Hóa nông học

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hải | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: hóa nông học thuộc Hóa học

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN SINH VIÊN
Thành viên nhóm 6:
1/Hồ Thị Yến
2/Lê Thị Hồng
3/Phạm Thị Ngọc Thảo
4/Lê Thị Ngọc Dung
5/Trần Thị Hiền
6/Nguyễn Thị Hải (TN)
Bài 2: giới thiệu một số thuốc hóa học bảo vệ thực vật
CHƯƠNG 6: THUỐC HÓA HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT

Nội dung chính:

1/Thuốc trừ sâu
2/Nhóm thuốc trừ nấm bệnh
3/Nhóm thuốc trừ cỏ dại
4/Nhóm thuốc trừ chuột
5/Nhóm thuốc điều hóa sinh trưởng cây trồng PGR

1. THUỐC TRỪ SÂU (INSECTICIDES)

1.1 Nhóm thuốc trừ sâu clo hữu cơ
a. Lin dan (Y-BHC; Y-666; Y-HCH)
- Công thức phân tử: C6H6Cl6 , thuộc đồng phân dạng thuyền Y-666
- Tên danh pháp: 1,2,3,4,5,6- hexacloxiclohecxan
- Dạng thuốc: bột màu trắng
- Độc tính: thuốc độc nhóm II
- Tác động độc: vị độc, xông hơi và tiếp xúc.
- Thuốc trừ được nhiều loại sâu hại lúa, ngô, bông, đay. Độc đối với ong và cá. Vì thuốc tồn lưu lâu trong môi trường, nên đã bị cấm sử dụng ở việt nam và thế giới

b. DDT (Gesarol, Neocid)

- Công thức phân tử: C14H9Cl5
- Danh pháp: diclodiphenyl tricloetan
- Dạng thuốc: bột màu trắng hơi vàng
- Độc tính: thuốc độc nhóm II
- Tác động độc: tiếp xúc và vị độc
- Thuốc rất bền vững trong cơ thể sống, trong môi trường và sản phẩm động vật, thực vật nên đã bị cấm sử dụng
c. Thiodan (endo sulfan)

- Danh pháp: 6,7,8,9,10, 10a-hecxaclo-1,5, 5a,6, 9,9a-hecxahidro-6,9-metano-2,4,3-benzodioxathiopin-3-oxit
- Độc tính: thuốc độc nhóm II
- Tác động độc: vị độc và tiếp xúc.
- Thuốc diệt được con trùng, nhện đỏ hại bông, ngô, lúa mì, khoai tây, rau…. Thuốc rất độc với cá, ong mật và chim. Là thuốc hạn chế sử dụng tại việt nam
d. Methoxychlor (metox, DMDT)

- Danh pháp: 1,1,1,-triclo-2,2-bis (4-methoxiphenyl) etan
- Độc tính: thuốc độc nhóm IV
- Tác động độc: tiếp xúc và vị độc.
- Thuốc trừ được một số loại sâu miệng nhai cho rau, màu và cây ăn quả, ít tích lũy trong cơ thể sống và môi trường. Là thuốc hạn chế sử dụng tại việt nam

e. Một số thuốc trừ sâu clo hữu cơ khác
Nhóm thuốc trừ sâu clo hữu cơ
1.2. Nhóm thuốc trừ sâu photpho hữu cơ
a. Diazinon (basudin, kayazinon)
- Công thức phân tử:C12H21N2 O3PS; M = 304,3
- Tên danh pháp: 0,0-dietyl-0,2-isopropyl-6-metyl-pyrimidin-4-yl photphorothioat.
- Tác động độc: tiếp xúc, vị độc, xông hơi và thấm sâu.
- Thuốc này trừ được nhiều loại sâu miệng nhai và chích hút rau, màu, cây ăn quả, cây công nghiệp. Liều dùng 500 – 1000mg ai/ha. Đây là thuốc đang được sử dụng rất phổ biến tại việt nam và thế giới.
b. Dichlorovos (DDVP, dedevap, nogos, nuvan, vapona)
- Công thức phân tử: C14H17Cl2O4P; M= 221
- Danh pháp: 2,2- diclovinyldimetylphotphat.
- Dạng thuốc: dung dịch, tan trong nước.
- Độc tính: thuốc độc nhóm IB.
- Tác động độc: tiếp xúc, xông hơi và vị độc.
- Đặc tính: tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ, bền nhiệt. Thủy phân nhanh trong môi trường sống, trong nước và trong môi trường kiềm. Ăn mòn sắc thép.
- Thuốc diệt trừ được nhiều loại sâu hại như: sâu miệng nhai, chích hút, rệp sáp, dòi….. Độc với ong và cá. Thuốc đang được phép sử dụng tại việt nam.

c. Dimethoat (Bi-58, rogor, roxion)
- Công thức phân tử: C5H12NO3PS2 ; M= 229,2.
- Danh pháp: 0,0-dimetyl-s-metyl-cacbomoyl-metylphotphorodithioat.
- Dạng thuốc: tinh thể màu trắng ngà.
- Độc tính: thuốc độc nhóm II.
- Tác động độc: nội hấp, vị độc, tiếp xúc
- Đặc tính: thuốc tan được trong nước, tan trong một số dung môi hữu cơ, thủy phân nhanh trong môi trường kiềm. Thuốc ăn mòn sắt.
- Thuốc diệt được nhiều côn trùng, rệp sáp, rầy xanh, bọ trĩ, bọ xít…. Thuốc đang được sử dụng rất phổ biến tại việt nam.

d. Fenitrothion (sumithion, Folithion, ofatox, subatox)
- Công thức phân tử: C6H12NO5PS ; M = 277,2
- Danh pháp: 0,0-dimetyl-0,4-nitro-tolyphotphorothioat.
- Thuốc kĩ thuật ở dạng dung dịch
- Độc tính: thuốc độc nhóm III.
- Tác động độc: tiếp xúc, vị độc, xông hơi.
- Đặc tính: thuốc không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ. Thủy phân trong môi trường kiềm.
- Thuốc diệt được nhiều loại sâu miệng nhai, chích hút, đục thân, bọ xít hôi……

e. Trichlofon (Dipterex, chlorophps, trichlorphon, neguvon)
- Công thức phân tử: C4H8Cl3O4P ; M = 257,4
- Danh pháp: dimetyl-2,2,2- triclohidro-etylphotphonat
- Thuốc kĩ thuật ở dạng bột kết tinh màu trắng, tan trong nước, trong dung moi benzen, rượu và nhiều dung môi hữu cơ khác.
- Độc tính: thuốc độc nhóm II.
- Tác động độc: tiếp xúc, vị độc, xông hơi.
- Đặc tính: thuốc không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ. Thủy phân trong môi trường kiềm. Thuốc diệt được nhiều loại sâu miệng nhai, chích hút hại cây trồng và nông sản.
f. một số thuốc trừ sâu lân hữu cơ khác



