn của bé.
Lớp học của bé
1/Bé biết nhiều thứ:
Bản thân: tên tuổi, giới tính.
Sở thích của bản thân.
Năm giác quan: tên gọi, chức năng.
Những việc bé có thể làm được.
2/……..
3/……
MẠNG HoẠT ĐỘNG
Mạng hoạt động:Bé và các bạn
1/Phát triển thể chất;
-Thể dục: Thổi bong bóng
-Vận động cơ bản……
-Dạo chơi trong nhóm…..
-Thự hành rửa mặvt…
2/Phát triển nhận thức:
-Nhận biết một số bộ phận cơ thể.
-Chơi cho bé ăn, bế em…
-Chơi so hình
1/…,2/….3/…,4/…..
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Thị Lệ Thanh
Dung lượng: 142,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)