Hoa my pham

Chia sẻ bởi Nguyễn Phúc | Ngày 22/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: hoa my pham thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


B�i Ti?u Lu?n: S?n ph?m cham súc da (túc) t? ngh?
GVHD: Ts. Vương Ngọc Chính

SVTH: Đỗ Quốc Khải
Phạm Biên Cương
Bố cục của khóa luận
I.Vài nét sơ lược về cây nghệ
1. Tên khoa học
2. Mô tả loài
3. Một số công dụng của cây nghệ
4. Một số loài nghệ được trồng ở Việt Nam
 II. Những tác dụng của hợp chất có trong cây nghệ
1. Một số hợp chất có trong cây nghệ
2. Tác dụng của những hợp chất từ cây nghệ
3. Quy trình chiết xuất
4. Sơ đồ quy trình
5. Một vài công thức pha chế
6. Một số sản phẩm mỹ phẩm từ nghệ
 III. Kết luận
Tài liệu tham khảo
 

I. Vài Nét Sơ Lược Về Cây Nghệ
Tên khoa học:

Curcuma Longa Linnaeus, là nguồn gốc của gia vị ẩm thực được gọi là Nghệ (Curcuma extracto crudo) và chiết xuất dược liệu của nó được gọi là Curcumin (Curcuma extracto refinado). Gia đình: Họ Gừng (Ginger, Zenzero, Gingembre, Jengibre, Gengibre). Thuôc Các loài: Longa. Anh chị em loài của Chi Curcuma: có khoảng 80-130 loài .

Mô Tả Loài:

Là lòai thảo mọc thân rể sống lâu năm, là loài cây bản địa của khu vực nam Á nhiệt đới, Đông Nam Á, sinh trưởng trông môi trường có nhiệt độ từ 20c đến 30c. Hệ thống Root: thân rễ (2,5-7,5 cm chiều dài của đường kính 1 cm). Lá: dài và hình chữ nhật; tăng trưởng chỉ còn hơn 1 mét. Đặc biệt phát triển mạnh trong mùa mưa.


Một Số Công Dụng Của Cây Nghệ:

Trong y học.

Nghệ có chứa chất màu curcumin là sự phối hợp của 3 chất curcumin 1,2,3, cùng với tinh dầu (3-5%) tạo nên màu vàng sáng nhạt, mùi thơm dễ chịu với các dược tính như :
- Kích thích sự bài tiết mật của tế bào gan, thông mật nhờ làm co thắt túi mật.
- Tăng khả năng giải độc gan và làm giảm lượng urobilin trong nước tiểu.
- Tinh dầu nghệ có đặc tính khử mùi hôi, đồng thời có tính kháng viêm rất hữu hiệu, bảo vệ niêm mạc miệng, lưỡi, dạ dày.
-Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, làm giảm cholesterol-huyết. Trong dân
gian, nghệ đã được tin dùng như phương thuốc hữu hiệu để trị tụ huyết, máu
cam, làm cao dán nhọt, thoa chống vết thương tụ máu, làm mau lành sẹo, trị
viêm gan, vàng da, đau dạ dày, ghẻ lở, mụn nhọt.
-Trong Đông y, thân rễ nghệ gọi là khương hoàng, rễ con gọi là uất kim
thường dùng trị phong hàn, chậm có kinh, băng huyết, trị đau bao tử do thiếu
axit, trị loét dạ dày...








b. Dùng trong mỹ phẩm.

Dùng củ nghệ rửa sạch, giã nhỏ lấy nước bôi lên vết thương đã rửa sạch để mau liền sẹo, sẹo không bị thâm. Trên thị trường hiện nay nghệ thường được thêm vào mỹ phẩm kết hợp với vitamin A, E để thành kem nghệ, sữa rửa mặt hạt nghệ...
Ngoài ra, kết hợp nghệ và dầu vừng cũng được dùng điều trị nhanh khi mới bị bỏng nhẹ, giúp làm giảm phù nề, xung huyết quanh vết bỏng, giúp vết bỏng không lan rộng, chóng khô và liền sẹo. Nếu bôi thuốc sớm trong vòng 24 giờ sau khi bị bỏng, sẹo sẽ liền nhanh.
Một công trình được thực hiện ở trường Đại học Bách khoa(Lê thị hồng Nhan) cho thấy các hoạt chất được tách chiết từ nghệ (trong đó chất chính
là tinh dầu và Curcumin) có tác dụng ức chế sự phát triển của vi nấm Candida albicans.
c. Trong công nghiệp màu thực phẩm, dược phẩm.