Thuốc trừ sâu photpho hữu cơ
1.3. nhóm thuốc trừ sâu cacbamat
a. Bendiocarb (coarox, seedox)
- Công thức phân tử: C11H13NO4 ; M = 223,2
- Danh pháp: 2,2-dimetyl-1,3-benzodioxol-4-ylmetyl-cabamat
- Dạng thuốc kĩ thuật: dạng tinh thể.
- Độc tính: thuốc nhóm II.
- Tác động độc: tiếp xúc, vị độc và nội hấp
- Đặc tính: thuốc ít tan trong nước, tan được trong một số dung môi hữu cơ. Bền với nhiệt độ, ánh sáng và môi trường axit nhẹ.
- Thuốc diệt được nhiều côn trùng y tế, sâu mọt hại trong kho, các con trùng sống dưới đất
b. Fenobucarb (bassa, BPMC, Fenobcarb, baycarb, osbac)
- Công thức phân tử: C12H17NO2 ; M = 207,3
- Danh pháp: 2-sec-butylphenylmetylcacbamat
- Dạng thuốc kĩ thuật: thuốc ở dạng dung dịch đặc sệt
- Độc tính: thuộc độc nhóm II.
- Tác động độc: tiếp xúc và vị độc.
- Đặc tính: thuốc dễ đông đặc ở nhiệt độ thấp, ít tan trong nước, ít tan trong các dung môi hữu cơ, không bền trong môi trường kiềm và axit đậm đặc
- Thuốc diệt được sâu miệng chích hút, trừ được rầy nâu, rầy xanh đuôi đen, bọ xít và bọ trĩ hại lúa.

c. Cartap (padan)
- Công thức phân tử: C7H16ClN3O2S2 ; M = 273,8.
- Danh pháp: s,s-2-dimetylaminotrimetyllen-bis(thiocacbamat) hidroclorua.
- Thuốc kĩ thuật: ở dạng tinh thể.
- Độc tính: thuốc độc nhóm II.
- Tác động độc: tiếp xúc, vị độc và thấm sâu, hiệu lực xông hơi yếu.
- Đặc tính: thuốc tan được trong nước, tan trong rượu etylic, metylic. Bền trong môi trường axit và kiềm.
- Thuốc diệt được nhiều loại sâu hại lúa, rau màu và cây công nghiệp.
d. Methiocarb (mesunol, mercapto dimethur)
- Công thức phân tử: C11H15NO2S ; M = 225,3
- Danh pháp: 4-metylthio-3,5-xylylmetycacbamat
- Dạng thuốc kĩ thuật: dạng bột kết tinh.
- Độc tính: thuốc độc nhóm II.
- Tác động độc: tiếp xúc và vị độc.
- Đặc tính: thuốc hầu hết không tan trong nước, ít tan trong các dung môi hữu cơ. Thủy phân trong môi trường kiềm, không ăn mòn kim loại.
- Thuốc diệt được nhiều côn trùng, nhện hại, ốc sên, đặc biệt có thể xua đuổi chim.

e. Một số thuốc cacbamat khác
Thuốc trừ sâu cacbamat
THUỐC TRỪ SÂU( INSECTICIDES)
1.4. Nhóm thuốc trừ sâu pyrethroit

Pyrethroit là dẫn xuất của este cacboxylat. Đây là nhóm thuốc trừ sâu mới xuất hiện vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Thuốc lúc đầu có nguồn gốc tự nhiên, về sau được sản xuất bằng con đường tổng hợp hoá học.
Các hợp chất Pyrethroit được sử dụng nhiều: Deltamethrin (35%), Fenvalerat (30%), Cypermethrin (22%), Permethrin (10%), Cyfluthrin và các loại khác (3%).
Đặc điểm:
- Lượng hoạt chất ai cần được sử dụng trên một đơn vị diện tích thấp nên đỡ độc hại môi sinh, cây trồng và nông sản.
- Có tính chọn lọc cao, ít độc hại với các sinh vật có ích và thiên địch.
- Pyrethroit hoà tan nhanh trong lipit và lipoprotein nên tác động tiếp xúc nhanh, mạnh, gây choáng độc nhanh, có khả năng kích thích cây trồng phát triển và xua đuổi một số loài côn trùng.
- Có liều độc cấp tính LD50 tương đối thấp nên khá độc với người và động vật máu nóng( nhất là đối với cá và động vật thuỷ sinh), nhưng phân huỷ nhanh trong cơ thể sống và môi trường, có hiệu lực thấp với sâu đục thân lúa.

Nhóm thuốc trừ sâu Pyrethroit
a. Alphamethrin ( Fastac, Alpha- cypermethrin,…)

- Công thức phân tử: C22H19Cl2NO3 ; M = 416
- Danh pháp: α-Cyano-3-phenoxibenzyl-3-(2,2-diclovinyl)-2,2-dimetylxiclopropan cacboxylat.
- Dạng thuốc kĩ thuật: dạng tinh thể.
- Độc tính: LD50( per os) = 79 ÷ 400mg ai/kg.
LD50( dermal) = 2000mg ai/kg. Thuốc độc nhóm II.
- Tác động độc: tiếp xúc và vị độc.
- Đặc tính: không tan trong nước, tan trong nhiều dung môi hữu cơ, bền trong môi trường trung tính và chua, dễ bị phân huỷ trong môi trường kiềm, dễ bị ánh sáng phân huỷ. Thuốc dùng để diệt trừ sâu miệng nhai và chích hút. Thuốc cũng trừ được sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ, rệp,… Thuốc độc với ong mật.
- Chế phẩm thị trường có nhiều loại: dạng sữa và dạng dột.
- Liều dùng: 10 ÷ 20g ai/ha.
Nhóm thuốc trừ sâu Pyrethroit
b. Cypermethrin ( Politrin, Sherpa, Ambush C, Cymbush)

