HOANG SA, TRUONG SA LA CUA VIET NAM

Chia sẻ bởi Nguyễn Mạnh Đường | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: HOANG SA, TRUONG SA LA CUA VIET NAM thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

Đề cương báo cáo

TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG VÀ 2 QUẦN ĐẢO HOÀNG SA,
TRƯỜNG SA

I- KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐÔNG VÀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
Biển Đông là 1 trong 6 biển lớn trên thế giới, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2.
Được bao bọc bởi 9 nước là VN, TQ, CPC, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei và Philippin.
Biển Đông có nguồn tài nguyên rất lớn về thủy sản, dầu khí và khoáng sản.
Biển Đông là tuyến đường hàng hải chiến lược trên thế giới (Gần 90% dầu lửa nhập khẩu của Nhật 70% của TQ từ Trung Đông đều đi qua Biển Đông; Mỗi ngày có từ 200 đến 300 tàu vận tải loại lớn đi qua vùng biển này).
Biển Đông có vai trò quan trọng đặc biệt đối với nước ta.
Bờ biển dài hơn 3.260 km, nhiều cảng biển quan trọng, nhiều danh lam thắng cảnh và khu du lịch nổi tiếng(28 tỉnh, tp giáp biển). 100km2 đất liền có 1km bờ biển.
Nhiều ngành KT mũi nhọn gắn liền với biển (du lịch, dầu khí, thủy sản, GTVT, công nghiệp tàu thuỷ...Năm 2005, KT biển và vùng ven biển đạt 48% GDP cả nước (KT biển chiếm 22% GDP) xu hướng ngày càng tăng.
Vùng biển VN có 3000đảo, dt khoảng 1700km2, 23 đảo lớn dt hơn 10km2 (thiết lập 11huyện đảo: Vân Đồn, Cô Tô, Cát Hải, Bạch Long Vĩ, Hòang Sa, Lý Sơn, Trường Sa, Phú Quí, Côn Đảo, Kiên Hải, Phú Quốc), rất quan trọng trong PTKT và cả ANQP.

DIỆN TÍCH CÁC VÙNG BIỂN V N
Đường cơ sở là đường gấp khúc nối liền các mũi đất và các đảo gần bờ. Theo Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (VN tham gia từ 23/6/1994), có 5 vùng biển:
*Nội thủy nằm bên trong đường cơ sở; Có chế độ pháp lí như trên đất liền.
*Lãnh hải chiều rộng 12 hải lý kể từ đường cơ sở; phía ngoài là đường biên giới QG trên biển;
*Vùng tiếp giáp lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý kể từ đường biên giới trên biển; QG ven biển có quyền kiểm sóat, xử lí các vi phạm về XN cảnh, hải quan, thuế và kiểm dịch YT đối với người và tàu thuyền nước ngoài.
*Vùng đặc quyền KT có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở; Có quyền QL, khai thác các lọai TN, các họat động KT liên quan đến khai thác, xdựng và sử dụng các công trình biển và họat động NCKH.
*Thềm lục địa có thể kéo dài ra tới 350 hải lý
Cũng theo Công ước này, ở vùng biển chồng lấn, VN và các QG ven biển khác có nghĩa vụ đàm phán với nhau tìm giải pháp công bằng; trong khi chờ đợi, các bên có thể thỏa thuận về những dàn xếp tạm thời như thỏa thuận về đường QL tạm thời, về cùng khai thác...các thoả thuận tạm thời này sẽ không ảnh hưởng đến đòi hỏi chủ quyền của các bên liên quan và kết quả phân định cuối cùng giữa các bên.
Biển Đông có 2 quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc là Hoàng Sa(HS), Trường Sa(TS).
Quần đảo HS gồm trên 30 đảo, bãi đá, cồn san hô và bãi cạn, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (TQ) khoảng 130 hải lý. Dt toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10 km2, đảo lớn nhất là Phú Lâm dt khoảng 1,5 km2.