Chất màu thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong hai nền công nghiệp lớn: công nghiệp dược phẩm và công nghiệp thực phẩm.
Một trong những nguyên nhân thường gây ra ngộ độc thực phẩm là sử dụng chất màu công nghiệp tạo nên những màu sắc lòe loẹt và rẻ tiền để nhuộm thức ăn. Vì thế việc sử dụng những chất màu thiên nhiên, không độc đáp ứng tiêu chuẩn y tế trong việc nhuộm màu thực-dược phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.
Màu vàng của nghệ là chất màu thiên nhiên được Dược điển công nhận với mã số E.100 để nhuộm màu dược phẩm thay thế dần những chất màu tổng hợp như Tartrazine E 102.
Chỉ riêng việc khai thác nghệ để chế biến thành chất màu dùng trong thực-dược phẩm cũng đủ mở ra một hướng đi khả thi với nguồn tài nguyên nghệ phong phú của Việt Nam.
Việc tận dụng nghệ, một nguồn dược liệu rẻ tiền, phong phú trong nước và áp dụng kỹ thuật bào chế Tây y hiện đại sẽ tạo ra nguồn dược, mỹ phẩm nội địa, vừa kế thừa vừa phát huy tiềm năng y học cổ truyền, góp phần bảo vệ hữu hiệu sức khỏe cho nhân dân.

d. Trong ẩm thực.

Không người phụ nữ nào không biết cách sử dụng hành, tiêu, ớt, tỏi, gừng, nghệ...
Bánh khoái, bánh xèo, bò kho, gà xào sả ớt... đều có sự hiện diện của bột nghệ. Cà ri có hương vị đậm đà do sự phối hợp của tinh dầu, chất cay, chất béo và màu sắc đặc trưng của cà ri là từ chất màu curcumin trong nghệ tạo nên
Một Số Loài Nghệ Được Trồng Ở Việt Nam.

Ở Việt Nam có chừng 18 loài nghệ gồm các loài: Curcuma aromatica, Curcuma cochinchinensis, Curcuma thrichosantha, Curcuma domestica, Curcuma aeruginosa, Curcuma pierreanna, Curcuma angustifolia, Curcuma zedoaria, Curcuma xanthorhiza, Curcuma elata Roxb., Curcuma rubescens, Curcuma singularis, Curcuma harmandii, Curcuma parviflora. Nhiều loài nghệ trong số này đã dược nghiên cứu ở Việt Nam. Một số loài tuy có tên trong sách phân loại nhưng hiện nay không tìm thấy, ngược lại một số loài nghệ khác được tìm thấy nhưng chưa được định danh.
II. Tác Dụng Của Hợp Chất Có Trong Cây Nghệ.

Một Số Hợp Chất Có Trong Cây Nghệ:

Vitamin C, Boron Bằng tố, Calcium Canxi, Chromium Cơ rôm, Cobalt, Copper Đồng, Curcumene Curcumene, Curcumenol,Curcumin Curcumin, Camphor Long nảo, Fructose Fructose, Glucose Glucose, Iron Ủi, Limonene Limonene, Manganese Mangan, Vitamin B1, B2 &  B3
Vitamin B1, B2 và B3, Phosphorus Phốt pho Sodium, Zinc Kẽm.
LThe leaf oil of C. longa from Vietnam has been reported to contain α-phellandrene (24.5%), 1,8-cineole (15.9%),p-cymene (13.2%) and β-pinene (8.9%) as the major components, while the oil from Bhutan had a similar chemical composition except that terpinolene (11.6%) was one of the major constituents (1,2).LLá của nó có chứa

