Hóa học

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn A | Ngày 23/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Hóa học thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

A. Khái niệm:
Hóa học là môn học về các đặc tính, sự cấu tạo, và cách thay đổi của các chất
Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng xảy ra giữa những thành phần đó
Ngoài ra Hóa học còn nói về các ứng dụng trong cuộc sống và ảnh hưởng của nó với cuộc sống xã hội.
MÔN HÓA HỌC
I.Nguyên tử
1) Khái niệm:
Nguyên tử là thành phần nhỏ nhất trong Hóa học. Nó được xem là nhỏ nhất vì đối với hóa học,nguyên tử không thể bị chia nhỏ hơn được vì nó rất là nhỏ so với mắt thường và nó rất bền vững.
Chúng ta chỉ thấy được nguyên tử qua kính hiển vi điện tử.
Nguyên tử Liti (kí hiệu hóa học: Li)
2) Tính chất:
Mỗi loại nguyên tử có một tính chất vật lý và hóa học đặc trưng và tạo nên một nguyên tố hóa học
Do trong các phản ứng hóa học,nguyên tử là phần tử nhỏ nhất không phân chia được nên nó luôn giữ nguyên
Tuy nhiên trong một số tương tác vật lý, nguyên tử có thể được tách ra thành các phần tử nhỏ hơn, gọi là hạt nguyên tử hay Điện tử.Có 3 loại Điện tử cơ bản:
+ Điện tử âm: Điện tử có Điện âm
+ Điện tử dương: Điện tử có Điện dương
+ Điện tử trung hòa: Điện tử không tích điện
Sự kết dính của các nguyên tử
II Nguyên tố
Là tập hợp tất cả các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
là tập hợp nguyên tử có cùng số proton giống nhau trong hạt nhân. Số này được gọi là số nguyên tố.
VD: Nguyên tố Magiê (Mg),nguyên tố Hidro (H), nguyên tố Kẽm (Zn),…
Nguyên tố Nitơ
III Hợp chất
1) Khái niệm:
Một hợp chất trong hóa học là một chất có tỷ lệ cố định của các nguyên tố cấu thành và có một cấu tạo nhất định quyết định các tính chất hóa học.
Trong hóa học, hợp chất là một chất được cấu tạo bởi từ 2 nguyên tố trở lên, với tỷ lệ thành phần cố định và trật tự nhất định. Thành phần của hợp chất khác với hỗn hợp, không thể tách các nguyên tố hóa học ra khỏi nhau bằng phương pháp vật lý
2) Ví dụ:
_ Hợp chất Nước H2O(giữa khí Hidro và Ôxi)
_ Hợp chất khí Mêtan CH4 (giữa Cacbon và Hidro)
_ Hợp chất Muối Natri Clorua NaCl (giữa natri và clo)