- Công thức phân tử: C22H19Cl2NO3 ; m = 416
- Danh pháp: (RS)- α-Cyano-3-phenoxibenzyl (1 RS, 3 RS, 1 RS, 3 RS)-3-(2,2-diclovinyl)-2,2-dimetylxiclopropancacboxylat.
- Dạng thuốc kĩ thuật: dạng đặc sệt ( ở 600C chuyển thành dạng lỏng).
- Độc tính: LD50 ( per os) = 215mg ai/kg.
LD50 ( dermal) = 1600mg ai/kg. Thuốc độc nhóm II.
- ADI = 0,05mg ai/kg.ngày.
- Tác động độc: tiếp xúc và vị độc.
- Đặc tính: không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ, khá bền trong môi trường trung tính và axit yếu, bị thuỷ phân trong môi trường kiềm, dễ bị ánh sáng phân huỷ và không ăn mòn kim loại. Thuốc có phổ tác động rất rộng, diệt trừ được nhiều loại sâu và nhện hại, đặc biệt là côn trùng thuộc Bộ Cánh vảy. Thuốc được dùng độc lập hoặc phối hợp với các thuốc clo hữu cơ, lân hữu cơ cacbamat để sử dụng.
- Chế phẩm thị trường có nhiều loại ở dạng sữa.
- Liều lượng: thường từ 25 ÷ 200g ai/ha tuỳ thuộc vào sâu hại và cây trồng.
Nhóm thuốc trừ sâu Pyrethroit
c. Permethrin ( Perthrin, Ambush)

- Công thức hoá học: C21H22Cl2O3 ; M = 391
- Danh pháp: 3-phenoxibenzyl ( 1RS, 3RS, 1RS, 3RS)-3-(2,2-diclovinyl)-2,2-dimetylxiclopropancacboxylat.
- Đặc tính: thuốc ở thể lỏng, kết tinh ở nhiệt độ phòng, không tan trong nước,tan nhiều trong dung môi hữu cơ, bền trong môi trường axit, thuỷ phân trong môi trường kiềm, không ăn mòn nhôm, thuộc nhóm độc III( đối với chế phẩm dạng bột), thuộc nhóm độc II( chế phẩm dạng sữa).
- Độc tính: LD50 (per os) = 430÷4000mg ai/kg,
LD50 (dermal) = 4000mg ai/kg.
- ADI = 0,05mg ai/kg. ngày.
- Sử dụng:Permethrin gây độc tiếp xúc và vị độc. Thuốc có phổ tác động rất rộng, được gia công thành nhiều dạng: Ambush 10 EC, 25EC; Ambush bột thấm nước, dạng thuốc phun lượng cực nhỏ, dạng phun bột,…

Nhóm thuốc trừ sâu Pyrethroit
d. Các loại thuốc Pyrethroit khác

- Cyfluthrin
- Cyhalothrin
- Deltamethrin
- Fenpropathrin
- Fenvalerat
- Flucythrinat
- Femethrin.
1.5. Nhóm thuốc trừ sâu điều hoà sinh trưởng côn trùng IGR ( Insect Growth Regulator)

Đây là một số thuốc trừ sâu có cơ chế điều hoà sinh trưởng côn trùng. Là loại thuốc mới, đựơc phát triển khá nhanh.
Cơ chế: gây ức chế quá trình lột xác, ngăn cản quá trình chuyển giai đoạn và quá trình chuyển tuổi của côn trùng, nghĩa là làm cho côn trung không sinh trưởng và phát triển được.
Đặc điểm:
- Gây hiệu lực chậm, nhưng kéo dài. Ít có hiệu lực với pha trưởng thành.
- Có tác dụng chọn lọc cao, ít gây hại cho các thiên địch, ít độc với động vật máu nóng và môi sinh.
- Tác động độc đến côn trùng bằng tiếp xúc và vị độc, ít có hiệu lực bằng xônh hơi và nội hấp.
Nhóm thuốc này gồm 2 nhóm:
- Nhóm diệt trừ các sâu miệng nhai: Chlorfluazuron, Diflubenzuron.
- Nhóm diệt trừ các loại sâu miệng chích hút: Applaud.
Thuốc trừ sâu điều hòa sinh trưởng côn trùng Chlorfluazuron
Nhóm thuốc trừ sâu điều hoà sinh trưởng côn trùng
a. Chlorfluazuron( Atabron)

- Công thức hoá học: C20H9Cl3F5N3O3 ; M = 540
- Danh pháp: 1[3,5-diclo-4-(3-clo-5-triflometyl-2-pyridyloxi)phenyl]-3-(2,6-diflobenzoyl) ure
- Đặc tính: thuốc nguyên chất ở dạng tinh thể, không tan trong nước, ít tan trong một số dung môi hữu cơ, bền với nhiệt và ánh sáng, thuộc nhóm độc III, không độc với cá và ong mật.
- Sử dụng: thuốc gây độc qua đường ruột và tiếp xúc. Dùng để trừ ấu trùng, có khả năng làm cho trứng đẻ ra bị ung. Thuốc được gia công thành dạng sữa.

b. Diflubenzuron ( Dimilin)

- Công thức hoá học: C14H9ClF2N2O2 ; M = 310
- Danh pháp: 1-(4-clophenyl)-3(2,6-diflobenzoyl) ure
- Đặc tính: thuốc kĩ thuật ở thể rắn, không tan trong nước, tan ít trong dung môi hữu cơ phân cực và rất ít tan trong dung môi hữu cơ không phân cực. Bền trong môi trường axit và trung tính, thuỷ phân trong môi trường kiềm, không ăn mòn kim loại.

