Hoamantrang
Chia sẻ bởi Tạ Thị Lan Anh |
Ngày 21/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: hoamantrang thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Hoa mận trắng
Xuân Quỳnh
TÓM TẮT TRUYỆN:
Làng Dược Hạ ở chân núi Mào Gà. Đường làng nhiều cọ, bờ rào nhiều mây dai và dây lạc tiên. Trẻ con trong làng thường lên đồi cắt lá guột đem về đun. Bó guột thành từng bó to, lăn từ lưng đồi xuống rồi gánh về làng. Chỉ riêng trẻ làng Dược Hạ biết cách bó guột chặt, to mà gọn nhất. Chúng cắt cũng nhanh nhất, không trẻ làng nào theo kịp. Khi chơi ô ăn quan, chơi cướp cờ, khi học hát cũng như khi thi bơi ở đầm, trẻ làng Dược Hạ luôn được giải nhất. “Trẻ con làng ta” – Trẻ làng Dược Hạ thường nói một cách tự hào như vậy.
Tất cả học sinh lớp 4B đều là trẻ con Dược Hạ. Ai cũng biết lớp 4B của cô giáo Thư học giỏi, cả lớp chơi thân với nhau như anh chị em ruột.
Thằng Định – lớp phó – được coi là “thủ lĩnh” của bọn con giai, nó chỉ huy đội bóng lớp.
Thằng Biên còi báo cho thằng Định biết là lớp có một đứa con gái mới tên là Bích, nó không phải là trẻ con làng Dược Hạ. Thằng Định nhăn mũi, có vẻ bực tức lắm. Cả lớp đều ngoảnh lại nhìn cô học trò mới (ngồi cạnh cái Tâm), có tiếng xì xào hỏi nhau. Khi cô Thư vào lớp, cô giới thiệu người bạn mới cho cả lớp biết Bích sống ở ngoài ga – bố bạn ấy lái tàu hỏa. Nhà ga bị bom, tạm dời xuống phía dưới, bố của Bích lái tàu đi suốt đêm trên đường, bom đạn nhiều, phải gửi Bích về làng, ở nhờ nhà mẹ bạn Tâm và học lớp 4B. Biết chuyện cả lớp ồn ào nhưng đứa nào cũng có vẻ ngưỡng mộ và phục cái Bích.
Tối hôm ấy, mẹ thằng Định sai nó mang thuốc sang nhà cái Tâm, mẹ cái Tâm bị cảm. Định ngượng nghịu ngồi xuống cái ghế cạnh bàn, giả vờ nhìn vào quyển sách. Nó nghe thấy cái Bích đang khe khẽ kể chuyện với mẹ con bác Tâm. Bích kể về cái đêm Mĩ ném bom , kể về cây mận bố nó trồng vẫn còn nguyên.
Vào cuối mùa đông, còn ít hôm nữa là Tết. Trời rét và mưa phùn. Cái Bích đã quen với lớp 4B, quen với làng Dược Hạ. Nó cũng thường cùng bọn trẻ làng lên núi cắt guột, đã biết cách bó guột cho thật chặt và biết lăn guột từ đỉnh xuống chân đồi. Định, Biên còi đều đã trở thành bạn thân của cái Bích. Nhưng Định vẫn thấy cái Bích có vẻ gì hơi buồn buồn. Chắc Bích nhớ bố nó đang lái tàu trên đường. Bích cũng hay nhắc đến cây mận
Tối hai mươi tám Tết, trời gió lạnh, khu ga lúc chiều lại vừa bị ném bom. Định đứng lại trước hàng rào xi măng xiêu đổ. Định ôm cái xẻng ngắn, rụt rè nhìn quanh, tưởng như một quả bom sắp nổ bùng.Vừa lom khom leo qua đống ngói vỡ, Định giật bắn người, một tiếng quát vang lên. Một bóng người cao lớn từ đâu nhảy phắt ra. Một bàn tay cứng như sắt kéo vai chú bé lại. Ánh đèn pin sáng xanh soi thẳng vào cái mặt ướt đầm của thằng Định.