α-phellandrene (24,5%) 1,8-cineole (15,9%)

p-cymene (13,2%) β-pinene (8,9%).
Củ nghệ còn có chứa nhiều curcumin,là hợp chất quý có công thức
1,7-Bis (4-hydroxy-3-methoxyphenyl) -1,6-heptadiene-3 ,5-Dione
Công thức hóa học: C21H20O6; phân tử lượng: 368,38

2. Tác Dụng Của Những Hợp Chất Từ Củ Nghệ. Another report on the oil
Trong rất nhiều loại thảo dược có tác dụng tốt cho da, nghệ vẫn là loại thảo mộc có tiêu chuẩn vàng để giữ cho làn da mịn màng và tươi trẻ. Nghệ có tác dụng để điều trị mụn, làm sáng da, phòng chống nám má, trứng cá, tàn nhang và chống lại những tác hại của ánh nắng
Nghệ có tác dụng tốt cho gan và cải thiện những chức năng tiêu hóa.
Dùng nghệ như một loại mĩ phẩm làm sạch da mặt. Trộn bột đậu hoặc bột gạo với bột nghệ theo tỉ lệ cân bằng và giữ trong một lọ kín. Mỗi lần dùng cho thêm một chút sữa chua, sữa tươi hoặc sữa đậu nành vào một thìa bột và trộn thành hỗn hợp.
Dùng nghệ như một loại mĩ phẩm làm sạch da mặt. Trộn bột đậu hoặc bột gạo với bột nghệ theo tỉ lệ cân bằng và giữ trong một lọ kín. Mỗi lần dùng cho thêm một chút sữa chua, sữa tươi hoặc sữa đậu nành vào một thìa bột và trộn thành hỗn hợp.

Bôi đều hỗn hợp này lên da mặt và chờ cho đến khi gần khô. Sau đó rửa mặt bằng nước sạch. Hàng nghìn phụ nữ Ấn Độ dùng biện pháp này để làm sạch da mặt và giúp da luôn sáng và mịn màng.Bạn nên thêm một nhúm bột nghệ vào những sản phẩm dưỡng da hàng ngày của bạn. Dùng nghệ vào buổi tối rất tốt vì nó có tác dụng tái tạo da, làm mờ vết thâm của bạn.
Nghệ được biết đến từ lâu là có tác dụng thảo dược. Nó đã được sử dụng và chú ý qua hàng thế kỉ và nghệ luôn được coi như là một liều thuốc làm đẹp hiệu quả.
Curcumin có tác dụng chống ôxi hóa mạnh hơn cả đồng phân alpha và gama, mà loại beta Curcumin thì trong N ghệ vàng ở Hưng Yên lại có nhiều hơn trong, Trong cây Nghệ vàng (Curcuma longa L.) có chứa khoảng 0,3% hoạt chất Curcumin rất quý trong việc hỗ trợ điều trị Ung thư, chống quá trình ôxy hóa.
Chất chuyển hóa: Curcumin-sulphate, Curcumin-glucuronide; Catabolites: Vanillic acid và acid Ferulic. Cấu trúc phân tử: nó là một dimer của vanillin (2 phân tử của vanillin dính liền).
Ba hình thức phân tử: curcumin, demethoxycurcumin và bisdemethoxycurcumin


3. Quy trình chiết xuất.
a. Lấy mẫu.
Lấy mẫu về, rửa sạch, thái lát mỏng, phơi khô, sấy ở 80 độ C trong vòng 2h, nghiền nhỏ thành dạng bột mịn được bột Nghệ thô. Việc sấy chủ yếu để loại nước có chứa trong củ nghệ và ngăn chặn không cho nấm mốc có cơ hội phát triển trước khi nghiền và chiết tách.