Nhóm thuốc trừ sâu điều hoà sinh trưởng côn trùng
Diflubenzuron
- Độc tính: LD50 ( per os):> 4640mg ai/kg
LD50 ( dermal) (thỏ): >10000mg ai/kg, thuộc nhóm độc III.
- ADI = 0,02mg ai/kg. ngày.
Thuốc độc với cá nhưng không độc với ong mật.
- Sử dụng: dùng để trừ ấu trùng bộ Cánh vảy hại cây lâm nghiệp, hại rau quả; trừ mọt hạt đậu, đỗ,trừ côn trùng hại nấm ăn; trừ bọ gậy; trừ ruồi. Thuốc được gia công ở dạng bột, dạng hạt,…

1.6. Nhóm thuốc xông hơi ( Fumigation)

Đây là những hợp chất hoá học mà ở điều kiện thường tự chuyển thành thể khí hoặc hơi tồn tại trong không khí.
Liều thuốc này được biểu thị bằng: g ai/m3 không khí, hoặc ml ai/m3 không khí.
Nhóm thuốc xông hơi
a. Nhôm photphua ( Bekaphot, Gastoxin, Alphos,…)

- Công thức phân tử: AlP ; M = 58
- Dạng thuốc kĩ thuật: dạng bột màu đen hoặc tro xám.
- Độc tính: LD50 = 25÷30mg ai/kg. Thuốc độc nhóm IB.
- Đặc tính: ít tan trong nước, dễ hút ẩm và tạo khí độc PH3
Phản ứng: 2AlP + 6H2O → 2PH3↑ + 2Al(OH)3 ↓
( photphin, độc)
Thuốc dùng để diệt trừ sâu mọt, chuột,…. Không dùng để khử cho rau, quả tươi.
- Chế phẩm thị trường: được chế thành dạng viên hoặc dạng bột.
b. Một số thuốc xông hơi khác
- Magiê photphua
- Metyl bromua
- Muối NaCN và hidroxianua HCN
- Acrylonitril
- Axetandehit
- Cacbon disunfua
- Clopicrin
- Clorofom
- Etylen dibromua

1.7. Nhóm thuốc xua đuổi côn trùng

Đây là nhóm thuốc gồm các chất có khả năng bay hơi, tác động đến khứu giác hoặc cơ quan cảm thụ hoá học của côn trùng, khiến côn trùng lảng tránh và rời bỏ nơi nơi được xử lí thuốc.
Hiện nay, nhóm thuốc này được ứng dụng có hiệu quả để bảo vệ và gia súc khỏi bị ruồi muỗi quấy nhiễu, tránh cho quần áo vải vóc không bị phá hoại do gián, nhậy,…
2. NHÓM THUỐC TRỪ NẤM BỆNH (FUNGICIDES)
2.1. Nhóm thuốc trừ nấm bệnh vô cơ

2.2. Nhóm thuốc trừ nấm bệnh photpho hữu cơ

2.3. Nhóm thuốc trừ nấm bệnh dithiocacbamat kim loại

2. NHÓM THUỐC TRỪ NẤM BỆNH (FUNGICIDES)
Đây là nhóm thuốc phòng ngừa và diệt trừ các loại nấm bệnh hại cây trồng và nông sản gồm các loại nấm khuẩn, vi khuẩn và siêu vi trùng. Trong đó chủ yếu là các nấm khuẩn. Người ta nghiên cứu không chỉ là tạo ra các hoạt chất có tác động trực tiếp đến nấm bệnh, mà tạo ra các hoạt chất có tác động gián tiếp lên cây chủ bằng cách tăng sức đề kháng của cây chủ
Ví dụ hiện nay trên thị trường đã có bán rộng rãi hai nhóm hoạt chất trừ bệnh đạo ôn :
+ Nhóm thứ nhất: có cơ chế ức chế men tổng hợp melamin (MBI), làm cho sợi nấm không có khả năng xâm nhập vào tế bào cây chủ.
+ Nhóm thứ hai: gây tác động làm tăng tính chống chịu của cây chủ. Cây chủ (hay cây kí chủ) tăng sức đề kháng là do tính miễn dịch với các nhóm nấm khuẩn, vi khuẩn và siêu vi trùng.
Lưu ý: phần lớn các thuốc trị nấm bệnh đều có tính chọn lọc cao, nên phải chọn đúng loại thuốc, phù hợp với thời kì sinh trưởng của cây và phải phun đúng lúc.
2.1. Nhóm thuốc trừ nấm bệnh vô cơ
a. Nhóm thuốc lưu huỳnh nguyên tố (Elosal, Mcrothiol, Thiovit, Kumulus)
Nhóm thuốc này được gia công thành hai loại:
+ Loại lưu huỳnh bột (99,8% S), có độ mịn rất cao, liều dùng 15 ÷ 27kg/ha
+Loại lưu huỳnh keo (50 ÷ 80% S), có độ mịn rất cao, kích thước hạt rất nhỏ 0,001 ÷ 0,1µm , ở dạng bột nhão hay bột thấm nước.
a. Nhóm thuốc lưu huỳnh nguyên tố (Elosal, Mcrothiol, Thiovit, Kumulus)
Với nhóm thuốc lưu huỳnh nguyên tố, khi dùng pha với nước để diệt trừ các bệnh phấn trắng, bệnh gỉ sắt…cho rau quả, lúa mì, lúa mạch, ngô.
Nhóm thuốc lưu huỳnh nguyên tố thuộc độc nhóm IV, MRL = 25 ÷ 50mg ai/kg. PHI = 3 ÷ 10 ngày (đối với loại cây trồng và nông sản). Đối với cây làm thuốc cần thời gian cách li 14 ngày.


b. Nhóm thuốc vôi lưu huỳnh (canxi polisunfua)
Sơ đồ tự điều chế
2m S + 1mCaO +10m H2O ᵗ0 Sản phẩm A ( 30 ÷ 32% hỗn hợp
CaS2 + CaS5)
với m là khối lượng tính bằng g hoặc kg.
Sản phẩm A có thành phần chất độc chính là hỗn hợp CaS2 + CaS5
được pha với nước ở nồng độ khoảng 0,3 ÷ 10% để phun trừ bệnh
phấn trắng hại cây, trừ rệp sáp, nhện đỏ…
c. Thuốc đồng sunfat và nước thuốc Booc –đô
1kg CuSO4.5H2O + 1kg CaO + 100 lít H2O Sản phẩm B
(Cu(OH)2 + CuSO4).
Sản phẩm B có thành phần chất độc chính là hỗn hợp Cu(OH)2 + CuSO4, được sử dụng để trừ bệnh mốc sương cà chua,
khoai tây, bệnh gỉ sắt cà phê, bệnh phồng và xám lá chè, đốm lá
tương,đốm nâu và ghẻ lở cam quýt…
Độc tính: LD50(per os) = 300 ÷ 472mg ai/kg, thuốc độc nhóm II.
Liều tử vong đối với người la 8 ÷ 10g/người