Quần đảo TS gồm hơn 100 đảo, bãi đá, cồn san hô và bãi cạn, cách Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) khoảng 248 hải lý, đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) khoảng 203 hải lý, cách đảo Hải Nam khoảng 595 hải lý. Dt toàn bộ phần nổi của quần đảo cũng khoảng 10 km2, đảo Ba Bình lớn nhất, rộng khoảng 0,5 km2.
II- VN LÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN XÁC LẬP CHỦ QUYỀN VÀ LÀ QG DUY NHẤT QUẢN LÝ LIÊN TỤC, HOÀ BÌNH PHÙ HỢP VỚI CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT PHÁP QT ĐỐI VỚI 2 QUẦN ĐẢO HS VÀ TS.
Cho đến thế kỷ XVII, 2 quần đảo HS, TS là các đảo vô chủ. Vào nửa đầu thế kỷ XVII, Chúa Nguyễn tổ chức “Đội HS” (Cát Vàng) lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi ra HS thu lượm hàng hóa của các tàu đắm, đánh bắt hải sản quí hiếm mang về dâng nộp triều đình; đồng thời đo vẽ, trồng cây và dựng mốc trên quần đảo.
Lúc bấy giờ, địa danh quần đảo HS liền một dải, bao gồm cả HS và Vạn Lý TS.
Vào nửa đầu thế kỷ XVIII, Chúa Nguyễn tổ chức thêm “Đội Bắc Hải” lấy người thôn Tứ Chính, xã Cảnh Dương, phủ Bình Thuận ra quần đảo TS làm nhiệm vụ như đội HS.
Các hoạt động của Nhà Nguyễn tại HS và TS được lưu lại trong tài liệu lịch sử của nhiều tác giả trong nước như “Toàn tập Thiên nam tứ chí lộ đồ thư” của Đỗ Bá tự Công Đạo (l686) hay “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn (1776) mà còn được người nước ngoài ghi chép lại khi họ đến làm ăn, sinh sống tại VN.

Đại Nam nhất thống toàn đồ 1820
– 41
An Nam Đại quốc hoạ đồ
(Linh mục Jean Louis Taberd 1838)
Thời Pháp thuộc, CP Pháp đã có nhiều hoạt động củng cố chủ quyền VN ở HS,TS với tư cách người kế thừa chủ quyền VN.
l925-27, Pháp đã tổ chức điều tra trên HS và duy trì tuần tra trên quần đảo. Liên tục trong các năm l930-33, Pháp đã đưa quân đội ra đóng ở TS.
l933, Pháp đã sáp nhập quần đảo TS vào tỉnh Bà Rịa, năm 1938 thành lập đơn vị hành chính ở HS thuộc tỉnh Thừa Thiên.
Pháp còn đặt cột mốc, xây hải đăng, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện trên 2 quần đảo. Trong quan hệ QT, Pháp đã nhiều lẩn phản đối TQ nêu yêu sách chủ quyền đối với HS.
14/10/1950, Pháp chính thức chuyển giao việc quản lý quần đảo HS cho CP Bảo Đại.
Tại Hội nghị San Francisco(l951),TTg kiêm Ngoại trưởng CP Bảo Đại Trần Văn Hữu đã khẳng định chủ quyền từ lâu đời của VN đối với 2 quần đảo mà không gặp phải ý kiến phản đối nào.
1956, Chính phủ VNCH quyết định quần đảo TS thuộc tỉnh Phước Tuy, chuyển quần đảo HS từ tỉnh Thừa Thiên về tình Quảng Nam (1961).
Tháng 4/1975, Chính phủ CMLT CHMNVN tiếp quản 6 đảo : TS, Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn và An Bang.
Chính phủ CMLT CHMNVN tiếp tục khẳng định chủ quyền của VN đối với 2 quần đảo HS, TS.
Nhà nước VN đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về biển và 2 quần đảo HS, TS như: Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN VN về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền KT và thềm lục địa VN năm 1977; Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN VN về đường cơ sở năm 1982; Hiến pháp năm l992; NQQH khoá IX, kỳ họp thứ 5 (1994) về phê chuẩn Công ước của LHQ về Luật Biển 1982; Luật Biên giới QG năm 2003.