Hợp chất Muối Natri Clorua
Hợp chất Nước
IV Phân tử :
1) Khái niệm :
Phân tử là 1 loại hạt có nhiều hơn 2 nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết hóa học. Nguyên tử của phân tử có thể từ một nguyên tố (đơn chất, ví dụ: O2, H2, P4, ...) hay nhiều nguyên tố hóa học (hợp chất, như H2O, NH3, CaCO3, ...)
Phân tử Nước
Mô hình phân tử
Mô hình kết dính phân tử Phenoltaplêin
2) Kích thước phân tử
Kích thước phân tử thường được đo bằng Ångström Å, ví dụ phân tử H2 có kích thước 74 pico mét hay 0,74Å.
Phân tử là là phần nhỏ nhất không thể chia cắt được nữa của một hợp chất tinh khiết mà vẫn giữ được các tính chất hóa học đồng nhất.
V. Phản ứng hóa học
1) Khái niệm :
Phản ứng hóa học là các biến đổi trong cấu trúc của các phân tử. Trong phản ứng hóa học các phân tử liên kết với nhau tạo thành các phân tử lớn hơn hay bị phá vỡ ra thành 2 hay nhiều phân tử nhỏ hơn.
Các phản ứng hóa học thường bao hàm việc tạo thành hay phá vỡ các liên kết hóa học.
Những phản ứng hóa học khác
Tác dụng hóa học xảy ra trong thí nghiệm
Iot tác dụng tinh bột xuất hiện màu xanh đặc trưng
2) Viết phương trình phản ứng hóa học:
Phản ứng oxi hóa khử:giữa đồng và khí oxi
1
2Cu + O2  2CuO
Phản ứng hóa hợp: giữa Natri và Clo
2Na + Cl2  2NaCl
2
Phản ứng phân hủy: phân hủy Kali Clorat
3
2KClO3  2KCl + 3O2
Phản ứng thế: giữa Sắt và dd axit Sunfuric
4
Fe + H2SO4  FeSO4 + H2
Phản ứng trao đổi: giữa Muối Kali Clorua và dd Bạc Nitrat
5
KCl + AgNO3  KNO3 + AgCl
B. Tầm quan trọng:
I. Trong cuộc sống:
Phản ứng hóa học xảy ra trong cuộc sống thường ngày thí dụ như trong lúc nấu ăn,làm bánh hay rán mà trong đó các biến đổi chất xảy ra một cách rất phức tạp đã góp phần tạo nên hương vị đặc trưng cho món
Các ví dụ khác như: Nhuộm tóc, Màn hình của điện thoại di động, Bột giặt, phân bón, dược phẩm, …
Độ pH của các chất hóa học
Đời sống của thực vật và động vật phụ thuộc vào pH của môi trường:
_ Một số cây trồng (như thông) thích hợp với đất chua (đất axit) có pH từ 46 (axit)
_ Một số rau (như xà lách, rau diếp) lại thích hợp với đất kiềm có pH từ 89 (bazơ)
Cá thích hợp với môi trường nước có pH = 7 (trung tính)
II. Trong công nghiệp:
Công nghiệp hóa là một ngành kinh tế rất quan trọng. Công nghiệp hóa sản xuất các hóa chất cơ bản như axít sunfuric hay amoniac, thường là nhiều triệu tấn hằng năm, để thí dụ như dùng trong sản xuất phân bón và chất dẻo. Mặt khác công nghiệp hóa cũng sản xuất rất nhiều hợp chất phức tạp, đặc biệt là dược phẩm. Nếu không có các hóa chất được sản xuất trong công nghiệp thì cũng không thể nào sản xuất máy tính hay nhiên liệu và chất bôi trơn cho công nghiệp ô tô.
III. Trong các ngành khác:
Đối với y học thì hóa học không thể thiếu được trong cuộc tìm kiếm những thuốc trị bệnh mới và trong việc sản xuất các dược phẩm.Các kỹ sư thường tìm kiếm vật liệu chuyên dùng tùy theo ứng dụng (vật liệu nhẹ trong chế tạo máy bay,vật liệu xây dựng chịu lực và bền vững,các chất bán dẫn đặc biệt tinh khiết,…)
Ứng dụng của Hóa học trong các ngành khác
C. Điều chế Hóa chất:
I. Trong phòng thí nghiệm
Hóa chất điều chế ở phòng thí nghiệm sẽ tiện lợi,đầy đủ và thuận tiện. Trong phòng thí nghiệm có nhiều dụng cụ phục vụ cho việc điều chế hóa chất như: Ống nghiệm các loại, Kẹp,Diêm, Cồn,Giấy quỳ,Muỗng thí nghiệm,…
Nhược điểm là khi điều chế các chất nồng nặc,khó chịu,hôi hám, ta sẽ không thể chịu nổi khi làm trong phòng thí nghiệm nếu không có khẩu trang,và đặc biệt sẽ bị xỉu nếu hít phải các chất độc hại.
Điều chế khí Axetilen
Điều chế khí Etilen
Điều chế phản ứng hóa học
II. Trong công nghiệp:
Khi điều chế các chất trong công nghiệp,ta sẽ phải chịu ảnh hưởng của các phản ứng từ bên ngoài tự nhiên như khí oxi, cacbonic,…
Tuy nhiên,khi điều chế, ta sẽ lấy những chất có sẵn ngoài tự nhiên,các chất đó không phải tốn tiền mua,hiếm khi thiếu. Mặt khác,ta lại có thể tránh được các chất độc hại khi điều chế.
Điều chế Iot từ rong biển
Hóa học là khoa học thực nghiệm. Thực nghiệm hóa học có vai trò rất quan trọng trong nghiện cứu hóa học. Nó giúp minh họa, kiểm chứng các quy luật lý thuyết, đồng thời giúp dự đoán, phát triển các quy luật của Hóa học, từ đó giúp chúng ta nắm vững kiến thức hóa học. Đồng thời thực nghiệm hóa học còn góp phần rèn luyện cho chúng ta phẩm chất đạo đức của người làm công tác hóa học. Do đó, chúng ta phải tận dụng các buổi thực hành để củng cố,vận dụng kiến thức đã học, làm quen với các công tác cơ bản ở phòng thí nghiệm hóa học để có thể học tập Hóa học tốt hơn.
Cám ơn cô và các bạn đã xem
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn A
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)