Hoa học tôi yêu < CO >

Chia sẻ bởi Vũ Hồng Nhung | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Hoa học tôi yêu < CO > thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

Theo định luật III Newton: “Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều”. Đây là quy luật mang tính vũ trụ, thể hiện những gì nhận lại chính là kết quả từ cách cho đi. Hạnh phúc, tiền tài vật chất hay đau khổ, bất hạnh sẽ như chiếc boomerang, dù ném đi đâu rồi cũng sẽ quy về nơi xuất phát. Vì vậy, khi làm sai trái bất cứ chuyện gì dù chỉ là trong suy nghĩ, chắc chắn chúng ta sẽ nhận lại sự đau khổ.
Quy luật hấp dẫn: Trong sự xoay chuyển của vũ trụ luôn có những quy luật vĩnh hằng bất biến. Có một quy luật là quy luật hấp dẫn từ chính bản thân chúng ta đối với thế giới. Khi bạn hạnh phúc, tự thân bạn sẽ tỏa sáng, lan tỏa sự tích cực. Bạn sẽ như 1 thỏi nam châm đầy sức hút hấp dẫn người hạnh phúc. Ngược lại nếu đau khổ và tuyệt vọng, bạn sẽ hấp dẫn những người đau khổ và tuyệt vọng; khi giỏi giang, bạn sẽ hấp dẫn những người giỏi giang; khi mạnh mẽ, bạn sẽ hấp dẫn những người mạnh mẽ. Khi thương yêu người khác, bạn sẽ trao thêm sức mạnh cho họ.
Cậu bé và người ăn xin
Một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức. Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi. Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào: - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông xiết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc: - Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy! Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng mình cũng vừa nhận được một chút gì đó từ ông lão khốn khổ kia.
Cho đi,nhận lại là gì ?
Cho chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm, từ tim của một người. Dù “cho” là việc rất nhỏ trong đời thường nhưng đó là cả một tấm lòng đáng quý. Nhận chính là được đáp trả, được đền ơn. Cho và nhận là một mối quan hệ nhân quả nhưng ẩn chứa trong đó rất nhiều mối quan hệ tương trọ, bổ sung cho nhau.

Mỗi con người tồn tại trên quả đất đều đang nhận về mình rất nhiều, từ tia nắng ấm áp của ngày mới đến giọt nước ngọt mát lành, từ khí trời trong veo đến cơn gió dịu nhẹ. Chúng ta nhận nhiều từ tự nhiên và cũng nhận nhiều từ những người khác. Nhưng đến khi cho đi, thì lại rất khó khăn. Con người bản năng luôn nghĩ đến mình trước nhất, như lời một bài hát “cuộc đời khi có cho không, rồi khi túng thiếu, hỏi người có đòi được không?”. Dân gian xưa thậm chí còn nhắc nhở nhau đừng vội giúp đỡ kẻ khác, vì con người là giống bội bạc, “cứu vật, vật trả ân – cứu nhân, nhân trả oán”. Hay tư tưởng “người không vì mình, trời tru đất diệt” nên cả đời chỉ vì bản thân mình. Nhưng tôi tin rằng lúc thốt lên lời cay đắng như vậy chắc ông bà ta cũng chỉ giận lẫy nhất thời thôi, vì rồi ông bà lại nhắn nhủ nhau phải biết sống vì người khác, phải “thương người như thể thương thân”, phải biết cho đi, “làm phúc cũng như làm giàu
Anne Frank từng nói :“không có ai nghèo vì cho đi cả” . Ngày chúng ta cất tiếng khóc chào đời để đến trái đất này, chúng ta chỉ là một đứa bé không có gì. Ngày nhắm mắt ra đi, chúng ta cũng vậy. Kể cả nếu người được ta giúp có vô ơn, bội bạc thì ta cũng chẳng nên phiền muộn, hãy xem như ta có thêm bài học, để sau này ta biết phân biệt được đâu thật sự là người ta nên giúp, cần giúp.Đã làm từ thiện thì không tính toán chi cho đầu óc nó hẹp hòi. Một khi đã chọn tin một nơi để gửi tiền, gửi công, gửi sức vào, thì không nên theo dõi “họ dùng tiền có đúng mục đích không, chạy theo dò xét, nghi ngờ”. Bạn có quyền từ chối. Một khi đã làm rồi, thì phải có lòng tin. Hãy “quên” khi “cho” để được an nhiên, vui vẻ. Đó là sự hào sảng mà người đẳng cấp mới có.
Vậy tại sao phải cho đi ?
Một số hình ảnh minh họa
Tất cả mọi thứ chúng ta làm cho nhau đều có sự vay trả. Đôi khi là sự vay trả hữu hình và đôi khi cũng là một sự vay trả vô hình.
Có nhiều người làm từ thiện cả một đời, luôn luôn quan tâm đến những người nghèo khổ, mang những miếng cơm, những tấm áo chẳng còn lành lặn với một tấm lòng thực tâm. Họ có một chữ tâm rất lớn, họ trao đi tin yêu rất nhiều mà chẳng mong nhận lại điều gì. Nhưng bạn biết không hằng ngày họ vẫn đang nhận lại cái mà họ đã trao đi đó. Cuộc sống họ là một chữ ‘thiện” ở trong tim, họ thấy lòng mình thanh thản và bĩnh an khi được làm những việc đó.
Hãy cho đi thật nhiều, những gì bạn nhận lại là yêu thương từ người khác dành cho, sự thanh thản trong tận tâm hồn bạn, và niềm hạnh phúc khi cảm thấy mình làm được điều có ích, dù cho bạn cảm thấy mình chẳng nhận lại đi nữa, thì bạn vẫn đang được nhận rất nhiều, theo một cách nào đó…
Làm điều tốt sẽ luôn được đền đáp, sống ích kỉ phải gánh chịu sự thiệt thòi. Bạn hãy nhớ điều đó và tập “cho đi”, đừng đòi hỏi phải nhận gì cả, cái chính là, bạn sẽ có được nhiều thứ hơn bạn nghĩ, hạnh phúc sẽ đến trong những lúc “người cho” không ngờ đến nhất…
“Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Hôm nay, bạn đã sẵn sàng “cho đi”?
Cảm ơn đã chú ý lắng nghe!
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
Tô Thảo Hương
Nguyễn Vũ Quỳnh Anh


Vũ Hồng Nhung
Nguyễn Ngọc Thơm
Đặng Quang Minh
Vũ Quốc Anh
Nguyễn Trọng An
Nguyễn Thị Hà Giang
Phạm Tuấn Anh
Vũ Thị Tuyết Mai


4
4
4
4
4
4
4
4
4
4
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Hồng Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)