Hoa hoc

Chia sẻ bởi Huỳnh Quốc Tuấn | Ngày 24/10/2018 | 65

Chia sẻ tài liệu: hoa hoc thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Bài tập Chương 6:
CÂN BẰNG HÓA HỌC & MỨC ĐỘ DIỄN RA CỦA CÁC QÚA TRÌNH HÓA HỌC
6.1: Viết biểu thức hằng số cân bằng của các cân bằng hóa học sau :
(a) 2NOCl(k) ⇄ 2NO(k) + Cl2(k). (b) CO(k) + ½O2(k) ⇄ CO2(k).
(c) 2CH3COOH(k) ⇄ (CH3COOH)2(k) (d) CO2(k) + C(r) ⇄ 2CO(k).
(e) CaCl2.2H2O(r) ⇄ CaCl2(r) + 2H2O(k). (f) 2NO2(k) ⇄ N2O4(k).
(g) [HgI4]2-(dd) ⇄ Hg2+(dd) + 4I-(dd). (h) ½N2(k) + 3/2H2(k) ⇄ NH3(k).
(i) 3Fe(r) + 4H2O(k) ⇄ Fe3O4(r) + 4H2(k). (j) NH4HS(r) ⇄ NH3(k)+H2S(k).
(k) SnO2(r) + 2H2(k) ⇄ Sn(l) + 2H2O(k). (l) CaCO3(r) ⇄ Ca(r) + CO2(k).
6.2: Trong hệ cân bằng: A(k) + 2B(k) ⇄ D(k) có nồng độ cân bằng các chất là: [A] = 0,06M; [B] = 0,12M; [C] = 0,216M. Tính hằng số cân bằng và nồng độ ban đầu của A và B nếu phản ứng xuất phát chỉ có A và B.
(ĐS: KC = 250; [A]0 =0,276M; [B]0 = 0,552M.)
6.3: Nạp 8 mol SO2 và 4mol O2 vào trong một bình kín. Phản ứng được tiến hành ở nhiệt độ không đổi. Khi cân bằng được thiết lập có 80% lượng SO2 ban đầu tham gia phản ứng . Xác định áp suất của hỗn hợp khí cân bằng nếu áp suất ban đầu là 300 kPa. (ĐS: 220 kPa)
6.4: Ở một nhiệt độ nhất định, phản ứng phân ly của HI sinh ra các đơn chất tương ứng có hằng số cân bằng là 6,25(10-2. Tính % HI phân ly ở nhiệt độ này. (ĐS:33,33%)
6.5: Cho phản ứng và các dữ kiện:
C(graphit) + H2O(k) ⇄ CO(k) + H2(k)
S0298 (J/mol.K) 5,7 188,7 197,5 130,5
ΔH0298 tt (kJ/mol) 0 -241,8 -110,5 0
Tính giá trị nhiệt độ của phản ứng tại đó hằng số cân bằng bằng 1. Xem ΔH0 và ΔS0 không phụ thuộc nhiệt độ. (ĐS: T = 983 K)
6.6: Phản ứng sau được tiến hành trong bình kín ở nhiệt độ không đổi:
CO(k) + Cl2(k) ⇄ COCl2(k). Các tác chất ban đầu được lấy đúng đương lượng. Khi cân bằng được thiết lập còn lại 50% lượng CO ban đầu. Xác định áp suất của hỗn hợp khí cân bằng nếu áp suất ban đầu là 100 kPa (= 750 mmHg ). (ĐS: 75 kPa)
6.7: Ở một nhiệt độ thích hợp cân bằng sau đây được thiết lập trong bình kín : CO2(k) + H2(k) ⇄ CO(k) + H2O(k) có hằng số cân bằng là 1.
a) Xác định % CO2 đã chuyển thành CO ở nhiệt độ đã cho nếu ban đầu có 1 mol CO2 và 5 mol H2 trộn lẫn với nhau.
b) Xác định tỉ lệ thể tích trộn lẫn giữa CO2và H2 ban đầu nếu khi cân bằng thiết lập có 90% lượng H2 ban đầu tham gia phản ứng.
(ĐS: (a): 83,33% ; (b): 9:1)
6.8: Xét hệ cân bằng: N2(k) + 3H2(k) ⇄ 2NH3(k) ΔH0 = - 92,4 kJ
Khi hệ cân bằng, nồng độ các chất là: [N2] = 3M; [H2] = 9M; [NH3] = 4M.
a) Xác định nồng độ ban đầu của N2 và H2 nếu ban đầu chỉ có N2 và H2.
b) Xác định chiều chuyển dịch cân bằng khi tăng nhiệt độ.
c) Xác định chiều chuyển dịch cân bằng khi giảm thể tích bình phản ứng.
(ĐS:(a):[N2]0 = 5M và [H2]0 = 15M;(b): chiều nghịch;(c): chiều thuận)
6.9: Hằng số cân bằng của phản ứng FeO(r) +
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Quốc Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)