d. Thuốc đồng oxiclorua
- Công thức phân tử: 3Cu(OH)2.CuCl.H2O
- Dạng thuốc kĩ thuật: dạng tinh thể, màu xanh lá cây.
-Độc tính: LD50(per os) = 1000 1500mg ai/kg. thuốc độc nhóm III.
- MRL = 40 ÷ 50mg ai/kg (chè, nho, cây gia vị)
= 20mg ai/kg (rau)
= 10mg ai/kg (các nông sản khác)
-PHI = 7 ngày (dưa chuột, cà chua, cây thức ăn gia súc)
= 14 ngày (cây ăn quả, nho, rau ăn củ)
= 21 ngày (rau ăn lá, cây làm thuốc)
=28 ngày (cây làm thức ăn cho trẻ em)
Ngoài ra người ta còn dùng một thuốc chứa đồng khác như: đồng oxit (Cu2O), đồng oxine C18H12CuN2O2…
2.2 Nhóm thuốc trừ nấm bệnh photpho hữu cơ
a. Edifenphos (Hinosan, EDDP)
- Công thức phân tử: C14H15O2PS2; M =310,4
- Danh pháp: O-Etyl-S,S-diphenyl photphorodithioat.
- Dạng thuốc kĩ thuật: Dạng lỏng màu phớt vàng.
- Độc tính: LD50 (per os) = 100 200mg ai/kg; LD50 (Dermal) = 1230mg ai/kg. Thuốc độc tính nhóm II
- ADI = 0,003mg ai/kg.ngày
- MRL = 0,02mg ai/kg (gao, thịt )
= 0,01mg ai/kg (trứng, sữa )
-PHI = 21 ngày

CÁC LOẠI THUỐC EDIFENPHOS
- Đặc tính: thuốc không tan trong nước , tan trong nhiều dung môi hữu cơ, bền ở môi trường trung tính, bị thủy phân trong môi trường kiềm và axit mạnh. Không ăn mòn kim loại.
Thuốc diệt trừ được bệnh đạo ôn hại lúa và các cây khác. Ngoài ra còn trừ được các bệnh tiêm lửa,đốm nâu, bệnh lúa von…ức chế được bệnh khô vằn phát triển và có tác dụng cả với rày nâu. Thuốc độc với cá, ít độc với ong mật.
- Chế phẩm thị trường có nhiều loại, ví dụ: dạng sữa có Hinosan 20; 30; 50 EC,tức có chứa (20%, 30%, 50% hoạt chất độc chính ai), dạng phung bột có Hinosan 1,5; 2,0; 2,5 DP.
-Liều dùng: Với thuốc Hinosan 50 EC có liều dùng là 1 lit/ha, còn dạng bột có liều dùng 450 ÷ 800mg ai/ha.

b. Chlorothalonil ( Daconil, Bravo )
- Danh pháp: Tetracloisophthalonitril
- Công thức hóa học: C8Cl4N2; M = 265,9
- Đặc tính: Thuốc kĩ thuật (> 96%) ở thể rắn, không tan trong nước,tan ít trong dung môi hữu cơ, bền vững trong môi trường kiềm, dung dịch axit và ánh sáng, không ăn mòn kim loại. Thuốc độc nhóm IV, LD50 (per os): > 10.000mg ai/kg, LD50 (dermal): > 10.000mg ai/kg, ADI: 0,0005mg ai/kg. Thuốc độc đối với cá.


- Sử dụng: Chlorothalonil có phổ tác động rộng, dùng trừ bệnh cho nhiều loại cây trồng. Thuốc được chế biến thành các dạng bột thấm nước 75%, 50% (Daconil WP – 75, Dconil WP – 50), dạng dung dịch huyền phù 500g/l ( Bravo 500 SC), dạng phun bột, dạng hạt,…Daconil W – 75 dùng pha nước ở nồng độ 0,125 ÷ 0,25% để phun trừ bệnh thối nhũn, đốm lá, gỉ sắt, phấn trắng, mốc sương cho rau, đậu, dưa chuột, dưa hấu, cà, khoai tây, đỗ tương, lạc, cà chua,…;ở nồng độ 0,125 ÷ 0,2% để phun trừ bệnh đốm lá chuối, bệnh ghẻ cam quýt, bệnh thối xoài, đu đủ; ở nồng độ 0,5% trừ bệnh gỉ sắt cà phê. Ngoài ra, thuốc còn trừ được bệnh đốm nâu trên lúa, khô vằn hại lúa và nhiều bệnh đốm lá, thối hoa, thối cành và cây cảnh.
c. Một số thuốc nấm bệnh photpho hữu cơ khác;
- Pyrazophos (Afugan, Curamil): C14H20N3O5PS; M = 373,4.
- Iprobenfos (Kitazin, Kitazin-P, IBP): C13H21O3PS; M =288,3.

2.3 Nhóm thuốc trừ nấm bệnh dithiocacbamat kim loại
a. Ferbam ( fermate)
- Công thức phân tử: C9H18FeN3S6; M = 416,5
- Danh pháp: Sắt tri (dimetyldithiocacbamat)
- Dạng thuốc kĩ thuật: bột màu đen.
- Độc tính: LD50 (per os) = 4000 ÷ 17000mg ai/kg. Thuốc độc nhóm IV



- ADI = 0,02mg ai/kg. ngày
- MRL = 2,0mg ai/kg (rau quả)
= 1,0mg ai/kg (dưa chuột, cà chua)
= 0,2mg ai/kg (nông sản khác)
- Thời gian cách li không quy định.
. - Đặc tính: Thuốc tan ít trong nước (120 ÷ 103mg/ lít), tan trong nhiều loại dung môi hữu cơ. Không ăn mòn kim loại. Thuốc được dùng để diệt trừ bệnh ghẻ cây ăn quả, bệnh gỉ sắt cà phê và một số bệnh hại rau.
- Chế phẩm thị trường thường có loại bột thấm nước: Ferbam 50; 80 WP. Thường dùng pha với nước thành dạng 0,15% ÷ 0,3% để phun hoặc tưới gốc cây.


