Hoa ly

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hà | Ngày 18/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Hoa ly thuộc Hóa học

Nội dung tài liệu:




LỜI NÓI ĐẦU


Cuốn bài tập Hóa lý do tổ đại cương biên soạn nhằm giúp cho sinh viên Khoa công nghệ Hóa học ôn tập tốt để chuẩn bị cho kỹ thi tốt nghiệp ra trường của sinh viên Cao đẳng và Trung cấp hàng năm.

Các bài tập được biên soạn theo hai phần Hóa Lý 1 và 2. Các em sinh viên cần chú ý giải đầy đủ các dạng bài tập và bài tập trong mỗi chương. Đề thi tốt nghiệp môn Hóa lý gồm có 2 phần, thời gian làm bài 180 phút:
Phần 1: Trắc nghiệm các kiến thức của môn học.
Phần 2: Vận dụng kiến thức vào việc áp dụng kiến thức để giải các bài tập.
Đề thi ở phần 2 gồm 4 - 5 bài (dự kiến) gồm ở các chương của Hóa lý I và II.

Trong lần đầu biên soạn, không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để hoàn chỉnh cho lần biên soạn tới. Tổ bộ môn Đại cương chân thành cảm ơn sự đóng góp của quí thầy cô đã biên soạn và hiệu chỉnh để có được tài liệu ôn tập cho các em sinh viên kịp thời ôn thi tốt nghiệp.


BỘ MÔN ĐẠI CƯƠNG

MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU 2
MỤC LỤC 3
HỌC PHẦN HÓA LÝ I 4
CHƯƠNG 1: NGUYÊN LÝ THỨ NHẤT CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC VÀ NHIỆT HOÁ HỌC 4
CHƯƠNG 3: CÂN BẰNG HÓA HỌC 11
CHƯƠNG 4: CÂN BẰNG PHA 15
CHƯƠNG 5: DUNG DỊCH 17
HỌC PHẦN II HÓA LÝ 2 19
CHƯƠNG 1: ĐIỆN HÓA HỌC 19
CHƯƠNG 2: ĐỘNG HÓA HỌC 24
NGÂN HÀNG CÂU HỎI MÔN HỌC HÓA LÝ 30
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BỔ SUNG 59








HỌC PHẦN HÓA LÝ I

CHƯƠNG 1: NGUYÊN LÝ THỨ NHẤT CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC VÀ NHIỆT HOÁ HỌC

Bài 1. Một lượng 0,85 mol khí lý tưởng ở 300oK dưới áp suất 15 atm, được dãn nở đẳng nhiệt tới áp suất 1 atm. Tính công thực hiện trong các trường hợp sau:
Trong chân không
Trong áp suất ngoài không đổi bằng 1 atm.
Và một cách thuận nghịch nhiệt động.
ĐS: 0, -1980J, -5741J

Bài 2. Tính biến thiên nội năng khi làm bay hơi 10g nước ở 20oC. Chấp nhận hơi nước như là khí lý tưởng và bỏ qua thể tích nước lỏng. Nhiệt bay hơi của nước ở 20oC bằng 2451,824 J/g.
ĐS: 23165 J

Bài 3. Cho 450g hơi nước ngưng tụ ở 100oC dưới áp suất không đổi 1 atm. Nhiệt hóa hơi của nước ở nhiệt độ này bằng 539 Cal/g. Tính A, Q và ΔU của quá trình.
ĐS: - 18519, -242550, -224021 cal

Bài 4. Nhiệt hòa tan của BaCl2 trong nước bằng 8652,6 J. Nhiệt hydrat của BaCl2 để tạo ra BaCl2.2H2O bằng - 29134,6 J. Xác định nhiệt hòa tan của BaCl2.2H2O.
ĐS: 20482 J

Bài 5. Đối với phản ứng xảy ra ở áp suất không đổi:
2H2 + CO → CH3OH (k)
nhiệt sinh chuẩn ở 298oK của CO và CH3OH bằng -110,5 và -201,2 KJ/mol. Nhiệt dung mol đẳng áp của các chất là một hàm của nhiệt độ:
Cp,H2 = 27,28 + 3,26.10-3T + 0,502.105T-2 J/K
Cp,CO = 28,41 + 4,1.10-3T - 0,46.105T-2 J/K
Cp,CH3OH = 15,28 + 105,2.10-3T + 3,104.105T-2 J/K
Tính ΔHo của phản ứng ở 298 và 5000K ?
ĐS:-96403J

Bài 6. Đối với phản ứng xảy ra ở áp suất không đổi:
2H2 + CO → CH3OH (k)
Nhiệt dung mol đẳng áp của các chất là một hàm của nhiệt độ:
Cp,H2 = 27,28 + 3,26.10-3T + 0,502.105T-2 J/K
Cp,CO = 28,41 + 4,1.10-3T - 0,46.105T-2 J/K
Cp,CH3OH = 15,28 + 105,2.10-3T + 3,104.105T-2 J/K
Và ΔHo của phản ứng bằng -74540 J. Tính ΔH của phản ứng ở 500oK.
ĐS: -97750 J

Bài 7. 100g khí CO2 (được xem như là khí
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)