Đó chính là hai anh bộ đội. Hai anh hỏi Định đi đâu. Định vừa sợ vừa rét, miệng mếu xệch, nước mắt ứa ra. Nó khóc. Hai anh bảo Định nín đi và ngồi xuống kể mọi việc. Định ngồi xuống, ấp úng một chút, rồi bạo dạn nói. Nó kể chuyện cái Bích, chuyện cây mận và bảo nó định ra đào cây mận về cho cái Bích. Biết được câu chuyện, hai anh bộ đội đã giúp Định bới cây mận lên bứng cả rễ. Định ôm cây mận gốc bọc đất và lá khô về tới đầu làng thì đã khuya. Thằng Biên còi ngồi đợi trước kho hợp tác, nó mặc áo bông to xù, mặt đờ đẫn vì buồn ngủ. Hai đứa rón rén mở cửa hàng rào nhà bác Tâm, lúi húi đi vào mảnh vườn im ắng tối om. Sáng sớm, Bích mở cửa bước ra hiên, bỗng kêu lên, dụi mắt, ngỡ mình ngủ mơ. Mẹ con cái Tâm cũng chạy ra. Không ai hiểu từ đâu, phép lạ nào đã đưa cây mận từ ga về.
Từ bữa ấy, hôm nào cái Bích cũng tưới nước, vun gốc cho cây mận. Nó đoán mãi vẫn không biết ai đã mang cây mận về. Định thì im lặng và bắt Biên còi cũng phải giữ bí mật. Biên còi ngứa ngáy không nhịn được, mấy lần suýt “tiết lộ” ra. Sang tháng ba, trời ấm dần. Bây giờ đã hết sơ tán, bố Bích chuyển công tác về ga Hà Nội. Bác về làng Dược Hạ đón Bích ra Hà Nội học.
Bích không thể mang cây mận đi theo. Buổi Bích rời làng, Tâm, Định, Biên còi, cô Thư và cả lớp 4B tiễn nó ra ga. Bích tần ngần đứng bên cây mận rất lâu, nó ôm bác Tâm dân dấn nước mắt, dùng dằng mãi rồi mới xách chiếc túi du lịch, cùng bố và các bạn đi ra ngõ…
Mấy năm qua, làng Dược Hạ nhiều nhà chiết giống mận ở vườn bác Tâm về trồng. Cây mận ấy tuy còn ít quả, nhưng đúng như lời cái Bích nói, quả nào cũng tím hồng, to bằng cái chén và ngọt lịm. Mọi người gọi là “mận cái Bích”. Cái Bích ở Hà Nội, học trong một ngôi trường to và đông, vẫn nhớ làng Dược Hạ, nhớ lớp 4B, nhớ các bạn và cây mận. Không hiểu Bích đã đoán ra ai mang cây mận về trong cái đêm mưa rét ấy chưa?
Mùa xuân, những con tàu đi qua chân núi Mào Gà, thấy chen dưới màu xanh của cọ và dây lạc tiên, những cây mận nở hoa trắng xóa.
NỘI DUNG TÁC PHẨM:
Tác phẩm kể về câu chuyện lớp học ở làng Dược Hạ thời giặc Mĩ ném bom. Điều đó khiến em Bích sống ở ga , một em học sinh lớp 4 phải chịu cảnh bom nổ, phải chui xuống hầm, đất phủ khắp người. Em phải chuyển trường vì nhà ga bị bom, tạm dời xuống phía dưới, bố của bạn Bích lái tàu đi suốt đêm trên đường, bom đạn nhiều, phải gửi Bích về làng, ở nhờ mẹ bạn Tâm và học lớp 4B của làng. Trong cảnh chiến tranh ấy moi vật dường như đều bị phá hủy nhưng cây mận của ba Bích đem về trồng vẫn còn nguyên vẹn. Cây mận ấy như hình ảnh những con người Việt Nam kiên trì, anh dũng; như là một biểu tượng về một ngày mai tươi sáng hơn, hòa bình, không còn chiến tranh nữa.
Hình ảnh những con người Việt Nam dù trong chiến tranh nhưng vẫn biết yêu thương nhau : tình yêu thương giữa các bạn trong lớp với Bích, tình thương của cô Thư với các em học sinh; sự đùm bọc của mẹ bạn Tâm với Bích. Tình cảm và trách nhiệm cùa những anh bộ đội. Đặc biệt nhất là công việc lái tàu và chiến đấu không ngừng của bố Bích.
Ý NGHĨA TRUYỆN
Truyện nói lên tình cảm của những con người Việt Nam luôn biết yêu thương, giúp đỡ nhau trong thời loạn lạc, chiến tranh. Tinh thần, trách nhiệm của bộ đội cũng như toàn thể nhân dân luôn một lòng với đất nước. Và hình ảnh cây mận là hình ảnh về con người Việt Nam anh dũng, hình ảnh về một tương lai tốt đẹp của đất nước.