Nhà nước VN nhiều lần công bố Sách trắng về chủ quyền của VN đối với HS, TS, khẳng định 2 quần đảo HS, TS là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ VN, VN có đầy đủ chủ quyền đối với 2 quần đảo này, phù hợp với các quy định của luật pháp và thực tiễn QT.
Năm l982, CP đã quyết định thành lập huyện TS tỉnh Đồng Nai, huyện HS tỉnh QN-Đà Nẵng. Hiện nay, huyện HS thuộc tp Đà Nẵng và huyện TS thuộc tỉnh Khánh Hoà. Tháng 4/2007, Chính phủ VN quyết định thành lập thị trấn TS, xã Song Tử Tây và xã Sinh Tồn thuộc huyện TS.
TQ dùng vũ lực chiếm các đảo phía Đông HS (4/1956), các đảo phía tây HS(1/1974), một số bãi ngầm ở TS (3/1988, l/1995), chính quyền VN mỗi thời kỳ đã lên án, kiên quyết phản đối:
*20/1/1974, Chính phủ CMLT CHMNVN đã ra Tuyên bố 3 điểm phản đối hành động dùng vũ lực của TQ ở HS;
*14/2/1975, Bộ Ngoại giao CP VNCH công bố “Sách trắng” khẳng định các quyền lịch sử và pháp lý của VN đối với HS, TS;
*14/3/1988, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN VN đã ra Tuyên bố lên án TQ gây xung đột vũ trang và chiếm đoạt một số bãi đá ngầm tại TS;
*Các năm 1979,l981,l988, Bộ Ngoại giao nước CH XHCN VN đã 3 lần công bố Sách trắng về HS, TS.
Rõ ràng, chúng ta có đủ bằng chứng lịch sử-pháp lý khẳng định chủ quyền VN đối với 2 quần đảo HS, TS; VN là QG duy nhất đã chiếm hữu, quản lý 2 quần đảo một cách liên tục, hoà bình, phù hợp với các quy định của luật pháp QT.
III-LẬP TRƯỜNG CỦA CÁC BÊN TRANH CHẤPCHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI 2 QUẦN ĐẢO HS, TS CỦA VN.
Sang thế kỷ XX, TQ và 1 số nước trong khu vực nêu yêu sách chủ quyền đối với 2 quần đảo HS, TS của VN, thậm chí còn dùng vũ lực chiếm đoạt 1 số đảo, bãi đá ở khu vực này, bất chấp luật pháp QT, tình hình Biển Đông ngày càng phức tạp.
TQ đã chiếm toàn bộ quần đảo HS. Ở TS, ngoài 21 đảo, bãi đá và bãi ngầm VN đang nắm giữ, TQ đang chiếm đóng 7 bãi đá, bãi cạn, Đài Loan chiếm 2 đảo, bãi cạn, Philippin chiếm đóng 9 và Malaysia chiếm đóng 5 đảo, bãi đá, bãi cạn. Brunei cũng là một bên tranh chấp nhưng không chiếm giữ đảo, bãi đá nào.
1- TQ
Sau cuộc đổ bộ chớp nhoáng của Đô đốc Lý Chuẩn lên HS (1909), TQ bắt đầu quan tâm quần đảo này. Tuy nhiên, tại các hội nghị QT về quy chế lãnh thổ sau Chiến tranh thế giới II, TQ không nói gì tới 2 quần đảo HS, TS.
1947, Chính quyền Trung Hoa dân quốc xuất bản bản đồ ``Nam hải chư đảo” và được CHND Trung Hoa in lại năm 1950 trên bản đồ ``Trung Hoa ND CH quốc phân tỉnh tinh đồ” thể hiện đường yêu sách 9 đoạn đứt khúc (gọi nôm na là đường lưỡi bò) chiếm tới 80% diện tích Biển Đông, cho rằng đây là đường “quốc giới” và vùng biển phía trong là “vùng biển thuộc quyền tài phán của TQ”

Việc vẽ một đường đứt khúc mơ hồ để đòi hỏi chủ quyền biển như vậy là vô căn cứ, trái với luật pháp và tập quán QT, không có cơ sở thực tiễn và lịch sử, không được các QG khu vực và thế giới thừa nhận. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho tình hình Biển Đông phức tạp.