b. Propineb (Mezineb, Antracol)
- Công thức phân tử: (C5H8N2S4Zn)n; M = (298,8)n
- Danh pháp: Polimeric kẽm propylenebis (dithiocacbamat).
- Dạng thuốc kĩ thuật: dạng bột màu trắng vàng.
- Độc tính: LD50 (per os) ≥ 5000mg ai/kg, LD50 (Dermal) ≥ 5000mg ai/kg. Thuốc độc nhóm IV.
- PHI = 4 ngày (cà chua)
= 7 ngày (khoai tây, thuốc lá)
= 14 ÷ 21 ngày ( cây ăn quả)
- Đặc tính: thuốc hầu như không tan trong nước và trong dung môi hữu cơ. Bị phân giải trong môi trường ẩm, axit và kiềm mạnh. Trong môi trường khô không ăn mòn kim loại.
Thuốc được dùng trừ bệnh mốc sương cà chua, khoai tây, bệnh nấm mốc xanh ở thuốc lá; hỗn hợp với lưu huỳnh để trừ bệnh phấn trắng.
- Chế phẩm thị trường có loại bột thấm nước: Propineb 80 WP. Thuốc pha được với nước ở nồng độ 0,2 ÷ 0,4% để phun lên cây.

c. Các thuốc dithiocacbamat kim loại khác
- Maneb (Dithane-M): (C4H6Mn2S4)n, M= 265,3.n
- Nabam (Dithane D-14): (C4H6N2Na2S4, M = 256,3
- Zinc-Metiram ( Poliram),
- Zineb (Dithane Z 78, Phytox)
- Ziram (Milbam, Zerlate, Fuklasin)…
Ngoài các nhóm thuốc đã nêu trên, còn nhiều loại thuốc trừ nấm bệnh khác , thuộc các nhóm khác nhau (có khoảng trên 60 loại thuốc trừ nấm bệnh được sử dụng và lưu hành ở Việt Nam).
3.NHÓM THUỐC TRỪ CỎ DẠI


Nhóm thuốc trừ cỏ dại được sử dụng nhiều nhất ở mĩ,tuy vậy ở VN theo thống kê của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ,năm 1998 đã có hơn 50 loại thuốc trừ cỏ dại được phép sử dụng và lưu hành . Chỉ có một loại bị cấm sử dụng là thuốc 2,4,5 T và một loại sử dụng hạn chế là Paraqua
Khái niệm về cỏ dại : Những thực vật mọc lẫn với cây trồng ngoài ý muốn của con người ,gây hại cho cây trồng và đất canh tác gọi là cỏ dại .

- Chúng làm hỏng kiệt đất đai tranh chấp ánh sáng ,nước, chất dinh dưỡng với cây trồng gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng . Do đó làm giảm sút đáng kể đến năng suất , sản lượng và phẩm chất của cây trồng.
CỎ MẦN TRẦU
CỎ BÌM BỊP
CỎ MỰC
Một số cỏ dại và rất phổ biến ở nhiều nơi như :

+ Cỏ ruộng nước : có cỏ lồng vực, cỏ năn, cỏ lác mở, cỏ bợ, .
+ Cỏ ruộng cạn : có cỏ tranh , cỏ gà , cỏ gấu cỏ mần trầu , cỏ mật .
Có một số thuốc trừ cỏ dại thông dụng như sau:
3.1.Nhoùm thuoác tröø coû daïi coù taùc duïng kích thích thöïc vaät
a. 2,4 D
- Coâng thöùc phaân töû : C8 H 6Cl 2O3 ; M = 221
- Danh phaùp : Axít 2,4 –diclophenoxiaxetic
- Ñaëc tính :thuoác 2,4 D daïng axít , ñöôïc cheá ra ôû daïng boät traéng khoâng maøu , ít tan trong nöôùc .Tan ñöôïc trong röôïu ,dietylete, laø loaïi axít maïnh , aên moøn kim loaïi . Hai loaïi muoái theá ñöôïc söû duïng phoå bieán ñeå dieät coû daïi laø : 2,4 D –Na vaø 2,4 D-amin

Dạng muối 2,4 D-Na có độ tan là 45 g/l ở nhiệt độ thường .Trong khi đó các muối khác (2,4 D-Dimetyamin ; 2,4 D -Trimetyamin ; 2,4 D-Trietanolamin )có độ tan lớn hơn nhiều (4400 g/l ở 30 -32 oC)

Muối 2,4 D-Dimetyamin độc đối với mắt và được xếp vào nhóm độc loại 1. Còn đối với các loại thuốc 2,4 D khác đều xếp vào nhóm độc 3 (nhiễm độc qua đường ruột và ở dạng sữa)

- Sử dụng : thuốc 2,4 D và một số loại thuốc trừ cỏ khác không sử dụng ở dạng axit mà chỉ dùng ở dạng muối .

- Liều sử dụng : để trừ cỏ dại là 0,6-1 Kg ai/ ha .
Thuốc 2,4 D là loại thuốc trừ cỏ chọn lọc ,có tác dụng nội hấp .
Ở liều thấp , thuốc gây kích thích sinh trưởng tế bào thực vật .

Thuốc 2,4 D trừ được nhiều loại cỏ hai lá mầm hại lúa , ngô và nhiều loại cây trồng khác. Nhưng thuốc này không trừ được loại cỏ dại một lá mầm như cỏ lồng vực .

- Chế phẩm : 2,4 D-Na dạng bột thấm nước 80-90 % , liều dùng 0,8-1 Kg chế phẩm / ha.

- Thuốc 2,4 D-Dimetylamin sữa có liều dùng 0.6- 0,8 Kg ai /ha . Thuốc được pha với 500-600 l nước thành dung dịch để phun trừ cỏ dại có lá rộng ,cỏ năn ,cỏ lác.

b. 2,4,5 T [axit (2,4,5 –triclophenoxi) axetic]

- Ñaây laø thuoác ñaõ bò caám söû duïng taïi vieät nam .
- Thuoác thöôøng ñöôïc söû duïng ôû daïng este ñeå tröø coû daïi .
- Hieän nay , haàu heát caùc nöôùc ñeàu caám söû duïng thuoác naøy vì 2,4,5 T deã gaây haïi caây troàng vaø noâng saûn . Ñaëc bieät thuoác naøy coù chöùa 0,5 mg dioxin.
- Dioxin kích thích teá baøo ung thö phaùt trieån gaây ñoät bieán teá baøo ,gaây dò daïng cô theå ngöôøi vaø ñoäng vaät maùu noùng .
3.2 Nhóm thuốc trừ cỏ dại thuộc các hợp chất cacbamat .
a. Benthiocard
- Danh pháp : S-(4-Clobenzyl)-N-N-dietyl-thiocacbamat
- Công thức : C 12H 16ClNOS ; M=257,8.
- Đặc tính : Thuốc kĩ thuật (93 %) ở thể lỏng màu vàng nhạt ,tan ít trong nước (30 mg/l) tan nhiều trong dung môi hữu cơ , bền vững trong môi trường axit và kiềm yếu thuộc nhóm độc 3 . Thuốc ít độc với cá .

