Hoạn thư ghen chồng- cao siêu
Chia sẻ bởi Phan Huy Cat |
Ngày 06/11/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: hoạn thư ghen chồng- cao siêu thuộc Tin học 9
Nội dung tài liệu:
Hoạn Thư ghen ra sao?
Lâu nay, nhiều người vẫn dùng hình ảnh Hoạn Thư - một nhân vật mang nhiều nét điển hình trong thế giới Truyện Kiều của Nguyễn Du - để chỉ những phụ nữ hoặc là mắc bệnh ghen tuông nam nữ vô cớ hoặc là có những màn đánh ghen ầm ĩ ở đời. Kỳ thực, trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, từ câu 1528 (khi Hoạn Thư chính thức xuất hiện) đến câu 2014 (lúc Hoạn Thư lui vào hậu trường và màn ghen tuông khép lại) Nguyễn Du đề cập chủ yếu đến mối quan hệ rắc rối giữa ba nhân vật Thúc Sinh - Hoạn Thư - Thuý Kiều và cái máu "nhà ghen" của Hoạn Thư, thì Hoạn Thư hoàn toàn không phải là con người ghen tuông theo kiểu mà lâu nay người đời vẫn gán ghép.
Hoạn Thư là người như thế nào? Trong "lý lịch trích ngang" của nhân vật con nhà gia thế này Nguyên Du đã ghi:
Ở ăn thì nết cũng hay.
Nói điều ràng buộc thì tay cũng già. (2534)
Rõ ràng, trong cuộc sống ("ở ăn") Hoạn Thư là một phụ nữ tốt ("nết cũng hay"); khôn ngoan, hiểu biết nghĩa lý ("nói lời ràng buộc") và tỏ ra cứng rắn khi giải quyết những việc thuộc về lý ("tay cũng già"). Thuý Kiều cũng đã từng tìm hiểu và đánh giá về mặt hạnh kiểm ở con người Hoạn Thư:
Trộm nghe kẻ lớn trong nhà,
Ở vào khuôn phép nói ra mối dường (1484).
Một người được cả Thuý Kiều lẫn Nguyễn Du ghi nhận như vậy hẵn không thể có những "đòn ghen" vô cớ.
Trong những ngày "Chỉ non thề bể nặng gieo đến lời" (1368), ân ái với Thúc Sinh; Thuý Kiều - nạn nhân của "đòn ghen" Hoạn Thư sau này - đã nhiều lần lo, nghĩ:
Bấy lâu khăng khít dải đồng,
Thêm người người cũng chia lòng riêng tây.
Vẻ chi chút phận bèo mây,
Làm cho bể ái khi đầy khi vơi.
Trăm điều ngang ngửa vì tôi,
Thân sau ai chịu tội trời ấy cho. (1346)
Là người "Thông minh vốn sẵn tính trời"(0029) Thuý Kiều tiên liệu trước:
Dễ loà yếm thắm, trôn kim.
Làm chi bưng mắt bắt chim khó lòng. (1508)
Nên đã khuyên Thúc Sinh :
Đến nhà, trước liệu nói sòng cho minh.
Dù khi sóng gió bất bình
Lớn ra uy lớn tôi đành phận tôi. (1512)
Cốt để:
Sao cho trong ấm thì ngời mới êm. (1506)
Tiếc rằng con người "quen thói bốc rời" nơi Thúc Sinh chẳng mảy may nhập tâm "Nghĩ đà bưng bít miệng bình, Nào ai có khảo mà mình lại xưng (1578) nên hậu quả xảy ra đúng y như điều mà Thuý Kiều tiên đoán.
Như vậy, hành động của Hoạn Thư là có nguyên cớ và trong một chừng mực nào đó nó hợp với cách ứng xử thường tình hiện hữu của dân gian: "Ghen tuông thì cũng người ta thường tình"(2366), "Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai"(2370). Chính cái lý lẽ này được Hoạn Thư đưa ra để "tranh tụng" và cứu sống mình tại phiên toà Lâm Tri sau này.
Một điểm nữa cần được "minh oan" là hành động ghen tuông của Hoạn Thư khác với sự ghen tuông ầm ĩ như thói thường.
Khi biết Thúc Sinh dan díu với Thuý Kiều, Hoạn Thư cũng ghen, cũng giận "Lửa tâm càng dập càng nồng" (1537) nhưng lại tự nhủ:
Dại chi chẳng giữ lấy nền
Hay chi mà rước tiếng ghen vào mình.(1542)
Hoạn Thư đã hành động nhất quán với điều tự nhủ ấy: ghen mà như không ghen, ghen nhưng không để người khác thấy:
Nỗi lòng kín chẳng ai hay,
Ngoài tai để mặc gió bay mái ngoài. (1554)
Kể cả khi có người mách tin để tâng công, dầu biết rõ đó là sự thật mười mươi Hoạn Thư vẫn một mực bảo vệ danh dự cho chồng:
Chồng tao chẳng phải như ai
Điều này hẳn miệng những người thị phi.
Vội vàng xuống lệnh ra uy,
Đứa thì vả miệng đứa thì bẻ răng. (1562)
Và khi Thúc Sinh trở lại nhà, dầu trong lòng đang chất chứa "lửa tâm", "trách người đen bạc ra lòng trăng hoa" (1538) nhưng Hoạn Thư vẫn "cười nói tỉnh say" và về mặt hình thức bên ngoài vẫn tỏ ra "Chữ tình càng mặn, chữ duyên càng nồng" (1570).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Huy Cat
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)