Hoa mận trắng
Xuân Quỳnh
TÓM TẮT TRUYỆN:
Làng Dược Hạ ở chân núi Mào Gà. Đường làng nhiều cọ, bờ rào nhiều mây dai và dây lạc tiên. Trẻ con trong làng thường lên đồi cắt lá guột đem về đun. Bó guột thành từng bó to, lăn từ lưng đồi xuống rồi gánh về làng. Chỉ riêng trẻ làng Dược Hạ biết cách bó guột chặt, to mà gọn nhất. Chúng cắt cũng nhanh nhất, không trẻ làng nào theo kịp. Khi chơi ô ăn quan, chơi cướp cờ, khi học hát cũng như khi thi bơi ở đầm, trẻ làng Dược Hạ luôn được giải nhất. “Trẻ con làng ta” – Trẻ làng Dược Hạ thường nói một cách tự hào như vậy.
Tất cả học sinh lớp 4B đều là trẻ con Dược Hạ. Ai cũng biết lớp 4B của cô giáo Thư học giỏi, cả lớp chơi thân với nhau như anh chị em ruột.
Thằng Định – lớp phó – được coi là “thủ lĩnh” của bọn con giai, nó chỉ huy đội bóng lớp.
Thằng Biên còi báo cho thằng Định biết là lớp có một đứa con gái mới tên là Bích, nó không phải là trẻ con làng Dược Hạ. Thằng Định nhăn mũi, có vẻ bực tức lắm. Cả lớp đều ngoảnh lại nhìn cô học trò mới (ngồi cạnh cái Tâm), có tiếng xì xào hỏi nhau. Khi cô Thư vào lớp, cô giới thiệu người bạn mới cho cả lớp biết Bích sống ở ngoài ga – bố bạn ấy lái tàu hỏa. Nhà ga bị bom, tạm dời xuống phía dưới, bố của Bích lái tàu đi suốt đêm trên đường, bom đạn nhiều, phải gửi Bích về làng, ở nhờ nhà mẹ bạn Tâm và học lớp 4B. Biết chuyện cả lớp ồn ào nhưng đứa nào cũng có vẻ ngưỡng mộ và phục cái Bích.
Tối hôm ấy, mẹ thằng Định sai nó mang thuốc sang nhà cái Tâm, mẹ cái Tâm bị cảm. Định ngượng nghịu ngồi xuống cái ghế cạnh bàn, giả vờ nhìn vào quyển sách. Nó nghe thấy cái Bích đang khe khẽ kể chuyện với mẹ con bác Tâm. Bích kể về cái đêm Mĩ ném bom , kể về cây mận bố nó trồng vẫn còn nguyên.
Vào cuối mùa đông, còn ít hôm nữa là Tết. Trời rét và mưa phùn. Cái Bích đã quen với lớp 4B, quen với làng Dược Hạ. Nó cũng thường cùng bọn trẻ làng lên núi cắt guột, đã biết cách bó guột cho thật chặt và biết lăn guột từ đỉnh xuống chân đồi. Định, Biên còi đều đã trở thành bạn thân của cái Bích. Nhưng Định vẫn thấy cái Bích có vẻ gì hơi buồn buồn. Chắc Bích nhớ bố nó đang lái tàu trên đường. Bích cũng hay nhắc đến cây mận
Tối hai mươi tám Tết, trời gió lạnh, khu ga lúc chiều lại vừa bị ném bom. Định đứng lại trước hàng rào xi măng xiêu đổ. Định ôm cái xẻng ngắn, rụt rè nhìn quanh, tưởng như một quả bom sắp nổ bùng.Vừa lom khom leo qua đống ngói vỡ, Định giật bắn người, một tiếng quát vang lên. Một bóng người cao lớn từ đâu nhảy phắt ra. Một bàn tay cứng như sắt kéo vai chú bé lại. Ánh đèn pin sáng xanh soi thẳng vào cái mặt ướt đầm của thằng Định.