b. Chiết mẫu:
Có nhiều cách chiết như dùng chì-acetat, bằng dầu béo, bằng kiềm + axit + dung môi hữu cơ, bằng CO2 siêu tới hạn... nhưng tối ưu vẫn là dùng hỗn hợp các dung môi hữu cơ (cụ thể loại nào và tỷ lệ thì tôi không thể tiết lộ). Khi chiết bằng hỗn hợp các dung môi hữu cơ sẽ thu được dịch chiết A bao gồm: các dung môi, tinh dầu, nhựa, Curcumin.
Ngoài A thì phần loại bỏ đi là bã bao gồm: tinh bột, chất xơ (cellulozo). Những thứ trước đó chiếm phần lớn khối lượng của Bột Nghệ thô (khô)

c. Chưng cất.
Chưng cất để loại bỏ dung môi và tinh dầu trong dịch chiết A sẽ thu được hỗn hợp B gồm Curcumin và nhựa.
d. Đổ vào phễu lọc.
Lọc có máy hút chân không là tốt nhất) loại to để chờ Curcumin kết tinh và chờ tinh chế.
d. Tinh chế Curcumin từ B.
Bằng cách dùng hỗn hợp các dung môi (với 1 tỷ lệ tối ưu) để rửa và loại hết nhựa đi. Giai đoạn này cần làm nhiều lần thì sẽ đạt được Curcumin tinh khiết 95-99,5%.
e. Sấy.
Sấy trong tủ sấy (tốt nhất là loại tủ sấy có nối với bơm hút chân không) ở 100 độ C để loại hết dung môi.


f. nghiền
Xay, nghiền, rây, sang,… thành bột mịn rồi lại sấy 100 độ lần nữa để đảm
bảo loại hết sạch các dung môi sẽ được C chính là Curcumin.
Chiết xuất
Dược liệu được chiết bằng phương pháp hồi lưu. Dịch chiết được cô để thu
được cao có thể chất mềm, dạng bánh. Từ cắn được chiết bởi ethyl acetat và
loại bớt tạp tan tron g nước, hàm lượng curcumin I được xác định bởi máy
HPLC hiệu Waters 2695.
4. Sơ đồ quy trình chiết cao nghệ và định lượng curcumin

5. Một vài công thức pha chế.

- Tinh dầu nghệ +  sữa tươi giúp xóa vết nhăn, cho da mịn màng
- Tinh dầu nghệ + mật ong+ bột yến mạch: tẩy tế bào chết cho da trắng mịn, tươi trẻ
- Tinh dầu Nghệ ( nồng độ 3%) + dầu mù u: trị vẩy nến, vết tràm, vết thâm, nám trên da; ngăn ngừa mụn đặc biệt là mụn cám, mụn bọc. Chống nhờn da.
- Dầu massage body: 1giọt tinh dầu nghệ + 1 giọt tinh dầu nghệ đen + 1giọt tinh dầu uất kim hương thái lan+1giọt tinh dầu ôrô + 15ml dầu jojoba

6. Một số sản phẩm mỹ phẩm từ nghệ

III. Kết Luận.
 
 
Nghệ là loài cây được trồng phổ biến ở đất nước việt nam và một số nước khác trên thê giới. cây nghệ có tác dụng thật lớn dối với đời sống con người, chính vì thế nghệ được sử dụng rộng rải và phổ biến trong đời sống hằng ngày mà nhất là củ nghệ.
Củ nghệ được ứng dụng nhiều trong các lỉnh vực như: trong y học là liều thuốc tốt chửa bệnh viêm loét. Trong công nghiệp màu thực phẩm được sử dụng làm màu thực phẩm tự nhiên không gây độc hại. kễ cả trong ẩm thực. và một tác dụng dặc biệt từ củ nghệ được các chị em phụ nữ quan tâm nhiều nhất là ứng dụng cho mỹ phẩm rất có hiệu quả. Không những thế các nhà kinh doanh mỹ phẩm không ngừng nguyên cứu và cho ra nhiều sản phẩm mỹ phẩm từ nghệ đã được thị trường hưỡng ứng tích cực.

Tài liệu tham khảo
 
 
Vương Ngoc Chính – Hương liệu mỹ phẩm – Nhà xuất bản đại học quốc gia tp. HCM.
Vương Ngọc Chính – Bài giang hương liẹu mỹ phẩm.
http://en.wikipedia.org.
http://www.khoahocphothong.com.vn
http://curcumalonga.com/

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phúc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)