- Sử Dụng : Benthiocard là loại thuốc trừ cỏ có tác dụng chọn lọc cao,nhưng lại có phổ tác động rộng dùng chủ yếu là để trừ cỏ cho lúa . Ngoài cỏ lồng vực thuốc còn trừ được trên 20 loại cỏ khác nhưng thuốc không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lúa .

- Chế phẩm :Saturn 6 % dạng hạt ( gồm 6 % benthiocard và 94 % chất độn và chất phù trợ )có liều dùng 20 -30 Kg/ ha để trừ các loại cỏ : cỏ lồng vực nước , cỏ lồng vực cạn , cỏ lá nhàu , cỏ lồng co �, cỏ lác vuông , cỏ đầm ho �.
CỎ LỒNG VỰC
THUỐC DiỆT TRỪ CỎ DẠI

- Đối với lúa cấy , sau khi cấy 3 -5 ngày thì rắc thuốc ; đối với lúa gieo thẳng , có thể rắc thuốc 5 -7 ngày trước khi gieo hoặc khi lúa đã được 1 - 2 lá
- Chế phẩm Saturnil 60 % EC gồm 40 % Benthiocard ,20 % Propanil 6 % hạt .Ngoài các loại cỏ nêu trên , Saturnil còn trừ được cỏ lông tây , cỏ mật, cỏ chân gà, cỏ mần trầu.
Để trừ cỏ cho lúa cấy ,dùng 4- 6 lit thuốc - /ha phun vào lúc cỏ lổng vực có 1- 3 lá .
- Đối với lúa gieo thẳng ,dùng 4 -6 lit thuốc /ha phun khi lúa có 1 - 1,5 la �.
- Thuốc Saturnil gây hại lúa nếu sử dụng hỗn hợp với các thuốc trừ sâu bệnh lân hữu cơ và cacbamat.Ruộng lúa có phun thuốc Saturnil sau 7 -10 ngày mới được phun thuốc trừ sâu, trừ bệnh lân hữu cơ và cacbamat

b. Một số thuốc trừ cỏ dại khác (g.trình tr.164)
4.NHÓM THUỐC TRỪ CHUỘT (RODENTICIDES)
Hiện nay có 6 loại thuốc được phép sử dụng, 1 loại hạn chế sử dụng (kẽm photphua)và một loại cấm sử dụng (hợp chất tali) tại Việt Nam.
4.1. Đặc tính chung
Các thuốc diệt chuột thường ở dạng bột, không tan hoặc rất ít tan trong nước, tan được trong một số dung môi hữu cơ. Có hoạt tính độc cao, thường là loại nhóm độc I. tác động độc chủ yếu qua tiêu hoá, nên khi sử dụng hay chế thành dạng bả, trộn với các loại thức ăn chuột ưa thích.
NHÓM THUỐC TRỪ CHUỘT
NHÓM THUỐC TRỪ CHUỘT
4.2. Giới thiệu một số loại thuốc trừ chuột
a. Kẽm photphua (zincphosphide, Phosphure de zinc)
Đây là thuốc đã bị hạn chế sử dụng tại việt nam.
- Danh pháp:kẽm photphua
- Công thức hóa học:Zn3P2; M =258,1.
- Đặc tính: là loại bột màu xám, tỉ trọng lớn; không tan trong nước và rượu etylic, tan trong benzen và cacbon đisunfua. Trong môi trường ẩm và nhấ là trong môi trường axit, kẽm photphua phân giải thành khí độc hidro photphua (PH3). Thương phẩm kĩ thuật chứa 80 -90% kẽm photphua.



Thuốc nhóm độc I, LD50 (per os): 45,7mg ai/kg; chưa có chất giải độc. Thuốc độc với cá và vật nuôi.

- Sử dụng :khác với Brodifacoum và Coumtetralyl, kẽm photphua là loại thuốc trừ chuột gây độc cấp tính. Chuột ăn phải bả thuốc kẽm photphua thường bị trúng độc chết ngay. Thuốc kẽm photphua trừ được hầu hết các loại chuột và loại gặm nhấm khác.kẽm photphua được dùng làm bả độc diệt chuột. Hàm lượng thuốc trong bả từ 1-3% thương phẩm kĩ thuật.


Nguyên liệu làm bả là các loại thức ăn chuột ưa thích. Thức ăn làm bả phải khô nước. Đặt bả nơi khô ráo, chỗ chuột hay đi lại.đánh chuột trong vườn và ngoài đồng phải đặt bả vào chập tối và sáng sớm hôm sau phải thu hồi bả ngay. Nếu bả còn khô thì sử dụng bả đặt tiếp trong các lần sau. Nếu bả bị ướt phải tiêu huỷ bả ngay bằng cách đốt hoặc chôn sâu bả xuống đất.sử dụng và bảo quản thuốc kẽm photphua phải thận trọng theo quy định về bảo hộ an toàn lao động khi làm việc và tiếp xúc với chất độc.
b. Brodifacoum (Klerat, talon)
_Tên hoá học: 3-[3-(4-Bromobiphenyl-4-yl)-1,2,3,4-tetrahidro-1-naphthyl]-4-hidroxicoumarin.
_Công thức hoá học: C31H23O3Br; M = 523.
_Dặc tính: thuốc nguyên chất ở dạng bột, tan trong axeton (6 -12g/l), không tan trong nước, không ăn mòn kim loại. Thuốc nguyên chất thường được hoà tan trong dung môi ở nồng độ 0,5%.
_Các thông số:
LD50 (per os): 0,27÷ 0,4mg ai/kg (dạng chất).
LD50 (per os): 0,07ml/kg (dung dịch nguyên
LD50 (per os): 20 ÷ 200mg ai/kg (trong 6 giờ 0,5%).).


Brodifacoum thuốc nhóm độc I, chất giải độc là vitamin K1. Thuốc độc đối với cá và vật nuôi (chó, mèo).

- Sử dụng: Brodifacoum là loại thuốc trừ chuột gây xuất huyết nội tạng và gián tiếp ngăn cản quá trình đông máu. Thuốc trừ được nhiều loại chuột đồng, chuột nhà và nhiều loại gặm nhấm khác. Brodifacoum ở nước ta được gia công thành viên bả Klerat chứa 1% dung dịch Brodifacoum 0,5% (tức là 0,005% Brodifacoum trong viên bả. Viên bả Krelat đánh chuột trong nhà, trong vườn và ngoài đồng.

