HOA HOC 9 HH

Chia sẻ bởi Tiêu Trọng Tú | Ngày 11/05/2019 | 76

Chia sẻ tài liệu: HOA HOC 9 HH thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG 2: KIM LOẠI

Tuần: - Tiết: 21 Ngày soạn: - 2008 Ngày dạy: - 2008

Bài 15: TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA KIM LOẠI

Mục tiêu:
Qua tiết học này, GV làm cho HS:
Biết một số tính chất vật lý của kim loại như tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫân nhiệt và ánh kim; một số ứng dụng của kim loại trong đời sống và sản xuất có liên quan đến tính chất vật lý như chế tạo máy móc, dụng cụ sản xuất, dụng cụ gia đình, vật liệu xây dựng.
Biết thực hiện những thí nghiệm đơn giản, biết quan sát mô tả hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận về từng tính chất vật lý, biết liên hệ tính chất vật lý với một số ứng dụng của kim loại.
Có tính cẩn thận trong thao tác thí nghiệm, có ý thức trong việc sử dụng những đồ dùng bằng kim loại trong đời sống.
Chuẩn bị:
GV: Dụng cụ: Đoạn dây nhôm, mảnh đồng, đoạn dây sắt, mẩu than, búa nhỏ, đe sắt, bộ dụng cụ thử tính dẫn điện, kẹp gỗ.
HS: Xem trước bài. Sưu tầm một số mảnh nhôm, lõi dây điện.
Hoạt động dạy - học:
Giới thiệu bài: GV yêu cầu HS kể tên một số kim loại, từ đó vào bài.
Bài mới:

Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò

Hoạt động 1. Tìm hiểu về tính dẻo của kim loại (8’)

Yêu cầu HS cho biết những tính chất nào được xem là tính chất vật lý.


GV bổ sung: trừ thủy ngân ở thể lỏng.




Yêu cầu một HS khác dùng tay bẻ gập lá đồng, xoắn lại ( nêu nhận xét.
GV cho HS nêu kết luận.
(Gọi HS yếu kém)



GV giới thiệu về tính dẻo của vàng:
1gam vàng kéo sợi dài khoảng 3 km, đường kính 1/1000 cm, trong thực tế kim loại thường được pha lẫõn chất khác.

Dựa vào kiến thức đã học trả lời: Trạng thái, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, …
HS quan sát mảnh nhôm, đồng nêu nhận xét về trạng thái: ở điều kiện thường: kim loại ở trạng thái rắn.
HS làm thí nghiệm: dùng búa nhỏ đâïp mẩu than, sau đó đập đoạn dây nhôm, so sánh kết quả: mẩu than vỡ vụn còn dây nhôm thì không vỡ mà chỉ bị dát mỏng hơn.


HS rút ra kết luận qua những hiện tượng trên:
Kim loại có tính dẻo
Các nhóm thảo luận: những ứng dụng về tính dẻo của kim loại trong thực tế: làm đồ trang sức, vật dụng trong gia đình có nhiều hình dạng …

Hoạt động 2. Tìm hiểu về tính dẫn điện của kim loại (10’)

GV giới thiệu dây dẫn có lõi bằng đồng
Cho HS tiến hành thí nghiệm: Sử dụng bộ dụng cụ gồm dây dẫn có gắn bóng đèn nối với nguồn điện.
?Khi nối dây dẫn với nguồn điện( hiện tượng gì? ( Kết luận

? Tính chất này được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?
Cho HS so sánh về tính dẫn điện của một số kim loại: bạc, đồng, vàng, nhôm.


?Trường hợp nào dùng nhôm làm dây dẫn điện, trường hợp nào dùng đồng làm dây dẫn điện?
?Dây dẫn điện phải như thế nào để đảm bảo an toàn khi sử dụng?
Liên hệ thực tế ( giáo dục HS.


HS cắm phích điện vào nguồn điện.



HS nêu hiện tượng: Đèn sáng( Nhận xét:
Kim loại có tính dẫn điện
Các nhóm thảo luận: những ứng dụng về tính dẫn điện của kim loại trong thực tế ( nêu ý kiến.
HS dựa vào kiến thức đã học ở môn vật lý trả lời.

HS giải thích vì sao không dùng bạc làm dây dẫn điện. (HS yếu kém trả lời)
HS thảo luận nêu ý kiến.


HS: Có bọc lớp cách điện.

Hoạt động 3. Tìm hiểu về tính dẫn nhiệt của kim loại (9’)

Cho HS hơ nóng một đầu của đoạn dây sắt trên ngọn lửa đền cồn sau đó sờ tay vào đầu còn lại




Cho HS liên hệ về tính dẫn điện và dẫn nhiệt của kim loại ( Yêu cầu thấy được: kim loại dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt.



GV liên hệ thực tế ( Giáo dục HS: dùng vật dụng bằng inox tốt hơn, khi sử dụng vật dụng bằng kim loại cần cẩn thận tránh bị bỏng.


HS làm thí nghiệm, nêu nhận xét:
Kim loại có tính dẫn nhiệt
HS so sánh khả
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tiêu Trọng Tú
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)