Hành động này của TQ vi phạm các quy định của luật pháp QT, nhất là Hiến chương LHQ.
Để hỗ trợ yêu sách phi lý đó, TQ tiến hành các hoạt động quân sự, KT, chính trị, cả bằng hoạt động lập pháp như mới đây công bố thành lập tp Tam Sa, trực tiếp quản lý 3quần đảo Tây Sa(tức HS), Nam Sa(tức TS) và Đông Sa.
2. Đài Loan
Đài Loan hiện đang chiếm đảo Ba Bình thuộc TS, đã xây dựng công trình trên bãi cạn Bàn Than năm 2004, cách đảo Ba Bình khoảng 0,4 km. Đài Loan cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến 2 quần đảo và đang xúc tiến nâng cấp đường băng và hệ thống giao thông trên đảo Ba Bình.
3. Philippin
Trước năm 1898, Nhà nước Philippin chưa bao giờ coi quần đảo TS thuộc lãnh thổ của mình.
1898, Tây Ban Nha ký Hiệp ước Pari, nhượng quần đảo Philippin cho Mỹ, quần đảo TS không nằm trong đường ranh giới quần đảo Philippin.
1956, 1người Philippin đến TS, vạch một đường bao quanh và tuyên bố sở hữu quần đảo này, đặt tên Kalayaan (Vùng đất tự do).
1979, Tổng thống Philippin ký Sắc lệnh sáp nhập quần đảo TS (trừ đảo TS lớn) vào tỉnh Palawan của Philippin với lập luận rằng các đảo này thuộc Philippin vì nó cận kề về địa lý và quan trọng cho AN, QP của Philippin.
4. Malaysia
Năm 1979, Malaysia xuất bản bản đồ công bố ranh giới thềm lục địa của Malaysia bao trùm lên phần phía nam quần đảo TS với lập luận các đảo, bãi đá ở TS thuộc về Vương quốc cổ của Malaysia và nằm trong phạm vi yêu sách thềm lục địa của Malaysia.
5. Brunei
Năm 1988 và 1993, Brunei công bố bản đồ yêu sách thềm lục địa ở Biển Đông trùm lên một phần nhỏ phía nam quần đảo TS. Tuy nhiên, Brunei không chiếm đóng đảo, bãi đá nào của quần đảo TS.
IV- CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
Trong bối cảnh hiện nay, việc quán triệt và tổ chức thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về giữ vững hòa bình để PTKT, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, đồng thời bảo đảm AN, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, VN muốn là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước.
Mặt khác,Đảng và Nhà nước ta khẳng định chủ quyền VN đối với HS, TS, giải quyết các tranh chấp về chủ quyền và các bất đồng khác liên quan Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng luật pháp QT, đặc biệt là Công ước của LHQ về Luật Biển 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền KT và thềm lục địa;
Trong khi nỗ lực đàm phán tìm giải pháp, các bên liên quan cần duy trì sự ổn định, giữ nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Cùng với việc giải quyết một cách căn bản về biên giới trên bộ, tiến tới xây dựng đường biên giới trên bộ hòa bình, hữu nghị, hợp tác với TQ, Lào và CPC, VN đã đàm phán, ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử với CPC (1982); Thỏa thuận khai thác chung với Malaysia (1992); Hiệp định phân định ranh giới biển với Thái (1997); Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác nghề cá với TQ (2000); Hiệp định phân định thềm lục địa với Indonesia (2003).