Đó chính là hai anh bộ đội. Hai anh hỏi Định đi đâu. Định vừa sợ vừa rét, miệng mếu xệch, nước mắt ứa ra. Nó khóc. Hai anh bảo Định nín đi và ngồi xuống kể mọi việc. Định ngồi xuống, ấp úng một chút, rồi bạo dạn nói. Nó kể chuyện cái Bích, chuyện cây mận và bảo nó định ra đào cây mận về cho cái Bích. Biết được câu chuyện, hai anh bộ đội đã giúp Định bới cây mận lên bứng cả rễ. Định ôm cây mận gốc bọc đất và lá khô về tới đầu làng thì đã khuya. Thằng Biên còi ngồi đợi trước kho hợp tác, nó mặc áo bông to xù, mặt đờ đẫn vì buồn ngủ. Hai đứa rón rén mở cửa hàng rào nhà bác Tâm, lúi húi đi vào mảnh vườn im ắng tối om. Sáng sớm, Bích mở cửa bước ra hiên, bỗng kêu lên, dụi mắt, ngỡ mình ngủ mơ. Mẹ con cái Tâm cũng chạy ra. Không ai hiểu từ đâu, phép lạ nào đã đưa cây mận từ ga về.
Từ bữa ấy, hôm nào cái Bích cũng tưới nước, vun gốc cho cây mận. Nó đoán mãi vẫn không biết ai đã mang cây mận về. Định thì im lặng và bắt Biên còi cũng phải giữ bí mật. Biên còi ngứa ngáy không nhịn được, mấy lần suýt “tiết lộ” ra. Sang tháng ba, trời ấm dần. Bây giờ đã hết sơ tán, bố Bích chuyển công tác về ga Hà Nội. Bác về làng Dược Hạ đón Bích ra Hà Nội học.
Bích không thể mang cây mận đi theo. Buổi Bích rời làng, Tâm, Định, Biên còi, cô Thư và cả lớp 4B tiễn nó ra ga. Bích tần ngần đứng bên cây mận rất lâu, nó ôm bác Tâm dân dấn nước mắt, dùng dằng mãi rồi mới xách chiếc túi du lịch, cùng bố và các bạn đi ra ngõ…
Mấy năm qua, làng Dược Hạ nhiều nhà chiết giống mận ở vườn bác Tâm về trồng. Cây mận ấy tuy còn ít quả, nhưng đúng như lời cái Bích nói, quả nào cũng tím hồng, to bằng cái chén và ngọt lịm. Mọi người gọi là “mận cái Bích”. Cái Bích ở Hà Nội, học trong một ngôi trường to và đông, vẫn nhớ làng Dược Hạ, nhớ lớp 4B, nhớ các bạn và cây mận. Không hiểu Bích đã đoán ra ai mang cây mận về trong cái đêm mưa rét ấy chưa?
Mùa xuân, những con tàu đi qua chân núi Mào Gà, thấy chen dưới màu xanh của cọ và dây lạc tiên, những cây mận nở hoa trắng xóa.
NỘI DUNG TÁC PHẨM:
Tác phẩm kể về câu chuyện lớp học ở làng Dược Hạ thời giặc Mĩ ném bom. Điều đó khiến em Bích sống ở ga , một em học sinh lớp 4 phải chịu cảnh bom nổ, phải chui xuống hầm, đất phủ khắp người. Em phải chuyển trường vì nhà ga bị bom, tạm dời xuống phía dưới, bố của bạn Bích lái tàu đi suốt đêm trên đường, bom đạn nhiều, phải gửi Bích về làng, ở nhờ mẹ bạn Tâm và học lớp 4B của làng. Trong cảnh chiến tranh ấy moi vật dường như đều bị phá hủy nhưng cây mận của ba Bích đem về trồng vẫn còn nguyên vẹn. Cây mận ấy như hình ảnh những con người Việt Nam kiên trì, anh dũng; như là một biểu tượng về một ngày mai tươi sáng hơn, hòa bình, không còn chiến tranh nữa.
Hình ảnh những con người Việt Nam dù trong chiến tranh nhưng vẫn biết yêu thương nhau : tình yêu thương giữa các bạn trong lớp với Bích, tình thương của cô Thư với các em học sinh; sự đùm bọc của mẹ bạn Tâm với Bích. Tình cảm và trách nhiệm cùa những anh bộ đội. Đặc biệt nhất là công việc lái tàu và chiến đấu không ngừng của bố Bích.
Ý NGHĨA TRUYỆN
Truyện nói lên tình cảm của những con người Việt Nam luôn biết yêu thương, giúp đỡ nhau trong thời loạn lạc, chiến tranh. Tinh thần, trách nhiệm của bộ đội cũng như toàn thể nhân dân luôn một lòng với đất nước. Và hình ảnh cây mận là hình ảnh về con người Việt Nam anh dũng, hình ảnh về một tương lai tốt đẹp của đất nước.
Hoa mận trắng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Tạ Thị Lan Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)