Hóa học với môi trường

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Trọng Tuân | Ngày 23/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Hóa học với môi trường thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Hoá học và vấn đề môi trường.
Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật. Các thành phần của môi trường như khí quyển, thuỷ quyển, địa quyển…không tồn tại ở trạng thái tĩnh mà luôn có sự chuyển hoá theo hướng đem lại sự cân bằng cho môi trường.
Ô nhiễm môi trường là những tác động làm thay đổi đến các thành phần của môi trường . Những thay đổi này làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống con người thông qua con đường thức ăn, nước uống, không khí hoặc ảnh hưởng gián tiếp tới con người do thay đổi các điều kiện vật lí, hoá học và suy thoái tự nhiên.

a. Khí quyển.
Khí quyển có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nhiệt lượng Trái Đất thông qua việc hấp thụ tia tử ngoại phát xạ từ mặt trời đến và phản xạ tia nhiệt từ Trái Đất lên. Tầng đối lưu của khí quyển gần mặt đất nhất, quyết định khí hậu của Trái Đất với thành phần chủ yếu là nitơ, oxi,cacbon đioxit và hơi nước. Các chất ô nhiễm sinh ra do hoạt động của tự nhiên và con người dễ dàng bị xáo trộn để pha loãng hoặc biến đổi trong tầng đối lưu này. Tầng bình lưu xa mặt đất hơn có thành phần chủ yếu gồm ozon, nitơ, oxi. Ozon hoạt động như một lớp màng bao bọc, bảo vệ Trái Đất khỏi những độc hại của tia tử ngoại mặt trời chiếu xuống. Nếu có chất ô nhiễm tới được tầng bình lưu thì sẽ gây nhiễm độc lâu dài.
 
Sự ô nhiễm không khí, cả thành phố bị một lớp khói bao phủ
Trong khí quyển thì nitơ chiếm 78,09%; oxi chiếm 20,95%; argon chiếm 0,93% về thể tích còn lại là hơi nước, khí cacbonic( lượng biến đổi theo mùa và theo vùng) và các khí hiếm khác như Ne, He, Xe, Rn(có tỉ lệ rất nhỏ).Nồng độ oxi tiêu chuẩn quy định là 20% trong không khí về thể tích. Nếu hàm lượng oxi nhỏ hơn 12% đã nguy hiểm cho tính mạng của con người. Oxi rất cần thiết cho hô hấp của con người nhưng nếu không khí ta thở chỉ gồm toàn oxi thì có tốt không? Câu trả lời là không.Theo nghiên cứu, nếu người thợ lặn hít thở bằng oxi thuần tuý mà không có nitơ thì chỉ lặn sâu không quá 20m và bị trúng độc oxi. Trên thị trường hiện nay đang có dịch vụ bán oxi để hít thở trực tiếp, điều này là không tốt mà còn có thể gây nguy hiểm cho người dùng vì chỉ có bác sĩ mới chỉ định được trường hợp nào được dùng oxi để hít thở trực tiếp. Chính vì vậy mà chúng ta cần giữ được môi trường khí quyển ở trạng thái bình thường vốn có của nó.

Nguồn gốc gây ô nhiễm khí quyển : là do các hoạt động của thiên nhiên( ô nhiễm thiên nhiên) và của con người ( ô nhiễm nhân tạo) gây ra.

Ô nhiễm thiên nhiên: do các hiện tượng thiên nhiên như đất sa mạc, đất trồng bị mưa gió bào mòn đem vào khí quyển, các núi lửa phun ra nhiều bụi nham thạch và hơi khí, nước biển bốc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Trọng Tuân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)