hiệp định phân định
vịnh bắc bộ
việt nam - trung quốc (2000)
Hiệp định
hợp tác nghề cá trong
Vịnh bắc bộ
việt nam trung quốc (2000)
Sơ đồ vùng nước lịch sử VN - Cpc
(07/7/1982)
VN đang đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ với TQ; phân định vùng đặc quyền KT và thềm lục địa với Malaysia; phân định vùng đặc quyền KT với Indonesia; phân định biển với CPC; phân định vùng chồng lấn thềm lục địa ba nước VN, Thái, Malaysia; phân định vùng chồng lấn thềm lục địa với Brunei.
Ta cũng đang kiên trì đàm phán để bảo vệ Vùng thông báo bay (FIR - vùng trời); xác định Vùng trách nhiệm tiếp nhận thông tin cứu nạn hàng hải (VNMCC); xác định ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý theo yêu cầu của LHQ. Năm 2005, cơ quan dầu khí QG 3 nước VN, TQ, Philippin đã ký và triển khai Thỏa thuận thăm dò địa chấn biển chung tại khu vực thỏa thuận trên Biển Đông...
SƠ ĐỒ TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG
Cùng với công tác tuyên truyền cho ngư dân ta về các Thỏa thuận QT hữu quan, Hải quân ta còn tiến hành các chuyến tuần tra chung trên biển với Hải quân Thái, với Hải quân CPC và trong Vịnh Bắc Bộ với Hải quân TQ.
Ngoài ra, chúng ta cũng tham gia tích cực triển khai Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được các nước thành viên ASEAN và TQ ký ngày 04/11/2002; tham gia Hội thảo khống chế xung đột tiềm tàng ở Biển Đông do Indonesia chủ trì; hợp tác với Philippin triển khai Dự án hợp tác NCKH biển VN-Philippin.
Đầu năm 2007 đến nay, tình hình trên Biển Đông diễn biến rất phức tạp, TQ có các hoạt động vi phạm chủ quyền VN trên Biển Đông :
*Ngăn cản các công ty dầu khí nước ngoài đang hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí trên thềm lục địa VN;
*Sử dụng tàu và máy bay có vũ trang cản trở hoạt động của ta trên biển.
*Tổ chức thăm dò dầu khí ở vùng biển HS thuộc vùng đặc quyền KT biển VN.
*Tổ chức tập trận trên vùng biển HS,TS vào lúc HN cấp cao ASEAN và ASEAN+1 tại Singapore.
*Quốc vụ viện TQ lập tpTam Sa, tỉnh Hải Nam.
Chúng ta đã kiên trì vận động, giao thiệp và đấu tranh qua đường ngoại giao cũng như trên thực địa.
Đến nay, hầu hết các đối tác dầu khí nước ngoài đang tiếp tục hoạt động bình thường trên thềm lục địa VN; Ta đã kết hợp chặt chẽ đấu tranh ngoại giao với việc ngăn cản quyết liệt trên biển, buộc phía TQ phải dừng các hoạt động thăm dò dầu khí bất hợp pháp; Bộ NG và TTg Nguyễn Tấn Dũng dã có công hàm và ý kiến chính thức dấu tranh với Bộ NG và TTg Ôn Gia Bảo của TQ; Phía ta cũng có nhiều biện pháp bảo vệ hoạt động bình thường của ngư dân ta trên biển, kiên quyết phản đối và đòi bồi thường đối với các hoạt động xâm hại đến tính mạng và phương tiện của ngư dân ta.
Chúng ta tiếp tục theo dõi chặt diễn biến tình hình, kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích QG trên biển; đồng thời đẩy mạnh công tác đàm phán, phân định biển với các nước láng giềng; tăng cường hợp tác theo Công ước LHQ về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, giữ gìn hòa bình và ổn định trên biển, tìm giải pháp ổn định, lâu dài.
Đẩy mạnh việc PTKT kết hợp bảo vệ AN-QP trên biển; tăng cường tuyên truyền, GD nâng cao kiến thức về chủ quyền biển đảo QG.
Cần cảnh giác trước mọi âm mưu của các thế lực cơ hội, thù địch lợi dụng bất đồng về chủ quyền lãnh thổ để kích động, chia rẽ quan hệ ta với TQ và các nước láng giềng; công kích, xuyên tạc chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng,Nhà nước.
V- VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI LÃNH THỔ VÀ BIỂN ĐÔNG TRONG QUAN HỆ VN–TQ
VN và TQ có quan hệ gắn bó lâu đời. Hai nước có nhiều điểm tương đồng về VH, TT, lối sống. Đảng, CP, NDTQ đã dành cho VN sự ủng hộ to lớn và quan trọng trong 2 cuộc KC chống TD Pháp và ĐQ Mỹ. Chúng ta mãi mãi biết ơn Đảng, CP và NDTQ về sự giúp đỡ quý báu này.
VN và TQ là 2 nước XHCN, đều do ĐCS lãnh đạo. Với quyết tâm và cố gắng chung của 2Đảng và ND 2nước, VN và TQ đã và đang phát triển quan hệ toàn diện theo phương châm ``Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt ``Láng giềng tốt, đồng chí tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt”
TQ là đối tác KT, TM lớn và quan trọng của VN. Từ sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay, quan hệ Việt - Trung không ngừng phát triển. Đây là thành tựu chung của 2Đảng, 2Nhà nước và ND 2nước, được Lãnh đạo và ND 2 nước dày công vun đắp, 2nước đều phải có trách nhiệm cùng nhau giữ gìn và phát huy. Tuy trong quan hệ giữa VN và TQ vẫn tồn tại một số vấn đề cần tiếp tục bàn bạc giải quyết, nhưng nhìn tổng thể, sự tin cậy và hiểu biết giữa 2nước đang ngày càng được tăng cường, quan hệ hợp tác về mọi mặt ngày càng đi vào chiều sâu, mang lại lợi ích thiết thực cho cả 2nước
Tranh chấp về biên giới lãnh thổ và trên Biển Đông là một vấn đề do lịch sử để lại, rất phức tạp và nhạy cảm.
*Từ 1974, Chính phủ 2 nước đã bắt đầu đàm phán về biên giới trên Vịnh Bắc Bộ.
*11/1991, khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ, Lãnh đạo cấp cao 2bên đã đạt nhận thức chung về việc khôi phục đàm phán, giải quyết hòa bình các vấn đề tranh chấp trên bộ, trên Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông.
*Từ đó đến nay, đã liên tục tiến hành các cuộc đàm phán ở cấp Chính phủ và cấp chuyên viên. Hai bên cũng đã nhất trí tham gia diễn đàn đa phương trong khuôn khổ ASEAN về Biển Đông.
Hiệp ước HĐBG trên bộ Việt - Trung đã được ký kết cuối năm 1999, công tác PGCM cũng đang được gấp rút triển khai, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2008;
Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác về nghề cá đã được ký kết cuối năm 2000, đang được triển khai thực hiện.
Hai bên cũng đã tiến hành 11 vòng đàm phán về vấn đề trên biển và 3 vòng đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Gần đây, VN và TQ đạt được một số nhận thức chung về việc hợp tác cùng có lợi trong các lĩnh vực: BVMT, cứu hộ, cứu nạn, dự báo khí tượng biển... đến hợp tác thăm dò khai thác dầu khí ở một số khu vực có chồng lấn thực sự.
VI-NHỮNG QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CẦN QUÁN TRIỆT
Đường lối đối ngọai độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa.
Với các nước láng giềng phải Hòa bình, Hữu nghị, Bình đẳng, Giữ vững chủ quyền.
Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo phải dựa trên Công ứớc của LHQ về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) kí kết ngày 04/11/2002 tại Phnom Pênh giữa các nước ASEAN và TQ.
Càng khó khăn càng phải bình tỉnh, tự chủ, không nghiên ngã. Phải giữ vững môi trường hòa bình để PT KTXH, đẩy mạnh CNH, HĐH, đồng thời phải giữ vững chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền Biển Đông.
CÁM ƠN QUÍ VỊ
QUAN TÂM THEO DÕI !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Mạnh Đường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)