Đánh chuột trong nhà, đặt Krelat vào nơi chuột hay qua lại, khoảng cách 2 ÷ 5m/viên. Đánh chuột trong vườn hoặc ngoài đồng đặt khoảng cách 5 ÷ 10m/viên (khoảng 1,5 ÷ 2,9kg bả/ha). Đánh chuột ở ruộng lúa nước thì đặt bả thuốc trên bờ ruộng.

Trong viên Klerat có sáp chống ẩm nên nếu đặt thuốc nơi khô ráo có thể kéo dài nhiều tuần mà không sợ thuốc bị hư hỏng. Tuy vậy, khi diệt chuột ngoài trời, nếu bị mưa phải thu hồi bả, làm khô bả để tận dụng. Nên đật thuốc nơi kín, khuất sao cho chuột dễ tim gặp nhưng lại tránh được trẻ em và vật nuôi ăn phải thuốc. Trẻ em rất dễ nhầm viên Krelat với các thức ăn như kẹo. Do vậy cần giữ thuốc cẩn thận, luôn bảo quản thuốc trong túi ni lông kín có nhãn kèm theo cẩn thận.




c. Coumtetralyl (Racumin)
_Tên hoá học: 4-Hidroxi-3-(1,2,3,4-tetrahidro-1-naphthyl) coumarin.
_CTHH: C19H16O3; M =292,6.
_Đặc tính: Coumtetralyl nguyên chất ở dạng bột, không tan trong nước, hoà tan trong diclometan (50-10g/l), propan-2-yl (20 – 50g/l. thuốc được bán dưới dạng bột chứa 0,57%host5 chất (gọi là Racumin 57).
_Các thông số:LD50 (per os): 25mg/kg.
Coumatetralyl thuốc nhom độc I, chất giải độc là vitamin K1. Thuốc độc đối với cá và vật nuôi (chó, mèo)


_Sử dụng:Racumin là loại thuốc trừ chuột gây xuất huyết nội tạng và ngăn cản quá trình đông máu. Cũng như Krelat, gây chết từ từ, do đó không làm cho chuột hoảng sổ bả độc. Racumin trừ được hầu hết các loại chuột. Rắc thuốc Racumin 57 vào hang hoặc vào lối chuột hay đi lại. Sau 1 tuần có thể rắc lại lớp thuốc mới. Tự pha trộn bả Racumin bằng cách dùng các loại thức ăn chuột ưa thích trộn đều với Racumin 57 theo tỉ lệ 1 phần thuốc + 19 phần thức ănb. Bả Racumin dùng để dánh chuột trong nhà, ngoài vườn và ngoài đồng như Krelat.



d. Một số loại thuốc trừ chuột khác
- Bromadiolon
- Chlorophacinone
- Difenacoum…



5. NHÓM THUỐC ĐiỀU HÒA SINH TRƯỞNG CÂY TRỒNG PGR (PLANT GROWTH REGULATORS)


Hiện nay có 18 loại thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng được phép sử dụng, không có loại hạn chế và cấm sử dụng ở Việt Nam. Thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồng còn gọi là thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng.

5.1. Đặc tính chung

-Tác động: Kích thích rễ phát triển, ra hoa, kết quả tốt hơn, quả đậu nhiều và to hơn.

-Khi sử dụng cần chú ý:
+ Phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, bón phân đầy đủ.
+ Các thuốc khi sử dụng nhất thiết phải được chọn lọc kĩ, qua thử nghiệm cẩn thận…
Tránh các tác hại phụ hoặc gây thoái hóa cây trồng.

5.2. Giới thiệu một số loại thuốc điều hòa sinh trưởng cây trồnG

a.Atonik (Ausin)
- Là thuốc hỗn hợp gồm 3 thành phần: natri-5-nitroguaiaconat, ortho-nitrophenolat và natri para-nitrophenolat.



- Chế phẩm thị trường: thường có các dạng Atonik hoặc Ausin 1,8% (hỗn hợp 3 hợp chất trên); Dekamon và Litosen (thành phần chứa thêm 2,4 D).

- Đặc tính:
+ Kích thích cây ra rễ, nảy mầm, ra hoa, đậu trái…  tăng sự sinh trưởng của cây, tăng năng suất thu hoạch.
+ Ít độc với người, vật nuôi và môi sinh


- Sử dụng:
+ Pha với nước theo tỉ lệ: 1:3000 (1ml thuốc pha với 3000 ml nước).
+ Phun cho lúa với liều 18 – 20 lít (dung dịch 1:3000)/sào Bắc Bộ, vào giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông.





+ Dung dịch 1:4000 phun cho nhãn, xoài, vải… vào thời điểm 30 ngày trước khi ra hoa hoặc lúc đang nở hoa.

+ Dung dịch 1:4000 còn dùng để phun cho cà chua, ớt, hạt tiêu sau khi gieo trồng 30 ngày, phun cho hoa, cho cây cảnh vào giai đoạn cây non hoặc đang thời kì sinh trưởng.


b. Các thuốc điều hòa sinh trưởng khác

- Xitokinin (Zeatin): có vai trò trong phân chia tế bào.






Kích thích sự biến đổi của những lạp còn non thành lục lạp, làm chậm sự lão hóa, đặc biệt là đối với lá. 


Bên trái: cây được xử lí với cytokinin


Bên phải: cây đối chứng



- Ethephon (axit 2-cloetylphotphonic): được dùng phổ biến để kích thích mủ cao su,ra hoa các cây ăn quả…



- Gibbrellic axit:










 Kích thích thân mọc cao, dài, các lóng vươn dài ra .
 Kích thích sự nảy mầm của hạt,củ và thân ngầm.
 Tác động đến quá trình quang hợp, hô hấp,trao đổi nitơ, axit nuclêic, hoạt tính enzim và thành phần hóa học trong cây.



- Axit Gibbrellic + ZnSO4 + MnSO4 + CuSO4 + NPK + FeSO4 + Borax:
+ Chế phẩm thị trường Vimogreen 1.34 DD; 1.34 BHN.
+ 1.34DD kích thích sinh trưởng lúa


- NAA (axit naphthalen axetic) : kích thích ra rễ trong hom chồi gốc.



CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý
LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)